Tag

Những thành tựu nổi bật của huyện Thạch Thất sau 15 năm

Nông thôn mới 30/07/2023 09:41
aa
TTTĐ - Sau 15 năm sáp nhập về thành phố Hà Nội, huyện Thạch Thất đạt nhiều thành tựu trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an sinh.
Huyện Thạch Thất tổ chức tuần lễ xúc tiến tiêu thụ nông sản OCOP

Công tác Đảng được chú trọng

Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội, huyện Thạch Thất có thêm 3 xã: Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình. Trước khi hợp nhất, Đảng bộ huyện Thạch Thất có 74 tổ chức cơ sở Đảng với tổng số 5.043 đảng viên sinh hoạt ở 292 chi bộ. Đến nay, Đảng bộ huyện Thạch Thất vẫn có 74 tổ chức cơ sở Đảng song tổng số đảng viên nâng lên 9.165.

đồng chí Lê Minh Đức - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Thạch Thất  phát biểu kết luận hội nghị
Đồng chí Lê Minh Đức - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Thạch Thất

Trong những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Thạch Thất đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt với nhiều giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng, đoàn thể; Tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lí các cấp.

Kết quả nổi bật là huyện đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo đã nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp.

Đoàn lãnh đạo huyện Thạch Thất dâng hương tưởng nhớ Bác Hồ
Đoàn lãnh đạo huyện Thạch Thất dâng hương tưởng nhớ Bác Hồ

Đáng chú ý, Ban Thường vụ Huyện ủy Thạch Thất thực hiện đồng bộ, hiệu quả các khâu trong công tác cán bộ như: Công tác quy hoạch, tuyển dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; Chú trọng luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ, vị trí việc làm, nhất là các phòng ban chuyên môn và các chức danh Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã, thị trấn.

Từ năm 2021 đến đầu năm 2023, huyện đã có hơn 100 cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lí được luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác. Huyện đã luân chuyển, điều động cán bộ, công chức các phòng ban huyện về làm Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã, thị trấn 14 đồng chí; Thực hiện việc bố trí Bí thư, Chủ tịch UBND xã, thị trấn không phải là người địa phương.

Nâng cao các tiêu chí kinh tế

Trước khi hợp nhất, huyện Thạch Thất có diện tích đất tự nhiên là 13.183,67ha với 20 đơn vị hành chính; Dân số 164.886 người. Thu nhập bình quân đầu người đạt 11,6 triệu đồng/người/năm.

15 năm qua, Thạch Thất nỗ lực huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế và đạt được những kết quả tích cực. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.

Bên cạnh các sản phẩm chế tác từ gỗ, Hội chợ giới thiệu, triển lãm các sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ huyện Thạch Thất năm nay cũng hội tụ rất nhiều cây cảnh đẹp, giá trị cao.
Kinh tế làng nghề là điểm nổi bật tại huyện Thạch Thất.

Kinh tế làng nghề được cho là thế mạnh của huyện Thạch Thất. Toàn huyện có 59 làng với 50 làng có nghề. Trong đó, huyện có 10 làng nghề được tỉnh Hà Tây và thành phố Hà Nội công nhận làng nghề truyền thống gồm: Cơ kim khí Phùng Xá, Mộc - may Hữu Bằng; Mây tre giang đan Bình Phú; Bánh chè lam Thạch Xá; Chè kho Đại Đồng; Mộc Chàng Sơn, Canh Nậu, Dị Nậu; Làm nhà gỗ cổ truyền xã Hương Ngải.

Tận dụng các lợi thế sẵn có, cộng với phát triển những ngành kinh tế mới, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn toàn huyện Thạch Thất ước thực hiện năm 2023 đạt 35.913.480 triệu đồng, tăng trưởng bình quân đạt 12,5%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 phấn đấu đạt 100 triệu đồng (mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu 120 triệu ).

Người dân huyện Thạch Thất chăm sóc cây bưởi
Người dân huyện Thạch Thất chăm sóc cây bưởi

Xây dựng Nông thôn mới tại huyện Thạch Thất đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Năm 2013, xã Đại Đồng là xã đầu tiên của huyện được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới. Năm 2018, tất cả các xã trong huyện đều đạt xã Nông thôn mới. Năm 2020, huyện Thạch Thất vinh dự được đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận “Huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020”.

Xác định mục tiêu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới chỉ có điểm đầu, không có điểm kết thúc, Huyện ủy, UBND huyện Thạch Thất đã tập trung chỉ đạo, xây dựng các xã đạt tiêu chí Nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Huyện phấn đấu hết năm 2023 sẽ có thêm 2 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao và 2 xã đạt Nông thôn mới kiểu mẫu.

Đẩy mạnh xây dựng văn hóa và an sinh

Về mặt văn hóa, Thạch Thất là vùng đất cổ mang đậm nét đặc trưng của văn hóa xứ Đoài, nơi đây có 101 di tích đã được nhà nước xếp hạng, trong đó Chùa Tây Phương được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, 34 pho tượng Phật được công nhận là Bảo vật auốc gia; Là quê hương của Trạng Bùng - Phùng Khắc Khoan, lương y Nguyễn Tử Siêu.…

Chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội)
Chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội)

Ở yếu tố lịch sử, Thạch Thất còn vinh dự được đón Bác Hồ chọn là nơi ở và làm việc trong 19 ngày đêm trên đường Người dời Thủ đô Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc từ ngày 13/1 đến 2/2/1947. Trong đấu tranh cách mạng bảo vệ Tổ quốc, người Thạch Thất anh dũng chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc lập nên những chiến công hiển hách, chói lọi, lịch sử còn lưu danh những tên đất, tên người như Hạ Bằng quật khởi, Núi Nứa anh hùng, Cẩm Bào mồ chôn giặc Pháp.

Tiết mục chuyển thể Chèo Chúc cẩm hồi văn “Xuân đất Việt” của Chi nhánh Thơ Đường huyện Thạch Thất
Tiết mục chuyển thể Chèo Chúc cẩm hồi văn “Xuân đất Việt” của chi nhánh Thơ Đường huyện Thạch Thất

Những năm qua, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phát triển sâu rộng. Công tác giáo dục, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân; Công tác phòng chống các loại dịch bệnh nguy hiểm, đặc biệt là dịch COVID-19 ngày càng được chú trọng, nâng cao. Tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Tăng cường quản lý tài nguyên, hoàn thành quy hoạch

Từ năm 2008 đến nay, công tác quản lý đất đai, vệ sinh môi trường, giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện Thạch Thất được tập trung chỉ đạo quyết liệt. Huyện đã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030; Tăng cường quản lý đất đai, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm; Tập trung giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư của Trung ương, thành phố và huyện.

Diện mạo Thạch Thất đang đổi thay mạnh mẽ
Diện mạo Thạch Thất đang đổi thay mạnh mẽ

Với địa thế là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía Bắc với vùng đồng bằng, kết nối liên vùng Tây Bắc với hệ thống giao thông thuận lợi có nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển kinh tế như: Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 21A, quốc lộ 32, tỉnh lộ 419, 420… Đại học quốc gia Hà Nội, đặc biệt là quy hoạch Đô thị vệ tinh Hòa Lạc với diện tích 17.074ha, huyện Thạch Thất có cơ hội lớn để phát triển trong tương lai.

Là vùng đất địa linh nhân kiệt với bề dày văn hóa lịch sử của xứ Đoài, huyện Thạch Thất có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, thành phố xác định phát triển huyện Thạch Thất trở thành trung tâm của thành phố phía Tây với “lõi” là Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đọc thêm

Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ Nông thôn mới

Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ

TTTĐ - Hơn hai tuần kể từ khi cơn bão số 3 (YAGI) đổ bộ vào Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, nền nông nghiệp Thủ đô dường như trở về “con số 0”. Lúa, hoa màu, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm… đều bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, kéo theo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung hàng hóa, thực phẩm cho người dân Thủ đô trong những tháng cuối năm. Vậy thành phố, các ban, ngành có giải pháp, chính sách như thế nào trong công tác khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất, giúp ngành nông nghiệp“vượt bão”, tiếp tục giữ vững vai trò là lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô?
Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Với những lợi thế sẵn có tỉnh Quảng Nam hoàn toàn có thể xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.
Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ Nông thôn mới

Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, đề xuất nhu cầu hỗ trợ để phát triển sản xuất cây vụ Đông, khôi phục sản xuất, bù đắp sản lượng lương thực, thực phẩm bị thiếu hụt do ảnh hưởng của bão, lũ.
Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước Nhịp sống phương Nam

Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước

TTTĐ - Tỉnh Bạc Liêu đã đứng đầu cả nước về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm (Khu công nghệ cao phát triển tôm) với mục tiêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.
Festival nghề muối lần đầu tiên sẽ diễn ra vào quý I/2025 Nhịp sống phương Nam

Festival nghề muối lần đầu tiên sẽ diễn ra vào quý I/2025

TTTĐ - Nước ta có 21 tỉnh ven biển sản xuất muối và lần đầu tiên, Festival nghề muối Việt Nam- Bạc Liêu “Hành trình trăm năm nghề muối - Đời người” sẽ diễn ra vào quý I/2025 với chủ đề: Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam.
Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia

TTTĐ - Sau 14 năm triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt được nhiều thành quả cao với 100% toàn tỉnh đạt Nông thôn mới và không còn hộ nghèo đa chiều chuẩn quốc gia.
Đồng Nai xác định "hạt nhân" động lực phát triển kinh tế vùng Nông thôn mới

Đồng Nai xác định "hạt nhân" động lực phát triển kinh tế vùng

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai xác định 3 "hạt nhân" quan trọng để làm động lực phát triển kinh tế vùng của địa phương.
Hà Nội: Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống Nông thôn mới

Hà Nội: Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống

TTTĐ - Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024 (lần thứ 2) được tổ chức nhằm góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng có nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường cho các sản phẩm.
Hội chợ Làng nghề: Nơi tôn vinh các sản phẩm làng nghề truyền thống Nông thôn mới

Hội chợ Làng nghề: Nơi tôn vinh các sản phẩm làng nghề truyền thống

TTTĐ - Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 - năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 3 - 6/10 tại Trung tâm Triển lãm Nông nghiệp, số 489 đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Tỉnh Bình Dương hướng đến năm 2030 là thành phố trực thuộc Trung ương Nông thôn mới

Tỉnh Bình Dương hướng đến năm 2030 là thành phố trực thuộc Trung ương

TTTĐ - UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xúc tiến đầu tư và quảng bá top 1 ICF; triển lãm năng lượng và tự động hóa thế giới tại Việt Nam năm 2024.
Xem thêm