Những việc cần làm để bảo vệ sức khỏe khi mưa lũ
Quận Tây Hồ: Sơ tán quất cảnh, ứng phó mưa lũ sau bão Bảo đảm trực cấp cứu 24/24h trước ảnh hưởng của mưa bão Tăng cường thông tin diễn biến mưa lũ đến người dân Thủ đô |
Trước đó, để tăng cường phòng chống dịch bệnh trước, trong và sau cơn bão số 3 và mưa lũ, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có Công văn gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ. Theo đó, Cục Y tế dự phòng đề nghị Thủ trưởng các đơn vị khẩn trương chỉ đạo rà soát và đánh giá nguy cơ về dịch bệnh tại các vùng có nhiều nguy cơ bị ảnh hưởng bởi bão và lũ, nhất là vùng có địa bàn thấp, nơi bị ngập úng, lũ lụt, lũ quét. Chủ động hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh dịch có nguy cơ bùng phát như tiêu chảy, bệnh tay chân miệng, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, sốt xuất huyết, nhất là các bệnh lây truyền qua nguồn nước hoặc từ động vật sau bão lụt. Bên cạnh đó, tổ chức giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm tại khu vực chịu ảnh hưởng của bão lụt; xử lý môi trường, khử khuẩn nguồn nước, xử lý chất thải, thu gom, tiêu hủy súc vật, gia cầm bị chết, không để ô nhiễm môi trường gây phát sinh, lây lan dịch bệnh. Bảo đảm cung ứng đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, thiết bị y tế và các dịch vụ điều trị cho các khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão và mưa lũ, bảo đảm các phương tiện vận chuyển sẵn sàng ứng cứu cho các địa phương khi có yêu cầu. Ngoài ra, bảo đảm nhân lực, thuốc, hóa chất, trang thiết bị và các vật tư phục vụ phòng, chống dịch bệnh để kịp thời hỗ trợ các địa phương khi có yêu cầu; sẵn sàng cơ động khi có tình huống khẩn cấp xảy ra. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các hoạt động phòng chống, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh và công tác đảm bảo y tế đến địa bàn. |