Tag

Nữ sinh xinh xắn, học "siêu" giỏi ở lĩnh vực cánh mày râu chiếm đa số

Nhịp sống trẻ 08/07/2020 15:58
aa
TTTĐ - Xinh xắn, học giỏi, đam mê nghiên cứu khoa học và năng nổ trong công tác Đoàn là những từ khóa khi nói về Hoàng Lê Diệu Hường, sinh viên năm cuối, ngành Điện tử - Viễn thông, trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Diệu Hường vừa làm giàu thêm bảng thành tích với phần thưởng “Nữ sinh tiêu biểu trong lĩnh vực Khoa học công nghệ” năm 2019 do Trung ương Đoàn trao tặng.

Nữ sinh xinh xắn, học

Hoàng Lê Diệu Hường, sinh viên ngành Điện tử - Viễn thông, trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Bài liên quan

Sinh viên ngành luật tranh biện kịch tính trong vòng chung kết cuộc thi Soul of Law 2020

Vinh danh 10 tài năng trẻ nhận giải thưởng Quả cầu vàng 2019

Niềm tự hào dân tộc của “Người thợ trẻ giỏi”

Covid-19 mang đến những tích cực bất ngờ cho sinh viên và thầy cô Đại học RMIT

Nhiều đề tài phục vụ cuộc sống

Mẹ Hường là giáo viên Toán nên từ nhỏ cô gái đã thích học môn này. Khi chọn ngành Hường cũng dựa theo sở thích học Toán, Lý và quyết định “đầu quân” vào trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Bước vào môi trường kỹ thuật nổi tiếng, thậm chí “khó nhằn” nhưng Diệu Hường khiến cánh mày râu chiếm số đông ở Bách khoa nể phục khi vượt qua các môn học khá nhẹ nhàng và giành nhiều thành tích như: Điểm học tập 3.64/4; IELTS 7.0; TOEIC 845/900; Nhận học bổng tài năng của trường.

Nữ sinh xinh xắn, học

Diệu Hường bật mí: “Mình nghĩ rằng việc xác định mục tiêu và quyết tâm chinh phục nó là rất quan trọng. Vì vậy, mình luôn lập kế hoạch trong bất kỳ việc gì”.

Năm thứ hai đại học, Hường bén duyên với nghiên cứu khoa học. Cô gái trẻ đã thực hiện nhiều đề tài như: “Hệ thống thông minh IoT cho nông nghiệp”; “Sử dụng trí tuệ nhân tạo nhận diện cảm xúc”; “Thiết kế nhúng mạng nơ ron lên phần cứng”…

Đề tài khiến Diệu Hường tâm đắc nhất chính là “Cải thiện chất lượng truyền phát video qua mạng”. Đề tài này, cô gái trẻ thực hiện dưới sự hướng dẫn của các thầy cô hợp tác giữa trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Aizu, Nhật Bản.

Nữ sinh xinh xắn, học

Theo Hường, trong những năm gần đây việc học và họp trực tuyến đang dần trở nên phổ biến, đặc biệt trong dịch bệnh Covid-19 hiện nay. Tuy nhiên, chất lượng truyền phát video qua mạng chưa tốt như giật lag, đứng hình, video mờ... khiến cho khả năng tương tác giữa thầy trò và đồng nghiệp kém hiệu quả.

“Đề tài nghiên cứu của mình hướng tới giải quyết các vấn đề này. Khi chất lượng truyền video qua mạng tốt đồng nghĩa việc học và họp trực tuyến trở nên hiệu quả và phổ biến hơn. Nhu cầu đi lại của con người sẽ giảm, từ đó ô nhiễm môi trường cũng giảm đáng kể”, Diệu Hường chia sẻ.

Với những đề tài nghiên cứu thiết thực cho cuộc sống, Hường đã nhận được giải thưởng cho kỹ sư và nhà khoa học trẻ; Phần thưởng “Nữ sinh tiêu biểu trong lĩnh vực Khoa học công nghệ”. Đó là những phần thưởng hướng đến khuyến khích sinh viên có đóng góp trong nghiên cứu và hoạt động xã hội.

Với Hường, đó còn là nguồn động viên tinh thần để cô thêm tự tin trong nghiên cứu khoa học.

Nữ sinh xinh xắn, học

“Mình nghĩ nghiên cứu khoa học ở sinh viên là việc không dễ dàng. Để nghiên cứu khoa học hiệu quả, chúng ta cần sắp xếp thời gian biểu hợp lý vì khối lượng học tập trên giảng đường đã khá nặng. Cùng với đó, sinh viên cần linh hoạt và thích nghi nhanh với các kiến thức. Việc nghiên cứu yêu cầu tư duy tạo ra thứ mới thay vì chỉ học theo cái có sẵn”, Hường cho biết.

Năng nổ hoạt động Đoàn

Lớp Điện tử viễn thông của Hường chỉ có 3 bạn nữ. Tuy nhiên cô gái này đã chứng minh “ít nhưng không yếu” khi có thể “cân” được rất nhiều việc cùng lúc.

Từ năm đầu đại học, Hường đã tham gia Ban Thanh niên tình nguyện của Đoàn trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Tại đây, cô gái trẻ tham gia lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động cho sinh viên trong trường như: Tiếp sức mùa thi, hiến máu tình nguyện...

Nữ sinh xinh xắn, học

Diệu Hường cũng tham gia đội truyền thông BTN Media, nơi thiết kế sản phẩm và ghi hình cho các sự kiện. Tại Liên chi Đoàn Viện Điện tử - Viễn thông, cô gái trẻ góp mặt trong Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học, tổ chức cuộc thi và khóa học chuyên ngành. Ngoài ra, Hường cũng đã tham gia một số hoạt động trao đổi sinh viên như tại trường Temasek Polytechnic (Singapore), trường Chung-ang và KAIST (Hàn Quốc).

“Qua những hoạt động này mình thấy lớn hơn cả về tư duy và thế giới quan. Đây cũng là môi trường để mình rèn luyện, có ý thức hơn về trách nhiệm cống hiến cho cộng đồng và đất nước. Nếu chúng ta làm việc bằng đam mê sẽ không khó để cân bằng thời gian cho cả việc học và tham gia hoạt động Đoàn, Hội”, Hường tâm sự.

Nữ sinh xinh xắn, học

Sau khi tốt nghiệp, Hường dự định sẽ học tiếp bậc cao học tại nước ngoài trong một vài năm. Sau đó, cô sẽ trở về Việt Nam làm công việc của một kỹ sư nghiên cứu và phát triển trong ngành Điện tử - Viễn thông.

Diệu Hường cho biết thêm, ở Viện Điện tử - Viễn thông, trường Đại học Bách khoa có 5% là nữ. Tuy nhiên, quan điểm học Bách khoa sẽ khô, khó với nữ là định kiến cần được xóa bỏ. Học kỹ thuật không có điểm nào cản trở sự phát triển của các bạn nữ trong ngành này.

“Mình nhận thấy khi học phổ thông có nhiều bạn nữ thích Toán, Lý nhưng khi chọn ngành nghề lại vì định kiến xã hội mà không dám đăng ký học kỹ thuật. Sau 5 năm, mình thấy rằng học kỹ thuật không có gì khó hơn học Toán, Lý. Vì vậy, các bạn đam mê ngành nào hãy tự tin thực hiện. Vượt qua khó khăn chúng ta sẽ thu về quả ngọt”, Hường cho biết.

Phương Thanh

Đọc thêm

Hơn 100 thanh, thiếu niên kiều bào dự “Trại hè Việt Nam 2025” Nhịp sống trẻ

Hơn 100 thanh, thiếu niên kiều bào dự “Trại hè Việt Nam 2025”

TTTĐ - Dự kiến diễn ra từ ngày 13 - 26/7/2025, Trại hè Việt Nam 2025 sẽ được tổ chức tại các địa phương ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam với 110 đại biểu đến từ 31 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự.
Hai học sinh lớp 8 dùng AI “gỡ rối” tắc đường giờ cao điểm Camera 360 trẻ

Hai học sinh lớp 8 dùng AI “gỡ rối” tắc đường giờ cao điểm

TTTĐ - Từ việc chờ đèn đỏ lâu, ùn tắc giao thông, hai học trò lớp 8 của Hà Nội đã xây dựng sản phẩm công nghệ “Giao thông xanh với AI”. Sản phẩm tích hợp công nghệ AI YOLO trong giải quyết vấn đề ùn tắc, giúp tối ưu hóa dòng chảy giao thông hiện nay.
Vợ chồng cán bộ 9X vươn lên cống hiến, dựng xây tương lai Camera 360 trẻ

Vợ chồng cán bộ 9X vươn lên cống hiến, dựng xây tương lai

TTTĐ - Họ là vợ chồng trẻ sống nơi vùng cao Sơn La - một người khoác “áo xanh” của Đoàn, một người mang trọng trách của chính quyền cơ sở. Sáu năm hôn nhân, từ những ngày tay trắng khởi đầu sự nghiệp đến khi cả hai cùng giữ trọng trách trong Đảng và chính quyền địa phương, họ vẫn chọn sống giản dị, cống hiến và gắn bó.
“Chia lửa” thủ tục hành chính cùng người dân Camera 360 trẻ

“Chia lửa” thủ tục hành chính cùng người dân

TTTĐ - Sự phối hợp nhịp nhàng giữa đội ngũ cán bộ "Một cửa" và tinh thần xung kích của đoàn viên, thanh niên tình nguyện đã trở thành cầu nối quan trọng, giúp người dân thực hiện thủ tục hành chính thuận lợi hơn. Hình ảnh chính quyền địa phương 2 cấp thân thiện, gần dân cũng được lan tỏa.
Những “người truyền lửa” trong bộ máy chính quyền mới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Những “người truyền lửa” trong bộ máy chính quyền mới

TTTĐ - Từng là những thủ lĩnh phong trào thanh niên của tỉnh Bình Dương, chị Trần Thị Diễm Trinh và chị Nguyễn Thanh Thảo vừa được điều động giữ các chức vụ chủ chốt tại cấp cơ sở TP Hồ Chí Minh. Hành trình mới không chỉ là sự tiếp nối lý tưởng cống hiến, mà còn là minh chứng sinh động cho chủ trương trẻ hóa, làm mới đội ngũ cán bộ ở cơ sở, nơi gần dân nhất, thiết thực nhất.
Giáo dục giới tính cho người trẻ: Không dạy kiểu “mạnh ai nấy làm” Nhịp sống trẻ

Giáo dục giới tính cho người trẻ: Không dạy kiểu “mạnh ai nấy làm”

TTTĐ - Trên thực tế, giáo dục giới tính trong trường học vẫn còn rời rạc, thiếu chiều sâu và chưa thực sự đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Khi học sinh còn “tự mò mẫm” qua mạng, phụ huynh thì lúng túng, còn giáo viên e dè vì thiếu chuyên môn, những lỗ hổng kiến thức giới tính đang để lại hệ lụy rõ rệt cho thế hệ trẻ. Muốn giáo dục giới tính hiệu quả, không thể chỉ dừng ở một vài buổi chuyên đề, mà cần cả một chiến lược phối hợp bài bản, lâu dài và khoa học từ nhiều phía.
Anh Hà Đức Hải làm Bí thư Tỉnh Đoàn Lào Cai sau hợp nhất tỉnh Nhịp sống trẻ

Anh Hà Đức Hải làm Bí thư Tỉnh Đoàn Lào Cai sau hợp nhất tỉnh

Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã có quyết định về việc chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư và Ủy ban Kiểm tra lâm thời Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Lào Cai (sau khi hợp nhất tỉnh Lào Cai và Yên Bái). Trong đó, anh Hà Đức Hải được chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh Đoàn Lào Cai mới từ 1/7.
TP Hồ Chí Minh: Sắc xanh đồng hành cùng UBND phường, xã Camera 360 trẻ

TP Hồ Chí Minh: Sắc xanh đồng hành cùng UBND phường, xã

TTTĐ - Hơn 150 chiến sĩ tình nguyện Mùa Hè xanh Phân hiệu Học viện Hành chính và Quản trị công tại TP Hồ Chí Minh năm 2025 vừa ra quân vào ngày 30/6, khởi động một mùa Hè đầy ý nghĩa, đồng hành cùng địa phương.
Cú hích chiến lược cho hệ sinh thái khởi nghiệp Nhịp sống trẻ

Cú hích chiến lược cho hệ sinh thái khởi nghiệp

TTTĐ - Ngày 30/6, Diễn đàn khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo HUB Forum Hanoi 2025: The Next Challenge được tổ chức tại Cung Thanh niên, Hà Nội, quy tụ hàng trăm startup, doanh nghiệp, quỹ đầu tư, tổ chức chính sách và đối tác quốc tế, mở ra không gian kết nối chiến lược, chia sẻ tri thức và thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam.
Gen Z với tương lai của nền hành chính hiện đại Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Gen Z với tương lai của nền hành chính hiện đại

TTTĐ - Hôm nay, thành phố Hà Nội cùng các tỉnh, thành trên cả nước chính thức công bố mô hình chính quyền địa phương hai cấp, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tiến trình cải cách bộ máy hành chính và xây dựng nền quản trị hiện đại. Đây không chỉ là sự kiện lớn của hệ thống chính trị, mà còn là dấu mốc đáng ghi nhớ đối với thế hệ trẻ, những người sống, làm việc và đồng hành cùng chính quyền mới.
Xem thêm