Tag

Những lợi ích sức khỏe khi sử dụng gạo lứt

An toàn thực phẩm 05/10/2023 11:00
aa
TTTĐ - Hiện nay, nhiều người đã dùng gạo lứt để thay cho gạo trắng trong các bữa ăn hàng ngày với mục đích cải thiện sức khỏe, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, kiểm soát bệnh tiểu đường và hỗ trợ giảm cân…
Cơ sở chữa bệnh bằng gạo lứt, muối mè bị ngưng hoạt động Người bị tiểu đường có thể ăn những loại thực phẩm nào để thay cơm? Tranh gạo rang, đũa khảm đầy thẩm mỹ của những người thợ tài hoa Hạt gạo dẻo đất Ngọc và tâm huyết của chàng kỹ sư nông nghiệp

Những giá trị dinh dưỡng của gạo lứt

Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt chỉ loại bỏ đi lớp vỏ trấu ngoài cùng. Có nghĩa là thành phần ban đầu của hạt gạo bao gồm: cám, mầm và nội nhũ vẫn còn nguyên vẹn. Do đó, gạo lứt là thực phẩm giàu chất xơ, giàu dinh dưỡng, bao gồm các chất phytochemical có lợi như chất xơ, khoáng chất, acid amin thiết yếu và flavonoid (chất chống oxy hóa).

‎Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cung cấp thông tin dinh dưỡng cho 1 cốc (khoảng 200g) gạo lứt nấu chín: Lượng calo: 218; Carbohydrate: 45,8g; Chất xơ: 3,5g; Magie: 85,8mg; Chất béo: 1,6g; Đường: 0g; Natri: 2mg; Chất đạm: 4,5g.

7 lợi ích sức khỏe tuyệt vời khi ăn gạo lứt
Gạo lứt có nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ

Gạo lứt còn chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và acid béo thiết yếu. Loại ngũ cốc nguyên hạt này chứa nhiều khoáng chất, vitamin, chất xơ và protein thực vật và là nguồn năng lượng giải phóng chậm tuyệt vời để giữ cho cơ thể hoạt động trơn tru suốt cả ngày.

‎Người lớn có thể nhận được tối thiểu 85% nhu cầu mangan chỉ từ một khẩu phần (một cốc) gạo lứt. Mangan là một khoáng chất giúp hỗ trợ sinh sản, chức năng miễn dịch và sức mạnh của xương.

Việc sử dụng gạo lứt vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể có lợi cho việc giảm cân cũng như ổn định cân nặng. Gạo lứt làm giảm sự hấp thụ calo do hàm lượng chất xơ và cải thiện quá trình đốt cháy calo, 2 yếu tố có tác động tích cực đến việc quản lý cân nặng.

Gạo lứt đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách giữ cho lượng đường trong máu ở mức thấp. Nó cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

‎Các nhà khoa học tin rằng lợi ích này là do lớp cám của gạo lứt. Lớp cám này mất nhiều thời gian để tiêu hóa hơn gạo trắng. Ngược lại, điều này sẽ ngăn lượng đường trong máu tăng vọt so với tiêu thụ gạo trắng (trong đó lớp cám bị loại bỏ trong quá trình chế biến).

Ngoài ra, gạo lứt có chỉ số đường huyết (GI) tương đối thấp hơn gạo trắng, nghĩa là nó không khiến lượng đường trong máu tăng nhiều sau khi ăn như gạo trắng.

Lượng chất xơ trong gạo lứt cao sẽ làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu. Gạo lứt cũng có chỉ số đường huyết thấp hơn nên sau khi ăn lượng đường trong máu tăng một cách từ từ.

Các lợi ích sức khỏe khi ăn gạo lứt

Ngoài ra, kết quả một nghiên cứu nhỏ về ảnh hưởng của việc ăn gạo lứt đối với các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các dấu hiệu viêm ở 40 phụ nữ trưởng thành chưa mãn kinh bị béo phì hoặc thừa cân đã cho thấy, chế độ ăn có gạo lứt thường xuyên đã được chứng minh là làm giảm đáng kể các dấu hiệu viêm đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

7 lợi ích sức khỏe tuyệt vời khi ăn gạo lứt

Gạo lứt không ăn hoàn toàn thay thế gạo trắng

Gạo lứt bao gồm một số chất chống oxy hóa, bao gồm flavonoid, hợp chất phenolic và anthocyanin. Chất chống oxy hóa là những hóa chất mạnh có trong thực phẩm như rau và trái cây. Sức mạnh của chúng bắt nguồn từ khả năng ngăn chặn hoặc trì hoãn một số loại tổn thương tế bào.

Ngoài ra, các hợp chất phenolic có trong gạo lứt được biết là có tác dụng bảo vệ tế bào chống lại những tổn thương có liên quan đến việc tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường type 2, bệnh tim và ung thư.

Gạo lứt chứa nhiều canxi, mangan và magie, giúp tăng cường sức khỏe của xương. Chỉ trong một chén gạo lứt, bạn sẽ nhận được hơn 20% nhu cầu magie hàng ngày.

Do đó, tiêu thụ gạo lứt như một phần của chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp đảm bảo cung cấp đủ mangan, giúp ngăn ngừa các tình trạng như loãng xương và thúc đẩy xương khỏe mạnh trong suốt cuộc đời.

Theo nghiên cứu khoa học, gạo lứt có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết vì nó có hàm lượng selen cao, giúp thúc đẩy quá trình sửa chữa ADN cũng như tổng hợp trong các tế bào bị tổn thương đồng thời ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.

Ngoài ra, inositol hex phosphate, một chất hóa học có tự nhiên trong thực phẩm giàu chất xơ, bao gồm cả gạo lứt, đã được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa ung thư.

Theo PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh - Phó Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, khi chế biến gạo lứt nên ngâm gạo bằng nước ấm ít nhất khoảng 1-2 giờ. Lý do phải ngâm gạo lứt bởi quá trình ngâm giúp loại bỏ asen trong gạo cũng như loại bỏ các chất gây khó tiêu, giúp gạo mềm để dễ nấu và dễ ăn hơn. Nếu nấu với các loại đậu hay nấu cháo gạo lứt yến mạch thì nên ngâm đậu và yến mạch cùng lúc để nấu cùng với gạo lứt.

Cũng giống như bất kì loại thực phẩm nào, khi ăn quá nhiều gạo lứt sẽ không tốt cho sức khỏe. Nó cũng trở thành nguyên nhân gây hại với một số người. Việc ăn quá nhiều gạo lứt sẽ bị cảm giác khó tiêu do chứa acid Phytic và nhiều chất xơ.

Những đối tượng không nên sử dụng gạo lứt bao gồm: người già, trẻ em, người thể trạng yếu, gầy gò, người đang hồi phục sau khi ốm, hay phụ nữ sau sinh,… do nhóm đối tượng này có thể trạng không tốt, đồng thời hệ tiêu hóa cũng không ổn định nên rất khó để hấp thu hết chất dinh dưỡng từ gạo lứt.

Đọc thêm

Tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm dịp lễ 30/4 - 1/5 An toàn thực phẩm

Tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm dịp lễ 30/4 - 1/5

TTTĐ - Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, Thủ đô Hà Nội thu hút rất đông lượt khách du lịch. Chính vì vậy, lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm tại các điểm vui chơi, giải trí, du lịch... nhằm bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng.
Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác dinh dưỡng An toàn thực phẩm

Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác dinh dưỡng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai 2 lớp tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm công tác dinh dưỡng của các bệnh viện trong và ngoài công lập trực thuộc.
Dùng nước cốt chanh chữa "bách bệnh" nguy hại ra sao? An toàn thực phẩm

Dùng nước cốt chanh chữa "bách bệnh" nguy hại ra sao?

TTTĐ - Nhiều người truyền tai nhau cách nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi, tai thậm chí uống nước cốt chanh "đậm đặc" để chữa nhiều bệnh, phòng ngừa ung thư... Tuy nhiên các chuyên gia y tế cho biết đây là việc dùng nước cốt chanh sai cách có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Phát hiện kho chứa thực phẩm hết hạn tại Bếp Lang Liêu An toàn thực phẩm

Phát hiện kho chứa thực phẩm hết hạn tại Bếp Lang Liêu

TTTĐ - Tại thời điểm kiểm tra, các loại bán thành phẩm đang được bảo quản trong kho không có thông tin rõ ràng (tên, ngày sản xuất…). Đoàn cũng phát hiện 6 loại thực phẩm đã hết hạn sử dụng trong khu vực bếp.
Huế rà soát việc kinh doanh sữa trong bệnh viện và trên thị trường Bảo vệ người tiêu dùng

Huế rà soát việc kinh doanh sữa trong bệnh viện và trên thị trường

TTTĐ - Sở Y tế TP Huế sẽ xử lý nghiêm các hành vi quảng cáo kinh doanh sai phạm, vượt quá phạm vi chuyên môn, lợi dụng danh nghĩa y khoa để trục lợi từ sản phẩm sữa không đạt chất lượng.
Kiểm tra phát hiện thực phẩm hết hạn tại cơ sở Bếp Lang Liêu An toàn thực phẩm

Kiểm tra phát hiện thực phẩm hết hạn tại cơ sở Bếp Lang Liêu

TTTĐ - Sáng 24/4, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội đã kiểm tra đột xuất tại công ty CP Thương mại quốc tế và xây dựng Anh Minh - cơ sở Bếp Lang Liêu (Địa chỉ: Số 7, ngõ 409 đường An Dương Vương, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ).
An toàn thực phẩm phải thường xuyên, liên tục, kiên trì, hiệu quả An toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm phải thường xuyên, liên tục, kiên trì, hiệu quả

TTTĐ - Đây là yêu cầu của đồng chí Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND TP, Phó Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm (ATTP) thành phố Hà Nội trong buổi làm việc với đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của TP Hà Nội và UBND quận Ba Đình.
Bộ Y tế đề nghị thu hồi 12 loại sữa bột giả An toàn thực phẩm

Bộ Y tế đề nghị thu hồi 12 loại sữa bột giả

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị rà soát, kiểm tra và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương tiến hành thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả hiện đang còn trên thị trường.
An toàn từ những bếp ăn bán trú An toàn thực phẩm

An toàn từ những bếp ăn bán trú

TTTĐ - Sáng 23/4, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong - Chi Cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế) làm trưởng đoàn đã kiểm tra đột xuất tại bếp ăn tập thể của trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Sẽ kiểm tra đột xuất bếp ăn, căng tin trong các trường ĐH, CĐ An toàn thực phẩm

Sẽ kiểm tra đột xuất bếp ăn, căng tin trong các trường ĐH, CĐ

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 22/4/2025 về chuyên đề "Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) tại bếp ăn tập thể, căng tin trong các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp" trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025".
Xem thêm