Những điểm thú vị trong đề chuyên Ngữ văn tuyển sinh vào lớp 10
![]() |
Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn đã thu hút hơn 800 thí sinh đăng ký dự thi trong năm đầu tiên tuyển sinh
Bài liên quan
Thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn: Sai sót thường tập trung ở phần kỹ năng
Bộ GD - ĐT công bố đáp án chính thức các môn thi trắc nghiệm THPT quốc gia 2019
Một ngày “trọn niềm vui” với thí sinh Hà Nội thi THPT quốc gia 2019
Bộ GD - ĐT công bố đáp án chính thức các môn thi trắc nghiệm THPT quốc gia 2019
![]() |
Đề thi môn Ngữ văn chuyên vào trường THPT Chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn |
Theo Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết, giáo viên Ngữ văn, Hệ thống Giáo dục HOCMAI, cấu trúc, đề thi vẫn theo đúng hướng cấu trúc đề tuyển sinh môn Ngữ văn chuyên của các tỉnh, thành phố nói chung và các khối chuyên Hà Nội nói riêng, đó là cấu trúc 4/6 dành cho hai câu hỏi nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Câu nghị luận xã hội được chú ý bởi sự ngắn gọn, hàm súc, bởi cách đưa vấn đề nghị luận ngay trong yếu tố lệnh của cùng một cấu trúc câu nghi vấn: “Phải chăng lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân?”; Quan trọng nhất, đương nhiên là bản thân vấn đề nghị luận với hai phạm trù có thể bị coi là đối lập, thậm chí loại trừ nhau: “Lắng nghe người khác” và “thể hiện bản thân”. “Lắng nghe người khác” thường thể hiện thái độ khiêm nhường, trân trọng, thấu cảm trong văn hóa ứng xử, tinh thần thực sự cầu thị trong quá trình nhận thức… Còn “thể hiện bản thân” lại cho thấy hai khả năng trong tính cách con người hoặc là sự bộc lộ ý thức khẳng định cái tôi khao khát sống hữu ích cho đời, ý nghĩa cho mình, không chấp nhận thái độ sống nhòa nhạt, vô nghĩa; Hoặc là biểu hiện của cách sống vị kỷ, thích phô diễn…
Đề bài đặt hai bình diện ấy trong một câu nghi vấn: “Phải chăng lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân?”. Đó là cách tạo tình huống thách thức cho học trò khi các em phải tự trả lời câu hỏi đó bằng chính những trải nghiệm khá mỏng so với lứa tuổi các em. Tuy nhiên, thay cho những trải nghiệm cuộc sống, các em có thể vận dụng những hiểu biết trong quá trình học tập, vận dụng năng lực tư duy để phát hiện ra những yếu tố mang tính chất gợi ý, thậm chí định hướng đã hiện hữu ngay trong cấu trúc nghi vấn của đề bài – cụm từ “Phải chăng…” thường là tín hiệu gợi mở sự nghi ngờ với phán đoán sau đó; Cấu trúc câu định nghĩa: “… lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân?” có lẽ không khó để những học trò chuyên văn tương lai có thể mơ hồ nhận ra những cảnh báo đồng thời cả về văn hóa ứng xử và sự tỉnh táo của trí tuệ trong quá trình nhận thức…
Câu nghị luận văn học đặt ra những vấn đề quen thuộc của lý luận văn học, đó là chức năng của văn học nói chung, hai phạm trù nội dung – nghệ thuật của thơ nói riêng. Vấn đề tuy quen thuộc nhưng không hề dễ với học trò lớp 9 khi các em phải nhận ra vai trò, giá trị, ý nghĩa của văn chương, của thơ với cuộc sống qua cụm từ tưởng chỉ như một lời dẫn: “Thơ đối với cuộc sống…”; phải giải mã được hai khái niệm “nhan sắc” và “đức hạnh” trong hình ảnh so sánh “Thơ đối với cuộc sống ví như một người con gái đối với gia đình…”; Quan trọng nhất, các em phải thấy được mối quan hệ biện chứng giữa “nhan sắc” và “đức hạnh” của thơ với cuộc sống con người – đây là vấn đề không hề đơn giản với những học trò lớp 9, khi một thời, người lớn cũng còn cực đoan, thiên lệch, chỉ quan tâm tới “đức hạnh” của thơ mà bỏ bê “nhan sắc”; Chỉ soi cho bằng ra những thông điệp tư tưởng mà coi nhẹ tiêu chí vẻ đẹp ngôn từ, hình ảnh, nhạc điệu… của thơ, lẫn lộn thơ, vè tuyên truyền với thơ ca nghệ thuật; Chỉ lo “tải đạo / ngôn chí” mà quên tính thẩm mỹ đặc thù của phương tiện chuyên chở…
Hoặc nữa, các em phải mở rộng được khái niệm “nhan sắc”, đó không hẳn là sự du dương, lấp lánh của ngôn từ, nhạc điệu mà chủ yếu là sự đắc địa trong khả năng biểu đạt, biểu cảm vì vậy, đó là một thứ hình thức chứa nội dung; Cũng như thế, khái niệm “đức hạnh” không nên giới hạn ở nội dung tư tưởng trong mỗi thời điểm của cuộc sống xã hội, mà phải hướng tới những giá trị mang tính vĩnh hằng. Đó là sự tử tế, nhân văn trong tất cả các mối quan hệ của con người với thế giới xung quanh mình. Từ hai khái niệm đó, các em phải bàn luận được sâu sắc, thấu đáo về mối quan hệ không thể tách rời giữa hình thức và nội dung, khẳng định qua thực tế văn học để thấy không có hình thức nào không chứa nội dung và đương nhiên cũng không có nội dung nào không thể hiện qua hình thức – sự gắn kết biện chứng ấy sẽ làm nên giá trị của thơ, giúp người đọc vừa mê đắm khi “làm quen”, vừa yêu thương khi “sống với nhau lâu dài”.
Đề Ngữ văn chuyên của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT Chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn năm 2020 đã có một sự ra mắt an toàn và tương đối ấn tượng với hai câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học không mới nhưng vẫn có thể giúp tìm những học trò yêu văn chương, cá tính và sâu sắc. Trong tương lai, chúng ta vẫn hy vọng đón đợi những đề thi tuyển sinh hoàn toàn bứt ra khỏi lối mòn, từ cấu trúc tới vấn đề…
Trong khi đó, cô Đỗ Khánh Phượng, giáo viên Ngữ văn của Hệ thống Giáo dục HOCMAI đánh giá: Đề thi chuyên Văn trường THPT Chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn có hình thức đề thi quen thuộc so với cấu trúc thi chuyên, gồm 2 phần, một phần nghị luận xã hội, một phần nghị luận văn học.
Cô Phượng đánh giá: Nhìn chung, đề Văn Chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn năm nay kiểm tra khá sâu kiến thức lý luận và vốn văn học của học sinh. Các câu hỏi không lắt léo hay đánh đố nhưng đều có độ khó cao. Muốn hoàn thành tốt bài làm, các em không chỉ cần nắm chắc những kiến thức trong chương trình học, mà cần có kiến thức thực tế, đồng thời kĩ năng làm bài phải thành thạo, nhuần nhuyễn, nhất là nghệ thuật lập luận. Với đề thi này, nhiều bạn sẽ cảm thấy “khó thở” vì mình khó có thể hoàn thành tốt đa các yêu cầu của đề thi, điểm 5 - 6 sẽ phổ biến.
Thầy Nguyễn Phi Hùng, giáo viên Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI cũng chia sẻ: Đề Văn chuyên của trường THPT Chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn có cấu trúc giống với các đề thi vào trường chuyên của Sở GD&ĐT Hà Nội cũng như Chuyên Sư phạm. Câu nghị luận xã hội với vấn đề nghị luận không mới nhưng cách đặt vấn đề dưới dạng câu nghi vấn cùng với mối quan hệ đối sánh lắng nghe - thể hiện, sẽ cho phép thí sinh được tự do thể hiện quan điểm cá nhân với những góc nhìn riêng, sâu sắc, toàn diện.
Với câu nghị luận văn học, để làm tốt thí sinh trước hết phải giải thích được vấn đề, hiểu được vai trò, mối quan hệ giữa hai mặt hình thức và nội dung của tác phẩm thơ ca. Để rồi từ đó, chứng minh lời nhận định thông qua một (một số) bài thơ đã học, đã đọc. Để làm được điều đó, học sinh không chỉ có kiến thức chắc chắn về các tác phẩm trong chương trình học trên lớp, còn phải nắm được những khái niệm cơ bản về lí luận văn học, có kĩ năng tổng hợp, so sánh. Nhìn chung lại, đề thi văn chuyên của Chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn có khả năng phân hoá tốt, giúp chọn được những thí sinh vừa chắc kiến thức, thạo kỹ năng, đồng thời lại có năng lực cảm thụ văn chương, làm tiền đề cho quá trình học chuyên sau này.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Còn nhiều việc phải làm, tuyệt đối không chủ quan

TP Hồ Chí Minh: 100 trường học số đầu tiên được công nhận

Việt Nam có đối tác quốc tế đầu tiên của Đại học London

VJU kết nối toàn diện Việt - Nhật, chắp cánh ước mơ sinh viên

Hơn 1,1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Teen Việt Đức giành giải Nhất liên hoan ban nhạc học sinh Hà Nội

Chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông sang loại hình trường đại học tư thục

Ngành Giáo dục Hà Nội tri ân nhà giáo tham gia chiến trường

Quảng Ninh: 500 học sinh xếp hình Tổ quốc, hào khí non sông
