Tag

Trẻ táo bón, mẩn ngứa quanh miệng do dị ứng sữa

Chung tay vì an toàn thực phẩm 03/07/2024 11:21
aa
TTTĐ - Dị ứng sữa là một trong những dị ứng thức ăn phổ biến nhất ở trẻ em, là một phản ứng bất thường của hệ miễn dịch với sữa và các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên nhiều phụ huynh thường chủ quan trước tình trạng dị ứng thực phẩm ở trẻ nhỏ.
Khuyến cáo mới nhất về chẩn đoán và điều trị dị ứng đạm sữa bò ở trẻ nhỏ Cẩn trọng với các loại thực phẩm gây dị ứng cho người bị hen suyễn Cấp cứu thành công sản phụ tuổi cao, tiền sử sốc phản vệ, dị ứng với nhiều loại thuốc Sốc phản vệ bột mì, cô gái trẻ ngất xỉu

Phụ huynh không nên bỏ qua những biểu hiện dị ứng sữa ở trẻ

Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Medlatec đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi chỉ 8 tháng tuổi có biểu hiện dị ứng sữa.

Theo người nhà chia sẻ, bé KC (8 tháng tuổi, ở Hà Nội), sinh đủ tháng, được mẹ cho bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4 tháng đầu. Sau 4 tháng, trẻ bắt đầu dùng song song sữa mẹ và sữa công thức, ăn dặm ngày 2 bữa với đủ nhóm thực phẩm.

Trẻ táo bón, mẩn ngứa quanh miệng do dị ứng sữa
Qua xét nghiệm phát hiện bệnh nhi bị dị ứng sữa công thức và lòng trắng trứng gà.

Từ khi được cho ăn sữa công thức và đồ ăn dặm, trẻ bắt đầu có biểu hiện táo bón, 5-7 ngày đi đại tiện một lần, kèm với đó là mẩn đỏ toàn thân, tập trung nhiều ở vùng mặt và miệng. Nghĩ do sữa công thức gây nóng và táo bón, gia đình bé KC đã đổi 3 loại sữa công thức nhưng tình trạng không thuyên giảm nên đưa đi khám.

Ths.BS Trần Kim Ngọc, chuyên khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa Medlatec) cho biết, khi đến viện, trẻ nổi sẩn ngứa, ban đỏ rải rác toàn thân, tập trung nhiều vùng mặt, quanh miệng và táo bón kéo dài.

Kết quả chụp chiếu và xét nghiệm cho thấy trẻ bị mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Trẻ đã được xét nghiệm các dị nguyên sữa, trứng và đậu phộng và dương tính với sữa bò, lòng trắng trứng. Như vậy qua xét nghiệm phát hiện bệnh nhi bị dị ứng sữa công thức và lòng trắng trứng gà.

Mẹ bé KC vô cùng bất ngờ với kết luận trên, bởi trứng và sữa là thực phẩm thông dụng, được sử dụng nhiều trong thời kỳ trẻ ăn dặm và cũng là nguồn cung cấp nhiều dinh dưỡng.

Bác sĩ Kim Ngọc cho biết, thống kê cho thấy có tới 40% trẻ nhỏ có nguy cơ dị ứng thức ăn, trong đó, tỷ lệ dị ứng đạm sữa bò là 2,1-12,6%. Các thực phẩm gây dị ứng ở trẻ thường gặp là sữa, trứng, đậu phộng...

Để phòng dị ứng, bác sĩ Ngọc khuyến cáo, nếu phụ huynh đã biết con dị ứng với loại thức ăn nào cần loại bỏ ngay ra khỏi chế độ ăn để tránh tình trạng tái đi tái lại. Hoặc nếu trẻ có tiền sử dị ứng thức ăn thì khi dùng thức ăn mới cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Với trường hợp bệnh nhi trên, sau khi có chẩn đoán xác định là dị ứng trứng sữa, bác sĩ đã kê đơn điều trị và yêu cầu dừng sữa công thức (chỉ dùng sữa thủy phân hoàn toàn), nếu ăn trứng chỉ sử dụng nguyên lòng đỏ. Sau 2 tuần điều trị và điều chỉnh chế độ ăn, bệnh nhi đã cải thiện tình trạng táo bón, hết nổi mẩn đỏ.

Phòng tránh dị ứng thực phẩm

Phản ứng dị ứng sữa thật sự khác với sự không dung nạp protein của sữa hoặc không dung nạp lactos. Không dung nạp sữa gây ra nhiều triệu chứng khác và cần biện pháp điều trị khác với dị ứng sữa.

Dấu hiệu và triệu chứng thông thường của không dung nạp protein của sữa hoặc không dung nạp lactose bao gồm các vấn đề về tiêu hóa như là đầy hơi, đánh hơi hoặc tiêu chảy sau khi sử dụng sữa hoặc các sản phẩm từ sữa.

Trẻ táo bón, mẩn ngứa quanh miệng do dị ứng sữa

Dị ứng sữa, lòng trắng trứng gà là một trong những dị ứng thức ăn phổ biến nhất ở trẻ em

Khi trẻ có biểu hiện dị ứng sữa, phụ huynh cần ngừng việc sử dụng sữa bò ở trẻ. Nếu trẻ bị dị ứng thuộc kiểu phản ứng dị ứng nhanh, cần chuyển sang sử dụng sữa đậu nành vì trong sữa đậu nành cũng khá đầy đủ những thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của trẻ.

Nếu đã chuyển sang sử dụng sữa đậu nành nhưng triệu chứng vẫn không cải thiện, cần phải chuyển sang sử dụng những loại thực phẩm có thành phần protein ít gây ra phản ứng dị ứng. Những loại protein này đã được xử lý đặc biệt để hạn chế tối đa việc gây dị ứng cho trẻ.

Thời gian sử dụng sản phẩm ít gây kích ứng dị ứng nêu trên ít nhất phải là 2 tháng, cũng có khi phải kéo dài đến 12 tháng.

Sau thời gian này, phụ huynh cần cho trẻ dùng lại sữa bò để xem trẻ có dung nạp được hay chưa, nếu vẫn còn dị ứng thì lại dùng tiếp sản phẩm thay thế và cứ mỗi 3 - 6 tháng lại cho trẻ dùng lại sữa bò để kiểm tra vấn đề dung nạp.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi nên cho bú mẹ hoàn toàn, tuy nhiên các protein có trong sữa bò có thể đi qua sữa mẹ, vì vậy cần phải loại bỏ hết những thực phẩm có chứa sữa trong chế độ ăn của người mẹ.

Bác sĩ Kim Ngọc khuyên cáo các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng khi cắt nguồn thực phẩm trẻ bị dị ứng, vì có khoảng 80% trẻ em sẽ hết dị ứng sữa bò khi được 3 đến 5 tuổi, và khoảng 70% trẻ em dị ứng trứng sẽ khỏi ở tuổi 16. Vì vậy, phụ huynh có thể kiểm tra lại tính chất dị ứng trứng, sữa sau một khoảng thời gian ngừng sử dụng.

Tuy nhiên, các gia đình cũng không chủ quan khi có thành viên bị dị ứng thức ăn, đặc biệt là trẻ nhỏ. Dị ứng thức ăn có thể gây sốc phản vệ, thậm chí tử vong. Khi thấy trẻ có các dấu hiệu như rối loạn tiêu hóa, nổi mề đay, phù mạch thì cần đưa đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

Đọc thêm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thịt lợn là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng với cách chế biến đơn giản nên được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Để chọn loại thịt tươi ngon an toàn thì người tiêu dùng chưa chắc chắn chưa thật sự hiểu và nhận rõ.
Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm Sức khỏe

Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và 3 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền 75 triệu đồng.
Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị

TTTĐ - Cốm được xem là món ăn truyền thống đặc sắc ở vùng Bắc Bộ, nhất là tại khu vực Hà Nội. Nguyên liệu để chế biến ra món ăn này là lúa nếp non và thường là lúa nếp cái hoa vàng. Lúa non sẽ được chế biến qua nhiều công đoạn kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra mẻ cốm vị ngọt thanh. Cốm còn có yêu cầu rất cao ở khâu bảo quản để đảm bảo giữ đúng hương vị của nó.
Mì chính có thực sự gây hại? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Mì chính có thực sự gây hại?

TTTĐ - Mì chính từng rất phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người cho rằng loại gia vị này gây nguy hại cho sức khỏe.
4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe Chung tay vì an toàn thực phẩm

4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe

TTTĐ - Đồ ăn nhanh là những loại thực phẩm được sản xuất hàng loạt và ưu tiên tốc độ phục vụ nhanh. Tuy có hương vị hấp dẫn, đáp ứng sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng lạm dụng các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể

TTTĐ - Bếp ăn tập thể ngày càng trở nên phổ biến trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp... Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với bếp ăn tập thể vì thế càng trở nên cấp thiết.
Kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, ngăn ngừa ngộ độc Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn thực phẩm trường học, ngăn ngừa ngộ độc

TTTĐ - Thời gian qua, tại một số địa phương vẫn ghi nhận một số vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể ở trường học... Để kiểm soát được vấn đề này, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã chú trọng thực hiện nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm từ khâu giao nhận thực phẩm đến khâu chế biến.
Lựa chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn lành mạnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lựa chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn lành mạnh

TTTĐ - Các bà nội trợ biết cách lựa chọn thực phẩm tốt khi thực hiện bữa ăn lành mạnh mang lại nhiều lợi ích, tạo nền tảng cho sức khỏe tối ưu.
Trị mụn nhọt bằng… đồ ăn Chung tay vì an toàn thực phẩm

Trị mụn nhọt bằng… đồ ăn

TTTĐ - Để giúp tình trạng mụn nhọt thuyên giảm, chúng ta có thể lựa chọn các loại thực phẩm, món ăn các thức ăn thanh mát có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc.
Hơn 83,5% người kinh doanh thực phẩm được trang bị kiến thức ATTP Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hơn 83,5% người kinh doanh thực phẩm được trang bị kiến thức ATTP

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, hiện thành phố Hà Nội đang triển khai thí điểm mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố xung quanh cổng trường học thuộc hai phường (Tràng Tiền, Hàng Trống) của quận Hoàn Kiếm.
Xem thêm