Những tình tiết khó lý giải trong quá trình khảo cổ mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Vào đầu tháng 3 âm năm Giáp Thân (2014), chị Bùi Thị Hiền, ngụ ở Ao Dương, thuộc thôn Hạ Đồng, tại xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng có nằm mơ thấy 1 cụ già tự xưng là nhà Nho báo mộng cho biết, hiện cụ đang nằm trong khu vườn gia đình chị và có mong muốn được di dời ra ngoài.
Thực hiện đúng theo lời cụ già nói trong mơ, chị Hiền cùng gia đình đã đào vườn của gia đình lên thì phát hiện ra một chiếc quách làm bằng gỗ Ngọc Lan, bên trong có chứa 1 bộ hài cốt với hộp sọ và ít xương.
Gia đình đã cẩn thận xếp bộ hài cốt chuyển sang tiểu sành sau đó mang ra nghĩa trang thôn tiến hành chôn cất theo lời báo mộng, riêng tấm quách lại vứt ra bờ rào.
Biết được thông tin lạ này, thầy Ngô Văn Hiển (giảng viên Trường ĐH Dân lập Hải Phòng) đã chủ động tìm tới gia đình, trực tiếp chụp ảnh tấm quách chứa nhiều chữ nho để nhờ cụ Lương Bắc Tưởng ở Hải Phòng (một người giỏi chữ Hán) giúp dịch hộ.
Cụ Tưởng đọc được hai chữ trong đó là Kim Lan (nghĩa là Lan vàng). May mắn thay, nhà thư pháp có tiếng Lê Thiên Lý hôm đó ghé nhà cụ Tưởng chơi, nghe cụ kể chuyện và xem những bức ảnh chụp lại tấm quách nên khá lưu tâm.
Nhà thư pháp đem về nghiên cứu tại gia, chỉ sau 7 ngày là dịch xong bài thơ 24 chữ:
Giá độc tất đạt
Trạng Trình khiếu phong
Tâm dĩ nhật chính
Tầm tự Quang Long
Trùng mộc chủ tông
Trung sinh Nam cự.
(tạm dịch: Đọc ở đây ta sẽ thấy 1 người tên là Đạt, về sau được phong là Trạng Trình. Người này tâm sáng như vầng mặt trời giữa trưa, tìm kỹ ở trong chữ là sẽ thấy vết tích của vua. Ở giữa hai lớp gỗ đè ta sẽ tìm được tông tích của 1 vị chủ nhân nằm trong quách, ấy chính là 1 danh nhân nước Nam).
Càng đọc, càng ngẫm, ông Lê Thiên Lý càng mừng rỡ vì nhận thấy, ngôi mộ cổ có khả năng cao là mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Các nhà khảo cổ học và nhà ngôn ngữ học nghiên cứu các chữ nho trên quách
Nhiều người may mắn được báo mộng
Cùng thời gian diễn ra sự việc này, chính chị Bùi Thị Hiền lại tiếp tục nằm mơ thấy ông cụ nhà Nho hiện về nói: “Ta lên để giúp nước. Ta chính là Trạng Trình”.
Sau đó, nhà văn Nguyễn Thụy Kha nghe tin, biết chuyện cũng đích thân tìm về Hải Phòng, rồi mang tấm quách tới Hà Nội, để ở số nhà 59 Tràng Thi.
Giữa năm 2016, các cá nhân nhà thư pháp Lê Thiên Lý, nhà giáo Ngô Văn Hiển cùng ông Hoàng Phan, ngụ tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng đã chủ động liên hệ với Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người cùng với Viện Khảo cổ học để mời các nhà khoa học cùng vào cuộc nghiên cứu.
Sau khi nhận được báo cáo khoa học của nhóm nghiên cứu, UBND TP. Hải Phòng đã chỉ đạo Bảo tàng Hải Phòng cùng Sở VHTTDL vào cuộc. Tấm quách được chuyển về cất giữ tại Hải Phòng.
Ngày 9/1/2017, nhà ngoại cảm Trần Lệ Giang cùng các cán bộ Sở VHTTDL Hải Phòng và các nhà Nho đã trực tiếp đục tấm quách (theo miêu tả như trong đoạn thơ trên) và tìm thấy 1 thẻ tre dài chừng 25cm.
Trên tấm thẻ tre này có chữ ghi “Mạc triều trạng nguyên” cùng hai chữ “Cù Xuyên”
Khi mở ván địa xác định danh tính cụ thể của chủ nhân ngôi mộ, các nhà học học đã tìm thấy thẻ bằng tre dài 265mm, rộng 9,76mm và có chiều dài 3,79mm.
Trên tấm thẻ tre này có chữ ghi “Mạc triều trạng nguyên” cùng hai chữ “Cù Xuyên”. Đây là đạo hiệu của thân sinh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, giám hiệu Nguyễn Văn Định.
Mọi người hết đỗi vui mừng vì cả 4 chữ đó đều giống như “chứng minh thư” nghìn năm không lệch của Cụ Trạng. Điều kỳ lạ chính là, đêm hôm trước, chính nhà khảo cổ học, Tiến sỹ Nguyễn Lân Cường đã nằm mơ, trong mơ ông thấy có 1 cụ già hiện về báo mộng nói rằng cứ phá quách ra ắt sẽ tìm thấy 1 thẻ tre.
Hiện trên ván quách vẫn còn nhiều chữ Nho đang tiếp tục được nghiên cứu và tất cả đều sẽ được đưa vào trong tập tài liệu tạo lập hồ sơ cùng báo cáo lên cấp cao hơn có thẩm quyền thẩm tra, từ đó công nhận ngôi mộ cổ nói trên chính là mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Theo tài liệu lịch sử ghi nhận, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), có tên gốc khai sinh là Nguyễn Văn Đạt. Ông sinh năm Tân Hợi (niên hiệu Hồng Đức thứ 22) dưới triều vua Lê Thánh Tông (1491). Trạng Trình vốn sinh tại làng Trung Am thuộc huyện Vĩnh Lại ở phủ Hạ Hồng tại trấn Hải Dương (nay là xã Lý Học, ngục huyện Vĩnh Bảo, thuộc thành phố Hải Phòng).
Sau khi vua Mạc Đăng Doanh lên ngôi, vua đã thi hành những chính lệnh tốt, ông mới quyết tâm ra ứng thi khoa thi Hương vào năm Giáp Ngọ (1534) rồi đỗ đầu. Trong khoa thi hội, thi đình trong năm Ất Mùi (1535), ông lại đỗ đầu.
Ngoài học vấn, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là người có tài tiên tri, nhiều “sấm truyền” cụ đã tiên tri từ trước hàng trăm năm khi người đời sau ngẫm nghĩ chiêm nghiệm lại thấy đúng và gọi là “Sấm Trạng Trình”.