Tag

Những phận đời nạn nhân trong vụ lừa đảo sổ đỏ của "Tín Rin" ở Quảng Nam

Đường dây nóng 03/03/2021 08:21
aa
TTTĐ - Nhiều nạn nhân ở phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam sau khi bị Phan Đình Tín lừa lấy sổ đỏ đem bán đã rơi vào cảnh khốn đốn, "tiến thoái lưỡng nan", thậm chí chưa dám tố cáo vì nhiều nguyên nhân.
Quảng Nam: Yêu cầu Công ty King báo cáo việc sản xuất nước sạch, khi người dân phản ánh phải sử dụng nước "bẩn" Quảng Nam: Hàng trăm hộ dân Điện Ngọc "nhắm mắt" xài nước bẩn Vụ Tập đoàn Tín Rin: Giám đốc làm giả 6 sổ đỏ, lừa đảo người dân tại Đà Nẵng Quảng Nam: Bắt cán bộ địa chính phường Điện Ngọc liên quan đến thủ tục cấp sổ đỏ Quảng Nam: Đề nghị các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án tại KĐT mới Điện Nam – Điện Ngọc
Những phận đời nạn nhân trong vụ lừa đảo sổ đỏ của
Hộ ông Huỳnh Cốc (cha ruột anh Thương) bị Phan Đình Tín lấy sổ đỏ có diện tích 1.827m2 bằng chiêu trò nhận làm tách thửa (Ảnh: V.Q)

Nhiều người dân sinh sống tại địa bàn phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn là nạn nhân của Phan Đình Tín (SN 1987, ngụ phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) đến nay vẫn chưa dám làm đơn tố cáo, mặc dù đã bị lừa mất tài sản trị giá lên tới hàng tỷ đồng.

Nạn nhân đi tìm... nạn nhân

Những ngày đầu tháng 3, con đường bê tông lởm chởm ổ gà nối tỉnh lộ 607 dẫn vào các xóm, làng của khối Ngân Câu vẫn im ắng sau những ngày Tết Nguyên đán Tân Sửu. Trong căn nhà cấp 4 sinh sống cùng vợ con và cha mẹ đã già yếu, anh Huỳnh Đức Thương (ngụ tổ 8B, khối Ngân Câu, phường Điện Ngọc) đến nay vẫn chỉ biết tự trách bản thân khi để gia đình rơi vào cảnh bị lừa đảo mất hết tài sản.

Sau đợt "sốt" đất do nằm cạnh các dự án, gia đình anh Thương có nhu cầu bán một phần diện tích đất ở để trang trải cuộc sống cho các thành viên trong gia đình bởi gia cảnh đông anh em.

"Phần đất 300m2 của gia đình liên tục được các "cò đất" xin đặt cọc, chốt lô nhưng giá đất liên tục tăng, nên gia đình vẫn e dè việc bán đất. Mọi chuyện bắt đầu xảy khi gia đình quyết định bán đất cho một người quen tên Tr với giá 950 triệu đồng/lô 300m2 vào ngày 15/7/2018. Việc mua bán được thực hiện sau khi người mua đặt cọc trước 50 triệu đồng", anh Thương nhớ lại.

Mọi rắc rối và tài sản bị mất khi gia đình anh Thương tiến hành trao sổ đỏ cho người bán để làm thủ tục tách thửa.

"Sau 60 ngày ký hợp đồng đặt cọc, do vẫn chưa nhận lại được sổ đỏ nên gia đình quyết định trình báo chính quyền địa phương. Lúc này, người mua đất lại tiếp tục "hứa lèo" việc trả lại sổ đỏ, kèm theo đó là hành vi khiêu khích của nhiều nhóm người lạ khiến cuộc sống của gia đình thêm thấp thỏm. Chỉ đến khi gia đình nhận được thêm 900 triệu đồng từ giao dịch bán 300m2 đất mới an tâm phần nào. Tuy nhiên, sổ đỏ thì vẫn chưa được trả", anh Thương kể.

Quảng Nam: Những phận đời là nạn nhân của "Tín Rin"
Gia đình anh Thương không còn giữ sổ đỏ sau khi ký hợp đồng đặt cọc vào năm 2018 (Ảnh: V.Q)

Điều bất ngờ, một người tên Ph (ở TP Đà Nẵng) vào nhà anh Thương nhằm hỏi thửa đất 300m2 đã mua trước đó từ Phan Đình Tín. Lúc này, gia đình anh Thương mới ngã ngửa khi biết sổ đỏ của gia đình đã bị Phan Đình Tín cầm và bán cho người khác với giá hơn 2 tỷ đồng.

"Người mua đất trước đó đã đưa sổ đỏ cho Tín làm thủ tục tách thửa, ra sổ mới. Tuy nhiên, người này cũng bị Tín "lừa đảo" nhằm mang đi bán cho người khác. Chúng tôi ngã ngửa vì tài sản là sổ đỏ của gia đình bị người khác đem đi bán và người mua đến tận nhà hỏi về đất đai khiến tôi không thể tin nổi.

Do vợ vừa mới sinh nên tôi chỉ quanh quẩn ở nhà, không đi làm được. Ngày nào cũng thấy cha mẹ buồn rầu vì bị lừa đảo nên chúng tôi càng buồn và không biết làm gì hơn. Sổ đỏ không còn, thửa đất 1.827m2 của gia đình nay cũng không thể hoàn thiện thủ tục tách thửa sau quá trình bán đất kể từ năm 2018. Đã 3 năm trôi qua, cuộc sống của gia đình, anh em và cha mẹ đến nay vẫn chưa thể ổn định", anh Thương nghẹn ngào.

Chân dung  Phan Đình Tín (Ảnh: CTV)
Chân dung Phan Đình Tín (Ảnh: CTV)

Mất sổ đỏ còn phải trả tiền lãi

Nhiều nạn nhân của Tín sau khi bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản đã trình báo cơ quan Công an tỉnh, Công an thị xã và gửi đơn tố cáo. Con số nạn nhân là người dân tại phường Điện Ngọc và các địa phương lân cận bị Tín lừa lấy sổ đỏ đem bán hoặc làm giả, chưa thống kê hết.

Hộ anh T.H (ngụ khối Ngân Giang, phường Điện Ngọc) bị Tín cầm sổ đỏ sau khi mượn tiền để xoay sở chuyện gia đình. Đến nay, anh H vẫn là một trong những trường hợp chưa làm đơn tố cáo cũng vì nhiều nguyên nhân.

"Do chỗ quen biết nên gia đình có đem sổ đỏ (hơn 300m2) đến nhà Tín để mượn 50 triệu đồng vào giữa năm 2020. Mỗi tháng, chúng tôi vẫn trả lãi 1 triệu đồng như thỏa thuận. Được vài tháng, gia đình nghe tin Tín bị Công an bắt khẩn cấp nên phát hoảng. Chỉ vài ngày sau đó, một khách hàng của Tín đến nhà và cho biết mình đã mua lại sổ đỏ của gia đình với giá 2 tỷ đồng. Lúc này, tôi chỉ biết thốt lên rằng: Cả anh và tôi đều bị nó lừa rồi", anh H kể.

Anh H đến nay vẫn không hiểu tại sao Tín lại có thể bán đất của gia đình cho người khác, trong khi gia đình vẫn đang sinh sống bình thường trên diện tích đất này.

"Tín thường dẫn khách hàng đi mua đất bằng cách chỉ diện tích đất có trong sổ đỏ tại các khu vực gần đó và có vị trí trống. Sau khi xác định được đất bán cho khách hàng, Tín chỉ việc làm các thủ tục còn lại "trong tầm tay" để chiếm đoạt tài sản một cách trót lọt, dễ dàng và ít tốn công sức", anh H nói.

Sổ đỏ bị làm giả nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác
Sổ đỏ bị làm giả nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Nhiều nạn nhân bị đối tượng lừa đảo còn rơi vào cảnh oái ăm khi đã mua được đất có sổ đỏ, nhận được đất nhưng không thể xây dựng công trình, vì thửa đất giao dịch trước đó đã được đối tượng bán cho người khác (thậm chí nhiều người) và đã xây dựng công trình kiên cố. Có nạn nhân bị Tín lấy luôn sổ đỏ sau khi cho mượn tiền, thậm chí nhiều trường hợp là bạn bè thân, người quen biết từ lâu của Tín.

Ngày 25/12, Phan Đình Tín bị Công an tỉnh Quảng Nam bắt khẩn cấp để điều tra về hành vi lừa đảo, làm giả con dấu, giấy tờ của cơ quan Nhà nước.

Phan Đình Tín là giám đốc công ty bất động sản, Tập đoàn vận tải Tín Rin. Công ty này có trụ sở tại đường ĐT607 (ngã ba Cây Xoài, khối Viêm Trung, phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn) và một văn phòng giao dịch nằm tại phường Điện Nam Đông.

Điều tra ban đầu cho thấy, Phan Đình Tín đã có hành vi làm giả con dấu, giấy tờ của cơ quan Nhà nước để thực hiện hành vi lừa đảo với số tiền nhiều tỷ đồng của nhiều nạn nhân trên địa bàn Quảng Nam và vùng lân cận.

Đọc thêm

Hải Dương: Yêu cầu dừng ngay các trạm trộn bê tông không phép Đường dây nóng

Hải Dương: Yêu cầu dừng ngay các trạm trộn bê tông không phép

TTTĐ - UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu dừng ngay hoạt động, giải toả ngay toàn bộ trạm trộn, công trình ở bãi sông không có chủ trương đầu tư dự án hoặc nội dung chủ trương đầu tư được duyệt không có hạng mục trạm trộn.
Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai Đường dây nóng

Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai

TTTĐ -Thực hiện chỉ đạo thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính, nhiều huyện đã đình chỉ điều hành công việc một số Chủ tịch xã để tập trung xử lý dứt điểm các vi phạm về đất đai và trật tự xây dựng.
Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê Đường dây nóng

Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê

TTTĐ - Xe tải vận chuyển vật liệu "lũ lượt" ra, vào khu dân cư để san lấp dự án tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam khiến môi trường bị ô nhiễm.
Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè! Đường dây nóng

Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè!

Thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo trật tự, văn minh và mỹ quan đô thị trên địa bàn. Tuy nhiên, tại nhiều tuyến đường trên địa bàn phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vẫn diễn ra, gây bức xúc dư luận. Câu hỏi đặt ra: Ban chỉ đạo 197 phường Dương Nội quên mất nhiệm vụ của mình hay sao mà để tình trạng này diễn ra triền miên như vậy?
Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm Đường dây nóng

Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm

TTTĐ - Tiếp xúc với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, người dân tiểu khu Phú Mỹ (thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) thừa nhận có vi phạm đất đai tại đây. Trước đó, huyện Phú Xuyên đã có động thái được dư luận đánh giá là quyết liệt khi quyết định đình chỉ công tác của hai đồng chí Chủ tịch UBND cấp xã để tập trung chỉ đạo, tổ chức khắc phục, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng tại địa phương.
Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì? Đường dây nóng

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì?

TTTĐ - Việc tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nông nghiệp mà không thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một vấn đề đáng quan tâm từ lâu. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn kéo theo nhiều rủi ro nghiêm trọng về tài sản, quyền lợi và thậm chí trách nhiệm hình sự.
Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai Đường dây nóng

Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai

TTTĐ - Luật Đất đai 2024 quy định rõ trách nhiệm quản lý cũng như xử lý vi phạm nếu để sai phạm, gây thiệt hại trong quản lý đất đai. Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại địa phương theo thẩm quyền.
Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn Đường dây nóng

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

TTTĐ - Trong bối cảnh quản lý đất đai tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng phức tạp bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đất gia tăng và tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến tinh vi, công tác phòng ngừa vi phạm từ sớm, từ xa đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, hai giải pháp mang tính căn cơ là: Phát huy vai trò tổ công tác liên ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, dân vận tại cơ sở.
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm Đường dây nóng

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

TTTĐ - Việc quản lý đất đai trong những năm qua được xác định là bài toán khó đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặc dù huyện đã tập trung chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhưng một số địa phương sắp sáp nhập vẫn còn để xảy ra tình trạng né tránh, nể nang, dẫn đến phát sinh vi phạm mới. Việc tổ chức cưỡng chế, xử lý vi phạm ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo Đường dây nóng

Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo

TTTĐ - Nhiều địa phương của Hà Nội quán triệt quan điểm sẽ truy trách nhiệm lãnh đạo địa phương nếu buông lỏng quản lý hoặc thiếu kiên quyết trong công tác xử lý vi phạm đất đai, xây dựng.
Xem thêm