Tag

Những chuyện nhỏ mà không nhỏ dịp cuối năm

Người Hà Nội 10/01/2022 17:13
aa
TTTĐ - Nhiều bận rộn, nhiều lo toan, thời tiết rét mướt mưa phùn gió bấc, dịch bệnh thì vẫn diễn biến phức tạp, có những chuyện nhỏ mà hóa ra không nhỏ vào dịp cuối năm này…
Khi cuối năm không còn nhiều vội vã...

Mùa dịch vẫn đòi cả nhà về quê dự đám cưới

Vừa đi làm về, chưa kịp thay quần áo, chị Ninh (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) định lao lên nhà mở máy tính làm nốt việc thì bị chồng gọi giật lại: “Chuẩn bị về quê thôi!”. Chị Ninh ớ người ra, nhìn lại thì đã thấy chồng, con chuẩn bị hành lý chờ sẵn.

Tưởng chuyện này đã “chốt đơn” từ hôm trước rồi, ai dè chồng chị vẫn không thay đổi quyết định. Chị Ninh nóng người, làm một trận xung thiên. Kết quả, chị đóng chặt cửa phòng làm nốt việc. Hai đứa con hết nhìn sang bố lại nhìn về phòng mẹ, không biết phải theo bên nào. Cuối cùng, chồng chị đành đi về quê một mình.

Chị Ninh cho biết chuyện là cách đây mấy hôm có người họ hàng bên chồng gọi điện mời đám cưới. Chồng chị… hớn hở bàn chuyện cả nhà sẽ về dự mấy ngày. Nghe nói thế, chị Ninh hốt hoảng, nóng hết cả người. Sau đó, chị lựa lời tìm cách nói chuyện với chồng.

Rằng thế này, chị là kế toán của một doanh nghiệp. Cuối năm công việc nhiều chất ngất như núi. Cả ngày chị gò lưng bên máy tính chưa xong, cuối ngày, cuối tuần vẫn cứ bận bịu không thở được. Bởi công việc của chị liên quan đến tài chính của cả công ty, không thể ngừng nghỉ một ngày nào.

Những chuyện nhỏ mà không nhỏ dịp cuối năm
Mùa dịch, đám cưới nên tổ chức gọn nhẹ (Ảnh minh họa)

Nếu chỉ có thế thôi thì chị còn tìm cách giải quyết để về quê dự đám cưới được một buổi là cùng nhưng dịch bệnh diễn biến phức tạp thế này, mỗi ngày có đến gần 3.000 ca mắc mới. Trong khi đó, đám cưới là ăn, là uống, là chúc rượu, là chuyện trò bá vai bá cổ cười đùa tưng bừng với nhau, tiếp xúc gần như thế, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh là rất cao.

Hai đứa con của chị còn nhỏ, thời tiết lạnh kèm mưa phùn xuống đã thi nhau sổ mũi, hắt hơi. Bây giờ đến chỗ lạ, đông người, khác gì tạo điều kiện để con “rước” thêm bệnh về đường hô hấp? Cả hai đứa đều chưa được tiêm vắc xin, là “đối tượng vàng” cần được bảo vệ.

Chị phân tích “hết nước hết cái” cho chồng, rằng thì không thể nghỉ việc, không thể để con đến chỗ đông người lâu như thế, nhà chỉ cần một người đại diện đi là được rồi. Không thấy chồng nói gì, chị tưởng anh đã “nghe thủng” rồi, ai ngờ vẫn cứ khư khư kéo cả nhà về quê.

“Gia đình nhà chồng có thể trách mình không nhiệt tình, trách mình không có trách nhiệm… nhưng mình vẫn phải làm thế. Nếu chẳng may gia đình mình, đặc biệt là các cháu nhỏ lây bệnh từ đám cưới thì sao? Mình cũng không thể làm trái quy định của Nhà nước về phòng, chống dịch được. Không phải chuyện nhà chồng, nếu là đám cưới bên đằng ngoại nhà mình thì mình cũng vậy thôi”, chị Ninh khẳng định.

Bắt bẻ nhau về trách nhiệm và tình cảm

Chị Cúc (ở huyện Đông Anh, Hà Nội) mấy hôm nay cũng lao đao, khốn khổ vì bị họ hàng trách móc. Chả là, mấy hôm trước là đám giỗ đầu của bác ruột chị. Từ hai tuần trước, bác đã sang nhà mời giỗ, lại dặn: “Bác làm có 30 mâm thôi. Cỗ tự làm lấy cho đảm bảo, nóng sốt, chu đáo. Các cháu sang sớm làm giúp bác nhé”.

Chị Phúc nghe mà “tá hỏa tam tinh”. Mùa dịch thế này, giỗ đầu mà làm những 30 mâm. Tất nhiên, với một họ lớn như nhà chị, giỗ đầu như mọi năm có những nhà làm đến 50, 100 mâm là chuyện thường nhưng đang dịch bệnh, làm to đến mức như vậy liệu có cần thiết không? Nghĩ thì vậy nhưng chị làm gì dám nói với bác.

Sự quây quần, đầm ấm của những đám giỗ xưa kia cũng nên thay đổi linh hoạt cho phù hợp tình hình dịch bệnh (Ảnh minh họa)
Sự quây quần, đầm ấm của những đám giỗ xưa kia cũng nên thay đổi linh hoạt cho phù hợp tình hình dịch bệnh (Ảnh minh họa)

Chị làm việc tại nội thành, giỗ thì tổ chức vào ngày trong tuần, hết giờ làm việc, chị phóng thật nhanh về Đông Anh cũng mất hơn tiếng đồng hồ. Lúc ấy, bát đĩa đã lên mâm cả rồi. Thái độ của bác gái không vui. Các anh chị nhà bác cũng không mặn chuyện với chị khiến chị áy náy mãi.

Sau đó, chị nghe bác và các anh chị trách móc sau lưng mình rằng: “Nó cậy làm việc ở xa nên lười không nhiệt tình, trách nhiệm gì với bác. Lúc sống, bác đối xử với nhà nó tốt như thế mà vừa mới nằm xuống một năm nó đã phủi sạch tình cảm rồi. Sau này nhà nó có việc ai thèm đến nữa”.

Nào chị có lười hay ngại việc hay quên tình cảm của bác đâu nhưng sự việc đã đến nước này chị đành chờ nhà bác nguôi giận rồi trong cuộc sống hàng ngày vẫn lễ phép, hiếu thuận để giữ gìn mối liên hệ họ hàng, gia tộc.

Nên có những cách ứng xử hài hòa hơn

Trường hợp của chị Cúc, chị Ninh chỉ là một vài ví dụ “dở khóc dở cười” mà có lẽ không ít người Hà Nội mắc phải trong những ngày này. Đối với người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung, nhất là những người vẫn đang sống hàng ngày trong cộng đồng làng, xã thì quan hệ họ hàng, làng mạc rất quan trọng. Người ta rất dễ và rất sợ bị người làng, người họ đánh giá về thái độ, về sự nhiệt tình với công việc nhà người khác, mà cụ thể là đám cưới, đám tang, đám giỗ…

Truyền thống “hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau” được duy trì, thực hiện suốt bao năm qua là nếp sống tốt đẹp, tương thân tương ái hỗ trợ nhau, giúp mọi người vượt qua những lúc không may. Tuy vậy, trong mùa dịch này, có lẽ một vài hoạt động, một vài quan niệm cũng nên càng phải thay đổi. Điều đó thể hiện sự thích ứng linh hoạt và chủ động của con người trước tình hình đặc biệt này.

Những chuyện nhỏ mà không nhỏ dịp cuối năm
Nên có cách ứng xử hài hòa để bữa cỗ không trở thành "nỗi ám ảnh" với người đi mời và được mời (Ảnh minh họa)

Chị Cúc cho biết, đám giỗ hôm ấy nhà bác chị mời 30 mâm nhưng thực sự “ế” cỗ rất nhiều vì đa phần khách “cáo bận” không ăn được. Chị hiểu rằng, thời tiết rét mướt, ca bệnh tăng cao thế này, ai nấy đều ngại. Chỉ trừ con cháu trong nhà, còn lại không mấy ai mặn mà chuyện cỗ bàn. Họ đều đến tận nơi, chu đáo đặt lễ thắp hương người đã mất rồi đi về ngay.

Chị Ninh cũng kể, sau đó chồng chị lên cũng kể rằng đám cưới vắng. Do bà cô chồng chị “gàn”, cứ nhất quyết gọi con trai cả đang bị F0 về quê dự cưới em gái nên hàng xóm chẳng ai dám đến. Chồng chị cũng hãi quá, gửi quà mừng cho em rồi lên vội, không dám ở lại.

Nhiều người cho rằng, trừ những việc “bất khả kháng” như đám tang, còn lại các việc giỗ, cưới đều có cách xử lý để hài hòa. Cả hai đám này, về phần gia đình vẫn tổ chức trang trọng nhưng gọn nhẹ, chỉ những người ruột thịt với nhau. Riêng đám cưới thì có thể dùng hình thức báo hỉ, rồi sau đó vài tháng nữa nếu dịch bệnh yên ổn thì tổ chức cỗ bàn sau cũng chưa muộn.

Đa phần mọi người đều có trách nhiệm, tình cảm với người thân, họ hàng, làng xóm, cũng muốn dự chia vui, chia buồn với gia chủ nhưng rõ ràng dịch bệnh mà cứ mời thì thực sự làm khó cho nhau. Không dự thì bị trách mà dự thì lại sợ lây lan. Nên chăng, gia chủ đừng nên “cố kiết” mời cho bằng được để tránh gây khó xử cho người khác. Bên cạnh đó, nếu cứ cố mời mà khách không đến được thì bản thân đám cũng đìu hiu, không thể trọn vẹn được.

Cuối năm, bên cạnh nỗi lo về công việc chưa hoàn thành, về kinh tế, về dịch bệnh, chúng ta nên bớt tạo thêm những băn khoăn, áy náy, lo nghĩ cho người khác thì những việc nhỏ mới là nhỏ thật. Đừng để những việc nhỏ hóa thành to, thậm chí làm sứt mẻ tình cảm thì thật không đáng chút nào.

Trương Ngọc Ánh làm host show truyền hình hướng tới thế hệ GenZ Trương Ngọc Ánh làm host show truyền hình hướng tới thế hệ GenZ
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự chương trình Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự chương trình "Mùa xuân cho em" lần thứ 15
Saler 8X đầu quân nhà mạng thứ 8 của Việt Nam với mức lương 38 triệu đồng/tháng Saler 8X đầu quân nhà mạng thứ 8 của Việt Nam với mức lương 38 triệu đồng/tháng

Đọc thêm

Thêm những nụ cười, giảm áp lực thi cử Người Hà Nội

Thêm những nụ cười, giảm áp lực thi cử

TTTĐ - Kì thi tốt nghiệp THPT mang đến khá nhiều áp lực cho cả thí sinh và người nhà. Sự động viên, hỏi thăm, cổ vũ, trợ giúp của gia đình, bạn bè, các lực lượng chức năng và thanh niên tình nguyện đã góp thêm cho người trong cuộc những nụ cười để vơi bớt phần nào căng thẳng.
Nhắc nhớ công lao những người dựng xây "Thành phố vì hòa bình" Người Hà Nội

Nhắc nhớ công lao những người dựng xây "Thành phố vì hòa bình"

TTTĐ - Dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ ra mắt Trưng bày chuyên đề “Một thoáng di sản” vào ngày 1/7. Hoạt động được tổ chức nhân kỷ niệm 25 năm ngày Thủ đô Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình "(16/7/1999 - 16/7/2024).
Mê Linh (Hà Nội): Sôi nổi chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc” Nhịp điệu cuộc sống

Mê Linh (Hà Nội): Sôi nổi chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc”

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024), Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Tháng hành động vì trẻ em, sáng ngày 25/6/2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Mê Linh tổ chức Chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc” và Hội thi “Bữa ăn gia đình”.
Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024 Người Hà Nội

Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024

TTTĐ - Sáng 26/6, UBND quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Hưởng ứng Tháng phòng, chống bạo lực gia đình và biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu năm 2024.
Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam Nhịp điệu cuộc sống

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam

TTTĐ - Vừa qua, UBND huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức các hoạt động kỉ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024) và hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024.
Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi” Người Hà Nội

Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi”

TTTĐ - Tích cực thể hiện vai trò của những người làm báo Thủ đô, mang yêu thương tới khắp mọi miền Tổ quốc trong hành trình “Hà Nội vì cả nước”, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã lan tỏa nét nhân ái, văn minh của người Hà Nội. Với những việc làm thiết thực, ý nghĩa, tập thể lãnh đạo, phóng viên Tuổi trẻ Thủ đô đã góp thêm cho đời những đóa hoa tươi thắm, tô điểm cuộc sống thêm rực rỡ sắc màu và tràn đầy năng lượng.
Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt Người Hà Nội

Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt

TTTĐ - Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (số 1 Nguyễn Đức Cảnh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng) từ ngày 25 - 29/6 là hoạt động văn hóa hưởng ứng và kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt.
Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc Người Hà Nội

Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc

TTTĐ - Để xây dựng, giữ gìn gia đình hạnh phúc chúng ta cần rất nhiều yếu tố như: Tình yêu, sự thấu hiểu, gắn kết; biết cách kiểm soát cơn nóng giận, căng thẳng; tổ chức, phân công lao động, việc nhà, việc chăm sóc con cái; kỹ năng giao tiếp, đối thoại với bạn đời, thành viên gia đình; quản lý tài chính, chi tiêu, đầu tư tài chính gia đình...
Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền hương ước, quy ước Người Hà Nội

Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền hương ước, quy ước

TTTĐ - "Đa dạng công tác thông tin, tuyên truyền về quy ước; ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin vào các hình thức tuyên truyền". Đó là một trong những giải pháp mà quận Long Biên (Hà Nội) sẽ thực hiện trong thời gian tới nhằm thu hút đông đảo Nhân dân tham gia vào công tác phát huy hương ước, quy ước tại địa phương.
Góp phần giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục của Hà Nội Người Hà Nội

Góp phần giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục của Hà Nội

TTTĐ - Sáng 11/6, tại Trung tâm Văn hóa quận Tây Hồ, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ về công tác xây dựng, thực hiện quy ước, hương ước năm 2024. Hoạt động diễn ra tại cụm số 1 gồm các quận: Tây Hồ, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Ba Đình.
Xem thêm