Tag

Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ

Nông thôn mới 18/06/2020 08:58
aa
TTTĐ - Xây dựng Nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, đòi hỏi phải có sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân. Nhận thức rõ điều này, những năm qua, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã tích cực tham gia có hiệu quả vào phong trào xây dựng Nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống hội viên nông dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh.

Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ

Những năm qua, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã tích cực tham gia có hiệu quả phong trào xây dựng Nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân

Bài liên quan

Hà Nội sắp tổ chức chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP

Xây dựng Nông thôn mới luôn có bóng dáng và sự đóng góp của phụ nữ

Lấy người nông dân làm chủ thể trong công tác xây dựng Nông thôn mới

Văn kiện cần nêu nổi bật hơn kết quả xây dựng Nông thôn mới của Thủ đô

Phúc Thọ tập trung hoàn thiện các thủ tục để về đích Nông thôn mới

Đẩy mạnh vai trò của các cấp Hội

Thông tin từ Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới tỉnh Hưng Yên cho thấy, đến nay, Hưng Yên là một trong 9 tỉnh, thành phố trên cả nước có 100% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới (Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Vĩnh Phúc).

Toàn tỉnh hiện có 4 huyện, thành phố đã được Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới gồm Văn Lâm, Văn Giang, Mỹ Hào và TP Hưng Yên. Với những cố gắng, nỗ lực hết mình, Hưng Yên đang phấn đấu trở thành tỉnh Nông thôn mới vào cuối quý II/2020.

Là địa phương tiêu biểu về xây dựng Nông thôn mới của toàn tỉnh, đến nay, huyện Văn Lâm (Hưng Yên) đã hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện Nông thôn mới. Để tạo nên kết quả chung đáng tự hào đó có sự đóng góp không nhỏ của các cấp Hội Nông dân huyện Văn Lâm.

Cụ thể, trong những năm qua, Hội Nông dân các cấp trên địa bàn huyện đã tích cực vận động cán bộ, hội viên phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, đóng góp tiền, ngày công chung sức xây dựng Nông thôn mới.

Bên cạnh các hình thức tuyên truyền như thông qua các buổi sinh hoạt chi, tổ hội; Tổ chức sân khấu hóa các hội thi, hội diễn, hoạt động văn hóa, văn nghệ; Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, Hội Nông dân huyện Văn Lâm còn trực tiếp triển khai các mô hình điện sáng đường làng, thu gom rác thải; Chi hội nông dân tự quản đoạn đường sáng - xanh - sạch - đẹp...

Cùng với đó, các cấp Hội cũng tích cực vận động, khuyến khích hội viên thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với các tiềm năng, lợi thế của địa phương để tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp có khả năng cạnh tranh cao, mang lại giá trị kinh tế và thu nhập cho hội viên, nông dân.

Không riêng gì huyện Văn Lâm, tại các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, vai trò nòng cốt của các cấp Hội Nông dân trong xây dựng Nông thôn mới cũng thường xuyên phát huy hiệu quả.

Đến nay, sau 10 năm thực hiện phong trào thi đua “Nông dân Hưng Yên chung sức xây dựng Nông thôn mới” gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh”, cán bộ, hội viên nông dân trong tỉnh đã tự nguyện đóng góp trên 180 tỷ đồng, hiến trên 19 nghìn mét vuông đất, gần 17,5 nghìn ngày công lao động để xây dựng Nông thôn mới.

Đặc biệt, cùng với các ban, ngành địa phương, các cấp Hội Nông dân còn tham gia làm mới trên 380km đường giao thông; Sửa chữa trên 90km kênh mương; Xây mới và sửa chữa 417 phòng học và 172 công trình điện…

Với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương cùng sự nỗ lực của các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Văn Lâm đã góp phần làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở các địa phương không ngừng được nâng lên.

Bà Trần Thị Tuyết Hương, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên cho biết: “Thông qua việc tuyên truyền, vận động, các hội viên, nông dân hiểu được người thụ hưởng trực tiếp kết quả của việc xây dựng Nông thôn mới chính là người dân nên họ đã hưởng ứng tích cực. Nhiều hội viên, nông dân đã tự nguyện hiến đất, tự giác giải phóng mặt bằng, tích cực đóng góp tiền và ngày công tham gia làm đường bê tông, sửa chữa, nâng cấp kênh mương nội đồng, xây dựng trụ sở nhà văn hóa thôn…

Đặc biệt, với mục tiêu tạo điều kiện giúp hội viên vươn lên phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, các cấp Hội đã đẩy mạnh thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Những phong trào như thế đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra, các cấp Hội Nông dân còn triển khai nhiều hoạt động thiết thực khác hỗ trợ hội viên, như thực hiện ủy thác với Ngân hàng Chính sách - Xã hội giúp hội viên vay vốn; Phát triển Quỹ Hỗ trợ nông dân; Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, mở các lớp dạy nghề ngắn hạn; Vận động hội viên tham gia liên kết sản xuất theo chuỗi...

Nhờ đó, từ năm 2017 đến nay, bình quân hằng năm Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên thường xuyên có trên 90.000 lượt hộ đạt tiêu chí sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Nhiều hộ có quy mô sản xuất lớn, vốn kinh doanh hàng tỷ đồng trở lên, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm người lao động.

Tập trung hoàn thành các mục tiêu

Với mục tiêu phấn đấu hoàn thành tỉnh Nông thôn mới vào quý II/2020 để chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, UBND tỉnh đã yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo rà soát tổng thể các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới của địa phương. Qua đó, ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện phấn đấu hoàn thành và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới.

Ngoài mục tiêu trở thành huyện Nông thôn mới, Hưng Yên đang đặt ra mục tiêu có thêm 20 xã được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao; 5 xã cơ bản hoàn thành nội dung các tiêu chí về xã Nông thôn mới kiểu mẫu. Mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 2 khu dân cư hoàn thành nội dung các tiêu chí về khu dân cư Nông thôn mới kiểu mẫu; Duy trì, nâng cao hơn nữa mức đạt chuẩn các tiêu chí của 100% các xã Nông thôn mới trong tỉnh.

Có thể thấy, bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, các cấp Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên đã góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới. Nhờ sự chung tay góp sức của hội viên nông dân, đến nay diện mạo khu vực nông thôn Hưng Yên đã thực sự khởi sắc.

Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương

Tin liên quan

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm