Tag

Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô

Nông thôn mới 10/02/2024 08:00
aa
TTTĐ - Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, những năm qua Thành ủy - UBND thành phố Hà Nội đã dành nhiều sự quan tâm, đầu tư lớn để thúc đẩy phát triển khu vực “tam nông”. Nhờ đó, nông nghiệp Thủ đô đã có nhiều bước tiến vượt bậc, bộ mặt nông thôn đổi thay tích cực.
Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng Ngành Nông nghiệp "vượt cơn gió ngược", đóng góp quan trọng, toàn diện Ngành Nông nghiệp Thủ đô tăng trưởng 2,74% Hỗ trợ nông dân, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững

Những bước tiến vượt bậc

Cùng với định hướng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và vị trí là trung tâm kinh tế văn hóa chính trị của cả nước, Thủ đô Hà Nội có tốc độ đô thị hóa nhanh. Đây là điều kiện tác động mạnh đến khu vực nông thôn (vốn được xác định là khu vực dễ tổn thương) gây nguy cơ gia tăng về khoảng cách giàu - nghèo chênh lệch trong xã hội.

Tuy nhiên, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, những năm qua, xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, Thành ủy - UBND thành phố Hà Nội đã dành nhiều sự quan tâm, đầu tư lớn để thúc đẩy phát triển khu vực “tam nông”. Nhờ đó, nông nghiệp Thủ đô đã có nhiều bước tiến vượt bậc, bộ mặt nông thôn đổi thay tích cực.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan và Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thăm gian trưng bày giới thiệu sản phẩm OCOP tiêu biểu của thành phố Hà Nội
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan và Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thăm gian trưng bày giới thiệu sản phẩm OCOP tiêu biểu của thành phố Hà Nội

Thống kê của ngành Nông nghiệp Thủ đô cho thấy, hiện 18/18 huyện và 100% xã đạt chuẩn Nông thôn mới, Hà Nội trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong xây dựng Nông thôn mới, Nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu.

Đời sống người dân khu vực nông thôn không ngừng được cải thiện, thu hẹp khoảng cách về mọi mặt giữa khu vực ngoại thành với khu vực trung tâm thành phố.

Thu nhập của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao. Số liệu ước tính đến năm 2023 đã đạt 63,28 triệu đồng/người/năm (tăng hơn 7 lần so với năm 2008). Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm xuống chỉ còn 0,06% (tức là cơ bản không còn hộ nghèo so với từ 12,5% năm 2008).

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cùng các đồng chí lãnh đạo thành phố thăm Hợp tác xã Nam dược Tản Viên Sơn (huyện Ba Vì)
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cùng các đồng chí lãnh đạo thành phố thăm Hợp tác xã Nam dược Tản Viên Sơn (huyện Ba Vì)

Nông nghiệp Hà Nội đã khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô với quy mô sản xuất gần 50.000 tỷ đồng (khoảng 2 tỷ USD, cao hơn xấp xỉ 8 lần so với năm 2008, đứng tốp đầu về quy mô so với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng), duy trì và bảo đảm cung cấp lương thực, thực phẩm ổn định cho người dân, tạo việc làm và vành đai xanh cho Thủ đô.

Một số lĩnh vực nông nghiệp Hà Nội dẫn đầu toàn quốc, như: Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với 2.167 sản phẩm OCOP, chiếm 22% của cả nước; ngành chăn nuôi phát triển nhất cả nước với quy mô đàn trên 40 triệu con (trong đó, đàn gia cầm đứng đầu cả nước, đàn lợn đứng thứ 3)…

Đáng ghi nhận, nhờ quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung vào cây, con chất lượng tốt, Hà Nội đã hình thành nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao, hiệu quả kinh tế lớn. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, thành phố hiện có 285 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Trong đó, 185 mô hình thuộc lĩnh vực trồng trọt; 45 mô hình chăn nuôi; 54 mô hình thủy sản; 1 mô hình kết hợp trồng trọt với chăn nuôi. Một số mô hình ứng dụng công nghệ cao, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, bước đầu đạt hiệu quả kinh tế cao, phù hợp tình hình thực tế của Hà Nội.

Cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng công nghệ cao, Hà Nội còn phát triển nhiều mô hình nông nghiệp xanh gắn với du lịch sinh thái.

Đến nay, Hà Nội có 58,9% diện tích đất nông nghiệp, nông thôn gắn với các vùng sản xuất xanh. Các quy hoạch lớn của Thủ đô đang được triển khai đều xác định trọng tâm, trọng điểm đầu tư, phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, phát huy tối đa nguồn lực từ nông nghiệp đô thị.

Tạo điểm đến du lịch hấp dẫn

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết: Cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự hỗ trợ, giúp đỡ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, nông nghiệp, nông thôn Thủ đô đã có nhiều bước tiến vượt bậc.

Bước vào giai đoạn mới, Hà Nội cần có tư duy đổi mới về phát triển nông nghiệp. Xác định được mô hình phát triển phù hợp với điều kiện Thủ đô. Trong đó, mục tiêu chính đặt ra là phục vụ cho quy mô 10 triệu dân và tập trung vào một số lĩnh vực có thế mạnh như giống cây trồng - vật nuôi.

Hà Nội đã hình thành nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao, hiệu quả kinh tế lớn
Hà Nội đã hình thành nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao, hiệu quả kinh tế lớn

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Đại, Hà Nội có khát vọng thay đổi diện mạo nông thôn thành phố với cách tiếp cận mới, trong đó giữ gìn được nền tảng truyền thống văn hóa đi đôi với nâng cao đời sống khu vực nông thôn; giữ “phố trong làng, làng trong phố”, tạo điểm đến du lịch nông nghiệp, nông thôn cho du khách.

Vì vậy, để phát triển nền nông nghiệp Thủ đô, về trước mắt, thành phố đã rà soát lại toàn bộ chính sách cho phát triển nông nghiệp Thủ đô và đã kịp thời ban hành bộ chính sách mới của thành phố về phát triển nông nghiệp, với quan điểm vận dụng tối đa các cơ chế, chính sách theo quy định của trung ương cho các lĩnh vực khuyến khích phát triển, như: Sản xuất giống, cơ giới hóa, chuỗi liên kết, công nghệ cao, phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, sinh thái...

Về lâu dài, thành phố đã đánh giá, nghiên cứu và xác định các điểm nghẽn gây khó khăn trong phát triển nông nghiệp, như: Vấn đề quản lý sử dụng, tích tụ đất đai cho tổ chức sản xuất; thẩm quyền quyết định trong việc khuyến khích tổ chức sản xuất; các vấn đề về mô hình sản xuất, tổ chức sản xuất... để đề ra các giải pháp tháo gỡ.

Đặc biệt, để phát triển nền nông nghiệp Thủ đô hiện đại trên nền tảng giá trị văn hóa của người Hà Nội và nền văn minh nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng, phù hợp với xu thế hội nhập, kết nối toàn cầu và lan tỏa, Hà Nội cần tập trung quy hoạch các vùng nông nghiệp dựa trên chức năng kinh tế, sinh thái.

Theo đó, Hà Nội cần xây dựng cơ chế đặc thù trong quy hoạch và quản lý không gian nông nghiệp Thủ đô và định hướng phát triển phù hợp với từng không gian phát triển Hà Nội như: Khu vực nội đô lịch sử; khu vực đô thị mở rộng; khu vực đô thị vệ tinh; khu vực sản xuất nông nghiệp trọng điểm...

Cụ thể, vùng nội đô lịch sử, cần phát triển nông nghiệp đô thị theo mô hình kinh tế tuần hoàn, công nghệ cao, nông nghiệp tinh hoa, thông minh, tạo không gian xanh, cảnh quan môi trường sinh thái.

Vùng đô thị mở rộng (diện tích trong vành đai 4 gồm 5 huyện đang thực hiện đề án phát triển lên quận và các huyện) định hướng phát triển theo mô hình thành phố trong thành phố, phạm vi vùng ven thuộc các huyện tương lai chuyển đổi sang đô thị, mô hình nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái kết hợp trải nghiệm, an dưỡng);

Vùng quy hoạch 5 đô thị vệ tinh và các vùng phụ cận để phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với bảo tồn, phát huy giá trị làng cổ, làng nghề, du lịch giáo dục, trải nghiệm.

Hà Nội đang từng bước quy hoạch các vùng nông nghiệp dựa trên chức năng kinh tế, sinh thái
Hà Nội đang từng bước quy hoạch các vùng nông nghiệp dựa trên chức năng kinh tế, sinh thái

Vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm gồm các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Quốc Oai, Thạch Thất... sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, kết hợp giữa nông nghiệp với công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng khoa học, công nghệ gắn với phát triển các chuỗi cung ứng nông sản trong vùng Đồng bằng sông Hồng...

Có thể nói rằng, vượt qua khó khăn duy trì được đà phát triển, nông nghiệp Thủ đô đã khẳng định vị trí quan trọng là bệ đỡ của nền kinh tế.

Những kết quả đạt được của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thủ đô trong những năm qua đã khẳng định tính đúng đắn, giá trị lịch sử, ý nghĩa thực tiễn lâu dài của chủ trương, định hướng phát triển nông nghiệp, xây dựng Nông thôn mới, nâng cao đời sống Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô nói chung; đồng thời, góp phần vào sự phát triển chung của Vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Hy vọng rằng, với những chính sách mới, chiến lược đúng đắn, thời gian tới, ngành nông nghiệp Thủ đô sẽ tiếp tục phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại.

Đọc thêm

Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc Nông thôn mới

Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc

TTTĐ - Sáng 3/10, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khai mạc "Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 năm 2024". Hội chợ có quy mô 100 gian hàng tiêu chuẩn và trên 1.000 m2 diện tích đất trưng bày được thiết kế, trang trí đặc biệt.
Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1057/QĐ-TTg ngày 30/9/2024 công nhận huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu Nông thôn mới

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Có thể thấy, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy, để nông nghiệp phát triển cân bằng, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, việc nghiên cứu đưa ra các phương pháp canh tác nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai Nông thôn mới

Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai

TTTĐ - Sau khi bão và hoàn lưu bão đi qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã và đang chuẩn bị mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả, khôi phục lại sản xuất nông nghiệp sau khi nước lũ rút nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô trong thời gian sớm nhất.
Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3 Nông thôn mới

Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3

TTTĐ - TP Hà Nội đã triển khai một số chính sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất với tổng số kinh phí trong giai đoạn 2024-2025 là 2.346,18 tỷ đồng.
Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ Nông thôn mới

Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ

TTTĐ - Từng là nhữn g vùng quê trù phú, giờ đây, nhiều cánh đồng, trang trại, bãi bồi… tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội trở nên tan hoang, xơ xác sau cơn bão số 3 và trận mưa lũ lịch sử. Phần lớn lúa, hoa màu, cây cảnh, vật nuôi… của bà con nông dân đều ra đi sau cơn thịnh nộ của đất trời. Ước tính thiệt hại của ngành nông nghiệp Thủ đô sau trận bão, lũ vừa qua lên tới trên 2.286 tỷ đồng.
Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ Nông thôn mới

Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ

TTTĐ - Hơn hai tuần kể từ khi cơn bão số 3 (YAGI) đổ bộ vào Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, nền nông nghiệp Thủ đô dường như trở về “con số 0”. Lúa, hoa màu, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm… đều bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, kéo theo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung hàng hóa, thực phẩm cho người dân Thủ đô trong những tháng cuối năm. Vậy thành phố, các ban, ngành có giải pháp, chính sách như thế nào trong công tác khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất, giúp ngành nông nghiệp“vượt bão”, tiếp tục giữ vững vai trò là lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô?
Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Với những lợi thế sẵn có tỉnh Quảng Nam hoàn toàn có thể xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.
Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ Nông thôn mới

Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, đề xuất nhu cầu hỗ trợ để phát triển sản xuất cây vụ Đông, khôi phục sản xuất, bù đắp sản lượng lương thực, thực phẩm bị thiếu hụt do ảnh hưởng của bão, lũ.
Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước Nhịp sống phương Nam

Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước

TTTĐ - Tỉnh Bạc Liêu đã đứng đầu cả nước về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm (Khu công nghệ cao phát triển tôm) với mục tiêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.
Xem thêm