Tag

Những ngành học không bị thất nghiệp trong kỷ nguyên số

Giáo dục 09/03/2025 08:08
aa
TTTĐ - Trong tương lai, nhiều công việc đơn thuẩn sẽ bị máy móc thay thế, trước những thách thức này, để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, năm 2025 các trường đại học đã cho ra đời nhiều ngành học mới. Những ngành này không chỉ đón đầu xu thế phát triển công nghệ và hội nhập quốc tế mà còn hứa hẹn mang lại mức lương cao và cơ hội nghề nghiệp rộng mở.
Không ngại thay đổi để theo đuổi ngành học yêu thích Mở rộng ngành học mới, đa dạng chính sách để phát triển nguồn nhân lực

Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI - GenAI)

Một trong những ngành học nổi bật nhất là Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI - GenAI) được ĐH Bách khoa Hà Nội đã và đang đưa vào giảng dạy để đáp ứng nhu cầu việc làm trong kỷ nguyên số. Đây là lĩnh vực đang định hình lại nhiều ngành công nghiệp, từ sáng tạo nội dung, sản xuất, tài chính, đến chăm sóc sức khỏe...

Bên cạnh đó, để đáp ứng thực tế phát triển ngành công nghiệp ô tô và phần mềm dành cho ô tô, Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng mở thêm chương trình đào tạo kỹ thuật ô tô số đầu tiên tại Việt Nam. Trường Đại học FPT dự kiến mở chuyên ngành đang khát nhân lực, có triển vọng trong tương lai như: Công nghệ tài chính (Fintech), Tài chính ngân hàng số (Digital Banking and Finance)….

Trước những cơ hội và thách thức trong kỷ nguyên số, năm 2025, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã có một số ngành mới như: Kinh tế số và Quản lý; chuyên ngành Kinh tế chính trị và ngoại giao; Kinh tế truyền thông và báo chí…

Kinh tế số và Quản lý

Ngành học này bao gồm các mô hình kinh doanh kỹ thuật số và cách thức vận hành của các nền tảng số. Kinh tế số và quản lý cũng giúp người học quản lý rủi ro và khởi nghiệp trong nền kinh tế số.

Trong công việc tương lai, sinh viên phải phân tích dữ liệu để hỗ trợ quyết định kinh doanh, hiểu biết về AI và máy móc để áp dụng công nghệ vào quản lý và kinh doanh hiệu quả
Trong công việc tương lai, sinh viên phải phân tích dữ liệu để hỗ trợ quyết định kinh doanh, hiểu biết về AI và máy móc để áp dụng công nghệ vào quản lý và kinh doanh hiệu quả

Theo nhận định của PGS. TS. Tô Thế Nguyên, Trưởng Khoa Kinh tế chính trị, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, trong bối cảnh xu hướng công dân toàn cầu của thế kỷ 21, sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế số và quản lý cần trang bị một loạt kỹ năng mềm và chuyên môn để thành công trong môi trường làm việc số hóa.

“Về kỹ năng mềm, khả năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng làm việc nhóm, tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề giúp sinh viên đưa ra các giải pháp đột phá cho những thách thức mới. Khả năng thích ứng linh hoạt với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và môi trường kinh doanh cũng là một kỹ năng không thể thiếu. Ngoài ra, về kỹ năng chuyên môn, sinh viên cần nắm vững khả năng phân tích dữ liệu để hỗ trợ quyết định kinh doanh. Hiểu biết về trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning) là cần thiết để áp dụng công nghệ vào quản lý và kinh doanh hiệu quả. Ngoài ra, kỹ năng quản lý dự án số giúp các em lập kế hoạch, triển khai và giám sát các dự án trong môi trường số hóa. Việc trang bị những kỹ năng này sẽ giúp sinh viên thích ứng và phát triển trong môi trường làm việc số hóa hiện nay”, PGS. TS. Tô Thế Nguyên cho biết.

Theo các chuyên gia ngành kinh tế, với ngành học này, trong 5-10 năm tới được đánh giá là tích cực, mặc dù đi kèm với những thách thức nhất định. Có thể kể đến như cơ hội việc làm tại khu vực nhà nước, các cơ quan chính phủ đang đẩy mạnh chuyển đổi số, áp dụng AI và tự động hóa để nâng cao hiệu quả quản lý và cung cấp dịch vụ công. Điều này tạo ra nhu cầu lớn về nhân lực có khả năng phân tích dữ liệu, quản lý hệ thống thông tin và triển khai các giải pháp công nghệ trong quản lý nhà nước. Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế số và quản lý có thể tham gia vào các dự án chuyển đổi số, cải cách hành chính và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin trong khu vực công.

Đối với khu vực tư nhân, doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực đang tích cực áp dụng AI và tự động hóa để tối ưu hóa quy trình sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Điều này mở ra cơ hội việc làm cho các vị trí như chuyên viên phân tích kinh doanh, quản lý dự án công nghệ, chuyên gia tiếp thị số và quản lý quan hệ khách hàng…

Kinh tế truyền thông và báo chí

Trong tương lai, ngành học Kinh tế truyền thông và báo chí dự kiến sẽ dễ kiếm việc cho những người trẻ sở hữu công cụ truyền thông để phân tích, dự báo xu hướng thị trường và xây dựng chiến lược truyền thông.

Trước thách thức từ sự bùng nổ của AI và tự động hóa, sự kết hợp giữa kiến thức kinh tế và kỹ năng truyền thông sáng tạo chính là lợi thế cạnh tranh cho sinh viên
Trước thách thức từ sự bùng nổ của AI và tự động hóa, sự kết hợp giữa kiến thức kinh tế và kỹ năng truyền thông sáng tạo chính là lợi thế cạnh tranh cho sinh viên

Ngành học này bao gồm các mô hình kinh doanh truyền thông, cơ cấu thị trường truyền thông và ảnh hưởng của truyền thông đến nền kinh tế và xã hội. Phân tích dữ liệu trong kinh tế truyền thông từ việc thu thập, xử lý dữ liệu đến phân tích hiệu quả kinh tế của chiến dịch truyền thông và đo lường mức độ ảnh hưởng của các hoạt động truyền thông; Quản lý dự án và truyền thông doanh nghiệp…

Với ngành học này, trong tương lai cơ hội việc làm cho sinh viên vô cùng lớn. Theo TS. Nguyễn Thị Hương Lan, Giảng viên khoa Kinh tế chính trị, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng và sự trỗi dậy của AI cùng tự động hóa ngày càng bùng nổ, triển vọng việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế truyền thông và báo chí trong 5-10 năm tới vẫn được đánh giá tích cực, với một số điểm nổi bật như sau:

Khi các doanh nghiệp và cơ quan truyền thông ngày càng chuyển mình số hóa, họ đòi hỏi những chuyên gia không chỉ có kiến thức kinh tế vững chắc mà còn có khả năng vận dụng hiệu quả các công cụ truyền thông để phân tích, dự báo xu hướng thị trường và xây dựng chiến lược truyền thông. Điều này mở ra nhiều cơ hội việc làm ở các vị trí như chuyên viên phân tích truyền thông, biên tập viên kinh tế và cố vấn truyền thông chiến lược.

Mặc dù AI và tự động hóa có thể thay thế một số công việc mang tính lặp đi lặp lại nhưng chúng lại tạo ra nhiều cơ hội mới trong lĩnh vực digital marketing, quản trị nội dung số và phân tích dữ liệu. Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế Truyền thông và Báo chí có khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại để tối ưu hóa các quy trình làm việc, từ đó đóng góp tích cực vào việc ra quyết định dựa trên dữ liệu.

Từ các vị trí truyền thống như phóng viên, biên tập viên đến các vai trò mới nổi như chuyên viên marketing kỹ thuật số, chuyên viên phân tích dữ liệu truyền thông và nhà sáng tạo nội dung, sinh viên ngành Kinh tế Truyền thông và Báo chí sẽ có nhiều lộ trình phát triển nghề nghiệp trong kỷ nguyên số.

Như vậy, dù có những thách thức từ sự bùng nổ của AI và tự động hóa, sự kết hợp giữa kiến thức kinh tế và kỹ năng truyền thông sáng tạo chính là lợi thế cạnh tranh giúp sinh viên ngành này dễ dàng bắt kịp xu hướng và phát triển bền vững trong thị trường lao động toàn cầu”, TS. Nguyễn Thị Hương Lan nhấn mạnh.

Chuyên ngành Kinh tế chính trị và ngoại giao

Ngành học này giúp sinh viên nắm bắt nguyên tắc cơ bản về Quản trị toàn cầu và ngoại giao kinh tế, chính sách và cơ chế hợp tác kinh tế, từ đó hiểu được vai trò của ngoại giao kinh tế trong việc thúc đẩy phát triển. Bên cạnh đó, sinh viên được hiểu rõ các yếu tố địa chính trị và kinh tế khu vực, biết cách phân tích tác động của các yếu tố này đối với quan hệ kinh tế và chính trị toàn cầu. Học ngành này còn giúp sinh viên có kiến thức về kỹ năng đàm phán, giải quyết xung đột, và thiết lập mối quan hệ đối tác kinh tế trong bối cảnh quốc tế.

Trong tương lai, sự tích hợp của AI vào phân tích kinh tế và chính trị sẽ tạo ra nhiều vị trí làm việc mới
Trong tương lai, sự tích hợp của AI vào phân tích kinh tế và chính trị sẽ tạo ra nhiều vị trí làm việc mới

TS. Nguyễn Thùy Anh, Trưởng Bộ môn Kinh tế chính trị, khoa Kinh tế chính trị, trình Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, trong môi trường làm việc số hóa hiện nay, sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế chính trị và ngoại giao cần trang bị cả kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn để đáo ứng nhu cầu công việc trong kỷ nguyên số.

“Triển vọng việc làm của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế chính trị và ngoại giao trong 5-10 năm tới được đánh giá là khá sáng sủa nếu các em có thể nhanh chóng thích ứng với xu hướng số hóa và nâng cao các kỹ năng chuyên môn lẫn kỹ năng mềm. Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa có thể làm thay đổi bản chất của nhiều công việc truyền thống nhưng đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội mới trong các lĩnh vực yêu cầu khả năng phân tích chiến lược và tư duy phản biện sâu sắc. Cụ thể: Phân tích dữ liệu kinh tế và chính trị. Với sự bùng nổ của dữ liệu lớn (Big Data), nhu cầu về nhân lực có khả năng xử lý và phân tích dữ liệu để dự báo xu hướng kinh tế và chính trị sẽ gia tăng mạnh mẽ”, TS. Nguyễn Thùy Anh nhận định.

Cũng theo TS. Nguyễn Thùy Anh, trong kỷ nguyên số cũng tạo ra những xu hướng mới trong việc làm như: Sự căng thẳng thương mại và xung đột địa chính trị đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những phân tích chiến lược kỹ lưỡng; Các vị trí như chuyên viên phân tích rủi ro quốc tế và chuyên gia tư vấn chiến lược an ninh sẽ có nhu cầu cao.

Ngoài ra, sự tích hợp của AI vào phân tích kinh tế và chính trị sẽ tạo ra các vị trí mới như chuyên gia về trí tuệ nhân tạo và phân tích chính sách, chuyên viên khai thác và

Những ngành học mới không chỉ đáp ứng nhu cầu lao động trong nước mà còn mở ra cơ hội làm việc tại các thị trường quốc tế, giúp thế hệ trẻ Việt Nam vươn xa. Đây thực sự là thời điểm vàng để các bạn trẻ nắm bắt cơ hội, xây dựng sự nghiệp vững chắc.

Đọc thêm

Dự thảo nhiều điểm mới trong quy định khen thưởng, kỷ luật học sinh Giáo dục

Dự thảo nhiều điểm mới trong quy định khen thưởng, kỷ luật học sinh

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh.
Bữa trưa miễn phí cho học sinh: Chủ trương đúng, lợi ích dài lâu Giáo dục

Bữa trưa miễn phí cho học sinh: Chủ trương đúng, lợi ích dài lâu

TTTĐ - Gợi mở về bữa trưa miễn phí cho học sinh Hà Nội của Tổng Bí thư Tô Lâm khiến phụ huynh mừng vui, phấn khởi. Phía sau bữa trưa miễn phí là sự quan tâm thiết thực đến việc phát triển thể chất, tinh thần, tương lai thế hệ trẻ.
Nhịp cầu giáo dục thắt chặt quan hệ hữu nghị Việt - Nga Giáo dục

Nhịp cầu giáo dục thắt chặt quan hệ hữu nghị Việt - Nga

TTTĐ - Phòng Văn hóa Việt - Nga trở thành một không gian giao lưu văn hóa giúp học sinh thêm am hiểu về tinh hoa văn hóa thế giới, một không gian học tập với phương châm “học đi đôi với hành”.
133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp, ưu tiên xét tuyển đại học Giáo dục

133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp, ưu tiên xét tuyển đại học

TTTĐ - Sáng 8/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp, ưu tiên xét tuyển đại học năm 2025.
Quận Hai Bà Trưng xác minh thông tin giáo viên dạy thêm sai quy định Giáo dục

Quận Hai Bà Trưng xác minh thông tin giáo viên dạy thêm sai quy định

TTTĐ - Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đang khẩn trương xác minh thông tin giáo viên Trường THCS Vân Hồ dạy thêm chưa đúng quy định.
Cảnh báo thủ đoạn lôi kéo học sinh mở tài khoản ngân hàng Giáo dục

Cảnh báo thủ đoạn lôi kéo học sinh mở tài khoản ngân hàng

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có công văn gửi các đơn vị về việc tuyên truyền học sinh, sinh viên cảnh báo thủ đoạn lôi kéo, dụ dỗ học sinh, sinh viên mở tài khoản ngân hàng, thuê bao di động để chiếm đoạt tài sản.
10.000 người tham gia ngày hội kết nối giáo dục nghề nghiệp Hà Nội Khởi nghiệp sáng tạo

10.000 người tham gia ngày hội kết nối giáo dục nghề nghiệp Hà Nội

TTTĐ - Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 diễn ra sáng 11/5 tại Cung Thiếu nhi Hà Nội - Cơ sở 2 (đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) với sự tham dự của khoảng 10.000 người.
Trách nhiệm nhà giáo trên hành trình sẻ chia, nâng tầm giáo dục Giáo dục

Trách nhiệm nhà giáo trên hành trình sẻ chia, nâng tầm giáo dục

TTTĐ - Trong 3 năm triển khai (2022 - 2025), phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục Hà Nội bước đầu đã thể hiện quyết tâm của Thủ đô trong thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương, khắc phục hạn chế, thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa nội và ngoại thành Hà Nội.
Khi họp phụ huynh không còn là “nỗi sợ”... Giáo dục

Khi họp phụ huynh không còn là “nỗi sợ”...

TTTĐ - Để buổi họp phụ huynh không chỉ là “báo cáo - phê bình - kiến nghị” mà trở thành một buổi gặp gỡ thực sự có ý nghĩa, cô Lê Thị Thu Nết, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A2, Trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng (Long Biên, Hà Nội) đã "thiết kế" một mô hình mới trong việc tổ chức họp phụ huynh ở tiểu học.
Giao gần 14.000 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên Giáo dục

Giao gần 14.000 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa thông báo dành gần 14.000 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT tại 46 trường trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng trên địa bàn thành phố.
Xem thêm