Tag

Ôn thi vui hơn cùng AI

Camera 360 trẻ 21/05/2025 12:33
aa
TTTĐ - Các chuyên gia công nghệ và giáo dục cho rằng, trí tuệ nhân tạo (AI) giúp thí sinh đỡ cô đơn hơn trong học tập nhưng không thể thay thế được thầy cô giáo và các bạn trẻ không nên phụ thuộc hoặc tin tưởng tuyệt đối vào AI.
“Tiếp sức mùa thi” ứng dụng AI để thí sinh "thi cử nhẹ nhàng" Dàn đại sứ đình đám giúp sĩ tử nhẹ nhàng vượt ngàn bài thi

Thông tin được đưa ra trong Talkshow “Thi cử nhẹ nhàng cùng AI” trong khuôn khổ chương trình Tiếp sức mùa thi năm 2025. Với Talkshow này, các đơn vị tổ chức gồm: Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo Thanh niên và Tập đoàn Thiên Long, mong muốn cung cấp các thông tin thú vị để hành trình thi cử của thí sinh 2K7 nhẹ nhàng hơn.

Các chuyên gia
Các chuyên gia tham gia Talkshow

Bàn về đề tài trí tuệ nhân tạo trong thi cử gồm 3 chuyên gia hàng đầu: PGS.TS Trần Thành Nam - Chuyên gia về Tâm lý học, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam; TS Phạm Huy Hiệu - Giảng viên Trường Đại học VinUni - anh đã được trao Giải thưởng Quả Cầu Vàng năm 2023, Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2023 và Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024; TS Ngô Di Lân - Tiến sĩ ngành Quan hệ quốc tế (Đại học Brandeis, Mỹ) - Nghiên cứu sâu và ứng dụng AI vào công việc.

AI là "gia sư" cá nhân

Trước làn sóng AI “xâm nhập” mọi lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có hoạt động dạy và học, các chuyên gia đồng quan điểm rằng AI là một công cụ hỗ trợ tích cực cho sĩ tử và khiến hành trình ôn thi của thí sinh vui hơn.

chia sẻ
Talkshow “Thi cử nhẹ nhàng cùng AI” mang lại nhiều thông tin hữu ích cho thí sinh

“Bản thân tôi cũng mày mò AI vì ai ai cũng nói về AI. Các bạn học sinh chắc hẳn cũng hỏi AI về kiến thức lẫn tinh thần với các câu hỏi quen thuộc kiểu như "Nếu tôi mất tập trung, tôi phải làm sao?". Tôi cho rằng AI hỗ trợ nhiều, ít nhất là giúp quá trình ôn thi vui hơn, làm các bạn đỡ cô đơn hơn vì các bạn có thêm một người bạn, một gia sư cá nhân", PGS. TS Trần Thành Nam - Chuyên gia về Tâm lý học, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ.

Cùng quan điểm với PGS.TS Trần Thành Nam, TS Ngô Di Lân kể câu chuyện bản thần đã “vật lộn” trong quá trình học tập bằng tiến sĩ của mình và cho rằng nếu có AI, hành trình đó sẽ “đỡ cô đơn” hơn.

Thành Nam
PGS. TS Trần Thành Nam - Chuyên gia về Tâm lý học, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

Sử dụng trí tuệ nhân tạo nhưng đừng lạm dụng

Dưới góc độ chuyên gia nghiên cứu sâu về trí tuệ nhân tạo, TS Phạm Huy Hiệu cho rằng, AI đang được chia thành nhiều cấp độ cho từng lĩnh vực, có ngành hướng tới sử dụng AI thay thế, có ngành xem đây là công cụ hỗ trợ. "Cá nhân tôi, tôi coi AI là một công cụ hỗ trợ trong lĩnh vực giáo dục; tương lai 10 năm nữa thì AI trong lĩnh vực giáo dục hoặc y tế đều là công cụ hỗ trợ. Tôi tin rằng AI không thể thay thế các thầy cô giáo, không chỉ về kiến thức mà còn truyền tải về cảm hứng, định hướng nghề nghiệp", TS Phạm Huy Hiệu cho rằng.

Các chuyên gia giáo dục và công nghệ đánh giá cao sự hiệu quả của AI nhưng đưa ra loạt lời khuyên để các thí sinh không lạm dụng và phụ thuộc vào công cụ này, dẫn đến mất khả năng tư duy độc lập. "Ở thời đại nào, kỹ năng tự học vẫn là quan trọng nhất. Cốt lõi của việc học là rèn luyện khả năng tư duy - đây là điều các thầy cô giáo đã chuẩn bị cho các bạn. Al là công cụ hỗ trợ để nâng cao hiệu suất nhưng không thay đổi cốt lõi của việc học", PGS. TS Trần Thành Nam đưa ra lời khuyên.

TS Phạm Huy Hiệu
TS Phạm Huy Hiệu - Giảng viên Trường Đại học VinUni

TS. Phạm Huy Hiệu gửi đến các thí sinh chia sẻ: "Các em học sinh nên sử dụng AI ở các khía cạnh: Tìm kiếm thông tin, diễn giải các khái niệm - thuật ngữ và không khuyến khích mức độ "nhờ AI giải bài tập" vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng tư duy về lâu dài".

Ở một góc nhìn thú vị khác, TS Ngô Di Lân cho rằng, để sử dụng AI hiệu quả, mỗi cá nhân phải thực rất hiểu về con người và cuộc sống. TS Ngô Di Lân khuyên các thí sinh nên coi AI là người bạn đi uống cà phê ôn bài mỗi cuối tuần. Mỗi thí sinh không nhất thiết phải học prompt hoặc đóng khung công thức cụ thể nào đó mà hãy học cách giao tiếp với AI như cách chúng ta giao tiếp với thầy cô, bạn bè và nỗ lực diễn đạt câu hỏi một cách rõ ràng.

 TS Ngô Di Lân
TS Ngô Di Lân, Tiến sĩ ngành Quan hệ quốc tế (Đại học Brandeis, Mỹ) - Nghiên cứu sâu và ứng dụng AI vào công việc

"AI có lẽ là "sự trả thù ngọt ngào" của ngành khoa học nhân văn vì dù là một công cụ mang tính khoa học kỹ thuật nhưng để sử dụng hiệu quả AI thì chúng ta phải rất hiểu "con người", hiểu về ngôn ngữ, hiểu về cuộc sống", TS Ngô Di Lân nhấn mạnh.

Livestream “Thi cử nhẹ nhàng cùng AI” là một trong số chuỗi hoạt động ý nghĩa của Tiếp sức mùa thi, cổ vũ thông điệp “nhẹ nhàng vượt ngàn bài thi”. Tập đoàn Thiên Long lan toả thông điệp “Nhẹ nhàng vượt ngàn bài thi” cho sĩ tử 2K7.

Trong mùa thi này, Thiên Long giới thiệu là hai bộ sản phẩm chủ lực, hứa hẹn là trợ thủ đắc lực của thí sinh GenZ gồm bộ bút đậu may mắn và máy tính khoa học Flexio. Bộ bút đậu may mắn gồm có thiết kế hình ảnh đậu đỏ, đậu xanh, đậu nành trên thân bút với mục tiêu truyền cảm hứng học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, như các lời chúc sĩ tử “Sáng tỏ bài thi”, "Hanh thông thi cử"... Máy tính khoa học Flexio gồm Fx680VN Plus, Fx799VN đạt chuẩn mang vào phòng thi theo quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông hiện hành.

Đọc thêm

Thanh niên Bình Dương "phổ cập kỹ năng số" cho cộng đồng Nhịp sống phương Nam

Thanh niên Bình Dương "phổ cập kỹ năng số" cho cộng đồng

TTTĐ - Nhiều nội dung quan trọng đã được thông qua tại cuộc họp Ban Chỉ đạo triển khai kế hoạch hoạt động của các đội, tổ, nhóm thanh niên tình nguyện tham gia chuyển đổi số cộng đồng (CĐSCĐ) năm 2025 do Tỉnh đoàn Bình Dương tổ chức.
Đắk Lắk: Sôi nổi Liên hoan “Phụ trách tài năng” Camera 360 trẻ

Đắk Lắk: Sôi nổi Liên hoan “Phụ trách tài năng”

TTTĐ - Tối 19/5, Liên hoan “Phụ trách tài năng” các Cung, Nhà Thiếu nhi, Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi khu vực phía Nam lần thứ IX năm 2025 đã chính thức khai mạc tại tỉnh Đắk Lắk. Sự kiện quy tụ hơn 300 đại biểu đến từ 28 tỉnh, thành, tạo nên không khí sôi nổi và đầy màu sắc nghệ thuật.
Tuổi trẻ Huế dân chủ, trách nhiệm trong góp ý sửa đổi Hiến pháp Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Huế dân chủ, trách nhiệm trong góp ý sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, thể hiện tinh thần dân chủ, trách nhiệm và niềm tin của tuổi trẻ Huế đối với công cuộc hoàn thiện hệ thống pháp luật của đất nước.
Tìm kiếm sáng kiến về phòng chống tác hại của thuốc lá Camera 360 trẻ

Tìm kiếm sáng kiến về phòng chống tác hại của thuốc lá

TTTĐ - Trung ương Đoàn phối hợp với Tổ chức Y tế cộng đồng toàn cầu (Vital Strategies) tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá; sáng kiến về phòng, chống tác hại thuốc lá trong đoàn viên, thanh niên năm 2025 tại An Giang.
2.000 công nhân trẻ được tiếp năng lượng tích cực Camera 360 trẻ

2.000 công nhân trẻ được tiếp năng lượng tích cực

TTTĐ - Ngày 18/5, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Tỉnh đoàn Đồng Nai, Công ty TNHH TCP Việt Nam cùng các đơn vị đồng hành tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025 tại thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai). Sự kiện thu hút hơn 2.000 thanh niên công nhân trên địa bàn tham gia.
Khởi nghiệp công nghệ: Cơ hội để người trẻ bứt phá Camera 360 trẻ

Khởi nghiệp công nghệ: Cơ hội để người trẻ bứt phá

TTTĐ - Việc mạnh dạn khởi nghiệp, đầu tư vào những công nghệ then chốt để có thể “đi tắt đón đầu” trong chuyển đổi số đã giúp không ít người trẻ thành công. Khởi nghiệp với công nghệ đã trở thành cơ hội cho người trẻ bứt phá.
Chàng trai khiếm thị đi tìm ánh sáng từ bóng tối Camera 360 trẻ

Chàng trai khiếm thị đi tìm ánh sáng từ bóng tối

TTTĐ - Không đầu hàng trước nghịch cảnh, chàng trai khiếm thị Nguyễn Đức Thiện vẫn nỗ lực theo đuổi đam mê, dùng âm nhạc để lan tỏa nghị lực sống và những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.
Béo phì, tiểu đường... rình rập người trẻ mê đồ uống ngọt Camera 360 trẻ

Béo phì, tiểu đường... rình rập người trẻ mê đồ uống ngọt

TTTĐ - Việc tiêu thụ quá nhiều đồ uống có đường sẽ dẫn đến nguy cơ thừa cân béo phì, mắc đái tháo đường type 2, tim mạch và hàng loạt bệnh lý khác. Bên cạnh đó, chuyên gia cũng chỉ ra rằng, uống nước ngọt thường xuyên có liên quan đến hành vi hung hăng hơn tại mỗi thời điểm và các triệu chứng trầm cảm ở lứa tuổi 11 và 13.
Thanh niên tình nguyện hỗ trợ Nhân dân chiêm bái Xá lợi Đức Phật Camera 360 trẻ

Thanh niên tình nguyện hỗ trợ Nhân dân chiêm bái Xá lợi Đức Phật

TTTĐ - Từ ngày 14/5, chùa Quán Sứ (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) mở cửa đón hàng nghìn tăng ni, Phật tử, du khách thập phương đến chiêm bái Xá lợi Đức Phật. Dưới thời tiết nắng nóng, đoàn viên, thanh niên Thủ đô đã tình nguyện hỗ trợ, đảm bảo an ninh, trật tự cho Nhân dân, Phật tử.
Sức trẻ bừng sáng trong hành trình nghiên cứu khoa học Camera 360 trẻ

Sức trẻ bừng sáng trong hành trình nghiên cứu khoa học

TTTĐ - “Nghiên cứu khoa học đối với em như một hành trình gieo trồng, ban đầu háo hức, sau đó là chuỗi ngày đối mặt với thách thức nhưng chính nhờ sự kiên trì, đoàn kết và sự hướng dẫn tận tình của thầy cô nên đã “đơm hoa kết trái”. Em nhận ra, nghiên cứu khoa học không dành riêng cho những người xuất sắc, mà cho bất kỳ sinh viên nào dám thử sức, dám sáng tạo và có mục tiêu”.
Xem thêm