Tag
Đoàn Thanh niên cứu quốc Thành Hoàng Diệu

Những năm tháng hào hùng

Tôi yêu Hà Nội 28/03/2024 13:25
aa
TTTĐ - Bước ra từ khói lửa chiến tranh, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Tiến Hà luôn xúc động khi nhớ về những năm tháng cách mạng quyết liệt. Ông là người truyền lửa cho thế hệ ngày nay qua ký ức lịch sử hào hùng.
Chương trình nghệ thuật “Thủ đô huyết thệ”: Tái hiện Hà Nội những năm tháng hào hùng Đảng và mùa Xuân dân tộc với những ca khúc đi cùng năm tháng

Những trang sử vàng vẻ vang

Cứ vào những ngày tháng 3 hướng tới Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3, ông Nguyễn Tiến Hà, Phó Trưởng ban Liên lạc Đoàn Thanh niên cứu quốc - Việt Minh thành Hoàng Diệu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 lại nhớ về những ngày tháng lịch sử hào hùng thời trai trẻ.

Hồi đó, trước yêu cầu của lịch sử cách mạng, Đoàn Thanh niên cứu quốc - Việt Minh thành Hoàng Diệu đã được thành lập vào năm 1944. Thời điểm ấy, các thành viên hoạt động hoàn toàn bí mật, thực hiện nhiệm vụ rải, dán truyền đơn, chuyền tay những tin tức cách mạng, kết hợp tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tình trong công sở, trường học...

Ký ức ùa về trong tâm trí ông Nguyễn Tiến Hà
Ký ức ùa về trong tâm trí ông Nguyễn Tiến Hà

Ông Nguyễn Tiến Hà bồi hồi nhớ lại: “Vào những năm 1944 - 1945, phong trào cách mạng lên cao nên Mặt trận Việt Minh ra đời với mục đích tuyên truyền về chống xâm lược ở khắp nơi: Trường học, khu phố, xí nghiệp. Lúc bấy giờ, tôi ở khu phố Bạch Mai thì anh em gọi nhau, người nọ kéo người kia tham gia vào cách mạng”.

Đoàn Thanh niên cứu quốc - Việt Minh thành Hoàng Diệu cũng thực hiện nhiệm vụ truyền bá chữ Quốc ngữ, dạy chữ cho dân để dân biết đọc, biết viết qua những lớp học “i, tờ”. “Người học bấy giờ là những người lao động, công nhân làm thuê nên các lớp học chữ Quốc ngữ thường diễn ra vào buổi tối. Nếu không có địa điểm thuận lợi để học tập thì tổ chức mượn những trường học tương đương các trường cấp 1, 2 và 3 bây giờ để dạy học cho người dân, quyết tâm xóa giặc dốt”, ông Hà kể lại.

Lực lượng thanh niên vốn nhạy bén và có lòng yêu nước nồng nàn nên nhanh chóng tiếp thu tin tức, vì thế phong trào cách mạng lên cao tại địa bàn Hà Nội. Dưới thời Pháp thuộc dù các phong trào cách mạng còn hoạt động bí mật, không công khai nhưng mỗi hoạt động thực hiện đều lan tỏa rộng, nhận được sự ủng hộ của quần chúng Nhân dân.

Ông Hà chia sẻ: “Hồ Chủ tịch bấy giờ còn ở nước ngoài lấy bí danh là Nguyễn Ái Quốc đã “kêu gọi toàn dân từ già trẻ, gái trai, đặc biệt là thanh niên đứng lên trong hoàn cảnh đất nước bị xâm chiếm như vậy, phải đem sức ta phải giải phóng cho ta”. Trong bối cảnh có các chính phủ thân Nhật trông chờ nước ngoài giúp đỡ thì thanh niên trong nước đã cùng đứng lên, các phong trào yêu nước được dấy lên sôi nổi”.

“Lời thề độc lập” - minh chứng cho bản lĩnh chính trị và lý tưởng vững vàng của người thanh niên cứu quốc
“Lời thề độc lập” - minh chứng cho bản lĩnh chính trị và lý tưởng vững vàng của người thanh niên cứu quốc

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội và Ban Chỉ huy Thanh niên, các đội chuyên biệt đã được thành lập gồm: Đội Tuyên truyền xung phong; Danh dự trừ gian để cảnh cáo những tên mật thám của Pháp, Nhật, trong đó có những tên sừng sỏ. Hay đội Tự vệ xung phong hoạt động ngoại thành để canh gác, tuyên truyền, mua sắm vũ khí, liên hệ súng, pháo, vũ trang… thu hút số lượng đông đảo thanh niên tham gia.

Những chiến công vang dội

Trong ký ức, ông Hà luôn nhớ về là Đoàn Thanh niên cứu quốc - Việt Minh thành Hoàng Diệu đã cướp và phá kho thóc của Nhật ở Mọc (bây giờ là Quan Nhân, Thanh Xuân) để chia cho dân nghèo hay tuyên truyền ở chợ Canh ngoại thành, rạp Quảng Lạc, rạp Hiệp Thành (là các rạp tuồng lớn của Đoàn Thanh niên lúc đó). “Hồi ấy, tôi xung phong tuyên truyền ở điểm chợ Mơ. Tôi liên hệ chặt chẽ với anh canh gác ở điểm đó để biết giờ nào, ngày nào có thể vào được. Khi vào bên trong thì tuyên truyền xung phong: “Giờ cứu nước đã điểm, cùng đứng lên đánh Nhật, đánh Pháp, không cuộc sống sẽ khổ lắm!”, Ông Hà kể lại.

Ông Hà chia sẻ thêm, Đảng bộ Hà Nội và Ban Chỉ huy Thanh niên luôn phải thay đổi địa điểm rải truyền đơn và phát hành tờ báo Hồn nước để không bị địch phát hiện ra. Những người thực hiện nhiệm vụ này thường đi theo nhóm, mỗi nhóm ba người và được phân công từng việc cụ thể hai người cảnh giới, một người tuyên truyền.

Đảng và Nhà nước đã ghi công lao to lớn của ông Nguyễn Tiến Hà
Đảng và Nhà nước đã ghi công lao to lớn của ông Nguyễn Tiến Hà

Báo Hồn Nước - tờ báo của Đoàn Thanh niên cứu quốc - Việt Minh thành Hoàng Diệu, cùng với truyền đơn của Việt Minh khi đó được dán tại những nơi đông người qua lại như cổng chùa, đình làng… Tờ báo cùng với các loại truyền đơn, tài liệu, áp - phích đã góp phần cổ vũ thanh niên Hà Nội nói riêng, Nhân dân Thủ đô nói chung đứng lên giành chính quyền.

Ông cho hay, thành công vang dội của Đoàn Thanh niên cứu quốc - Việt Minh thành Hoàng Diệu là việc xung kích phá cuộc mít – tinh tuyên truyền của chính quyền bù nhìn tại Quảng Trường Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 17/8/1945. Sự kiện đó đã trở thành cuộc biểu tình tuần hành rầm rộ đi qua Tràng Thi, Tràng Tiền, chợ Đồng Xuân, cửa Bắc… đến cửa Nam của quảng đại quần chúng, ủng hộ Mặt trận Việt Minh, tạo tiền đề cho cuộc khởi nghĩa ngày 19/8/1945 thành công.

Ngày 19/8 khi được ra hoạt động công khai, các đơn vị của Đoàn thanh niên tổ chức lực lượng đi giành Bắc Bộ Phủ, Tòa thị chính, nhà tù Hỏa Lò hay Sở Mật Thám. Sau Cách mạng tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước tổ chức buổi lễ lớn tại Quảng trường Ba Đình, Đoàn Thanh niên cứu quốc - Việt Minh thành Hoàng Diệu cũng là nòng cốt vận động người dân tham dự, canh gác và bảo vệ cho buổi mít tinh ấy thành công.

Ông Hà luôn trân trọng những ngày tháng hào hùng
Ông Nguyễn Tiến Hà luôn trân trọng những ngày tháng hào hùng

Đoàn Thanh niên cứu quốc - Việt Minh thành Hoàng Diệu chỉ hoạt động trong khoảng thời gian trước Cách mạng tháng Tám nhưng đã góp sức vào nhiều chiến công lớn của cách mạng hồi đó.

Nhà giáo kể chuyện lịch sử từ ký ức thời chiến

Người thanh niên Nguyễn Tiến Hà thủa ấy đã bén duyên với giáo dục từ những lớp truyền bá chữ Quốc ngữ thời chiến. Ông cũng từng nhận nhiệm vụ của Đảng thực hiện tổ chức các lớp học trong nhà tù Hỏa Lò với chỉ đạo “biến nhà tù thành trường học cách mạng”. Hoạt động giảng dạy trong lao tù thời điểm ấy là dạy văn hóa, ngoại ngữ, tiếng Anh, tiếng Pháp, dạy chính trị…

Sau này, khi Mỹ tấn công vịnh Bắc Bộ để gây hoang mang thì ông giữ chức Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Việt Nam đứng ra kêu gọi vạch trần âm mưu đế quốc. Kể từ đó, ông tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng gắn với sự nghiệp giáo dục.

Ông từng làm chủ nhiệm khoa tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, có quá trình phấn đấu trở thành trợ lý cho Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình và làm chuyên gia giáo dục ở Angola. Trước khi nghỉ hưu, ông là chuyên viên cao cấp của Bộ GD&ĐT. Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.

Ông Tiến Hà mong muốn truyền lửa và tình yêu lịch sử cho thế hệ trẻ
Ông Tiến Hà mong muốn truyền lửa và tình yêu lịch sử cho thế hệ trẻ

Thời bình, Nhà giáo Ưu tú ấy vẫn nhiệt tình tham gia các hoạt động, nhất là truyền lửa cho thế hệ trẻ hiểu hơn về những thời khắc hào hùng trước Cách mạng tháng Tám 1945 để nhân lên tình yêu nước và tinh thần cách mạng bất diệt của dân tộc.

Qua báo Tuổi trẻ Thủ đô, ông Nguyễn Tiến Hà muốn nhắn nhủ tới thế hệ trẻ lời tâm huyết từ trái tim: “Đoàn Thanh niên cứu quốc - Việt Minh thành Hoàng Diệu năm ấy đã đứng lên giành chính quyền về tay Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bây giờ, để tiếp nối chiến công vẻ vang của cha anh, các đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hãy hăng say học tập, tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật, trí tuệ sáng tạo, cống hiến vì sự phát triển của xã hội. Lực lượng thanh niên tiếp thu những thành quả của nhân loại, phát huy vai trò thanh niên xung kích, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

Dù chiến tranh đã lùi xa nhưng những ngày tháng hào hùng ấy của dân tộc luôn trong ký ức, trái tim của những người lính, ông Hà cũng vậy, mỗi khi nhớ về những ngày tháng oai hùng đó, ông vừa rưng rưng xúc động, vừa tự hào. Với tuổi trẻ ngày nay, khi nghe nhân chứng lịch sử kể lại những câu chuyện oai hùng của dân tộc lại càng thêm trân trọng về truyền thống của thanh niên, vun đắp thêm tình yêu với quê hương, đất nước mình.

Đọc thêm

Bài 2: Duyên dáng áo dài Trạch Xá Tôi yêu Hà Nội

Bài 2: Duyên dáng áo dài Trạch Xá

TTTĐ - Giữ gìn, phát huy nghề may áo dài truyền thống đã có từ hàng nghìn năm, những người thợ tài hoa làng Trạch Xá (xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa) đã đưa những tà áo dài tôn lên vẻ đẹp duyên dáng...
Lưu giữ nét tinh hoa trong những tách trà sen Tôi yêu Hà Nội

Lưu giữ nét tinh hoa trong những tách trà sen

TTTĐ - Là người con sinh ra và lớn lên tại làng Quảng Bá, Tây Hồ (Hà Nội) với cô gái trẻ Mai Hoàng Thu Thảo nghệ thuật ướp trà với hoa sen như thấm sâu vào da thịt.
Quà tặng "kể chuyện" văn hóa Hà Nội Tôi yêu Hà Nội

Quà tặng "kể chuyện" văn hóa Hà Nội

TTTĐ - Những sản phẩm quà tặng của họ làm ra không chỉ mang lại nguồn thu nhập, thích ứng với thời hiện đại, phát triển ngành công nghiệp văn hóa, mà còn mang theo những câu chuyện của Hà Nội đến muôn phương.
Họa sỹ Kim Đức và "Liên hoa tịnh cảnh" tại Lễ hội Sen Tôi yêu Hà Nội

Họa sỹ Kim Đức và "Liên hoa tịnh cảnh" tại Lễ hội Sen

TTTĐ - Hòa chung với không khí của Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, Họa sỹ Nguyễn Thị Kim Đức đã mang đến bức tranh hoa sen quý "Liên Hoa Tịnh Cảnh" – một tác phẩm xuất sắc về chủ đề hoa sen.
200.000 lượt tương tác trực tuyến tìm hiểu về phong trào Ba sẵn sàng Tôi yêu Hà Nội

200.000 lượt tương tác trực tuyến tìm hiểu về phong trào Ba sẵn sàng

TTTĐ - Diễn ra trong 2 tuần, 4 buổi thi, Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu lịch sử 60 năm phong trào “Ba Sẵn sàng” thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn trẻ với 200.000 lượt tương tác và có hơn 30.000 lượt bình luận tham gia trả lời.
Khẳng định sức trẻ quận Hoàn Kiếm anh hùng Tôi yêu Hà Nội

Khẳng định sức trẻ quận Hoàn Kiếm anh hùng

TTTĐ - Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam quận Hoàn Kiếm, Hà Nội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 diễn ra trong 2 ngày mùng 10, 11 tháng 7 năm 2024.
Cánh cửa rộng mở cho thu hút, trọng dụng nhân tài Tôi yêu Hà Nội

Cánh cửa rộng mở cho thu hút, trọng dụng nhân tài

TTTĐ - Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 7 chương, 54 điều, quy định về vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, trừ quy định tại khoản 2 Điều 54 có hiệu lực thi hành sau. Việc thu hút, trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những chính sách lớn trong luật này và được người trẻ rất quan tâm.
Nón lá, chổi lông gà "hồi sinh" nhờ bàn tay người trẻ Tôi yêu Hà Nội

Nón lá, chổi lông gà "hồi sinh" nhờ bàn tay người trẻ

TTTĐ - Nhiều người trẻ ở huyện Thanh Trì, Hà Nội đã nối nghiệp và phát triển nghề truyền thống. Tại các sự kiện đặc biệt của Đoàn - Hội địa phương, họ thường mang sản phẩm tới các gian hàng trưng bày, giới thiệu tới đông đảo bạn bè, du khách thập phương.
Luật Thủ đô sửa đổi : Cơ hội cho nhân tài trẻ Tôi yêu Hà Nội

Luật Thủ đô sửa đổi : Cơ hội cho nhân tài trẻ

TTTĐ - Hôm nay (28/6), Luật Thủ đô (sửa đổi) đã chính thức được Quốc hội thông qua. Bộ Luật này vừa mang tính đặc thù, vừa mang tính đa ngành, nhiều quy định đặc thù, vượt trội cho Hà Nội phát triển. Trong đó có nội dung về nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút, trọng dụng nhân tài, được nhiều bạn trẻ quan tâm.
Thi trực tuyến tìm hiểu lịch sử 60 năm phong trào “Ba Sẵn sàng” Tôi yêu Hà Nội

Thi trực tuyến tìm hiểu lịch sử 60 năm phong trào “Ba Sẵn sàng”

TTTĐ - Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu lịch sử 60 năm phong trào “Ba Sẵn sàng”.
Xem thêm