Nữ phóng viên 9X “lăn xả” với nghề
|
Đầu năm 2014, Hoàng Ngọc Trang (sinh năm 1990) bắt đầu dấn thân vào sự nghiệp báo chí. Trang cho biết: “Thời gian đầu vào nghề rất khó khăn, vì chưa hiểu nhiều về giáo dục, ít đề tài và còn đó sự loay hoay tìm cách viết hay và những lần đi thực tế đầy bỡ ngỡ... Thêm vào đó mình còn phải sắp xếp công việc gia đình, nuôi con nhỏ. Cái khó nhất là những chuyến công tác miền núi đi lại vất vả và... những lần say xe nhớ đời”.
|
Phóng viên Hoàng Ngọc Trang trong chuyến tác nghiệp tại vùng cao
Làm báo của ngành giáo dục nên cứ vào dịp khai giảng, cô phải có mặt ở các trường để đưa tin. Vậy nên, Trang chưa bao giờ được cùng con trai của mình đi khai giảng đầu năm học. Ngày sinh nhật chồng thì thường trùng với ngày thi đại học hàng năm, cô phải đi từ sáng sớm đếm tối muộn chưa xong việc. Phải gạt bỏ nỗi niềm riêng là thế nhưng đổi lại, càng đi, gần cơ sở nhiều, cô càng có nhiều sự trải nghiệm. Đặc biệt, đến vùng biên cương, hải đảo, vùng khó để đồng cảm, chia sẻ với từng nhân vật, từng ngôi trường và những khó khăn của ngành giáo dục.
“May mắn nhất là có sự động viên của gia đình, đồng nghiệp và bạn bè nên dù mệt nhưng chuyến đi công tác xa nào mình cũng thấy háo hức và bút lực cũng thêm dồi dào”, Hoàng Ngọc Trang nói.
![]() |
Nữ phóng viên xinh đẹp luôn yêu nghề mình đã chọn
Đặc điểm của nghề báo có những lúc phải đi sớm về muộn, đi vùng sâu vùng, vùng xa phải ở lại... Tuy nhiên, đứng trước muôn vàn khó khăn nhưng Trang đều vượt qua để làm tròn trách nhiệm người vợ, người mẹ, người con trong gia đình, đồng thời vừa làm tốt nhiệm vụ của một nhà báo. Trang kể, kỉ niệm nhớ nhất là chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”. Khi viết về rất nhiều thầy cô ở các vùng xa xôi của Tổ quốc, đến khi họ có dịp hội tụ tại Hà Nội, ai cũng hỏi “Phóng viên Ngọc Trang là ai?” khiến nhà báo trẻ xúc động và thêm yêu, gắn bó với nghề.
Ngọc Trang chia sẻ: “Mình ấn tượng sâu sắc về cô giáo mầm non Vàng Thị Ghếnh. Vất vả nuôi dạy trẻ đã khó, hàng ngày, cô còn đến từng nhà vận động phụ huynh cho con đến trường. Trong khi cô Ghếnh phải nuôi con nhỏ bị bại liệt, một cháu bị hở hàm ếch, chồng không có việc làm. Cuộc sống gia đình rất khó khăn nhưng cô luôn cười tươi và động viên hết thảy mọi người, từng phụ huynh và từng học trò”.
Nhìn cô giáo ấy, thấy xung quanh mình có biết bao mảnh đời bất hạnh mà nghị lực phi thường, nữ phóng viên 9X này luôn tự hứa với bản thân, cần cố gắng hơn để vượt qua mọi khó khăn.
Theo Hoàng Ngọc Trang, đã viết báo là phải đi để có thực tế, có điều kiện khai thác những chi tiết sinh động. Muốn trở thành nhà báo giỏi, trước tiên cần phải biết ghi chép, việc thu nhặt mọi thông tin không bao giờ là thừa. Cùng với đó, để có những tác phẩm báo chí thật sự chất lượng, người viết cần phải có vốn sống, sự trải nghiệm. Phóng viên giỏi phải là người lăn xả, dấn thân, đem đến cho độc giả những bài báo chân thật, mang hơi thở cuộc sống...
Từ những ngày chập chững khởi nghiệp còn đầy non nớt, đến nay, từng ấy tuổi nghề, sự “va đập” với cuộc sống, cũng đủ để nữ phóng viên 9X trưởng thành. “Ngẫm thấy nghề báo thật sự bận rộn, vất vả, nguy hiểm nhưng vẫn yêu biết mấy”, phóng viên Ngọc Trang chia sẻ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đồng chí Nguyễn Ngọc Huyến được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc BHXH khu vực I

Bảo hiểm hưu trí bổ sung: Thêm lựa chọn để hưởng lương hưu cao hơn

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam

Công bố quyết định công tác cán bộ thuộc BHXH Việt Nam sau sắp xếp

Danh sách tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý của 35 Bảo hiểm xã hội khu vực

Giúp người lao động an tâm, gắn bó với hệ thống an sinh

Đến năm 2030, 100% người cao tuổi có thẻ BHYT

Phổ biến Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 tới cán bộ Công đoàn Dầu khí

Đảm bảo người dân nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thuận lợi
