Tag
Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam

Phải đột phá, đổi mới với tầm nhìn chiến lược, hiện đại

Tin tức 11/07/2024 17:47
aa
TTTĐ - Sáng 11/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Phát triển đường sắt tốc độ cao phải đồng bộ, hiện đại, phù hợp xu thế của thế giới Phải quyết tâm làm đường sắt tốc độ cao Phải bảo đảm yếu tố hiện đại, đồng bộ, bền vững Nghiên cứu phương án tối ưu
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm, nguyên tắc, phương pháp luận khi đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam là phải đột phá, đổi mới với tầm nhìn chiến lược, hiện đại, hiệu quả theo đúng tinh thần Kết luận 49 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm, nguyên tắc, phương pháp luận khi đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam là phải đột phá, đổi mới với tầm nhìn chiến lược, hiện đại, hiệu quả theo đúng tinh thần Kết luận 49 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng tham dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang, Lê Thành Long; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Bộ Chính trị đã có Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/2/2023 về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 103/2023/QH15 ngày 9/11/2023 về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, trong đó yêu cầu nghiên cứu, triển khai hiệu quả Kết luận số 49 của Bộ Chính trị, đẩy nhanh tiến độ xây dựng một số tuyến đường sắt quan trọng quốc gia, tuyến đường sắt trục Đông-Tây; nghiên cứu hoàn thiện Đề án về dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam, phấn đấu phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sớm nhất có thể trong năm 2024.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Triển khai Kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải xây dựng Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam để trình cấp có thẩm quyền. Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có nhiều cuộc họp về nội dung này.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao báo cáo của Bộ Giao thông vận tải với nhiều điểm mới, rõ hơn so với các cuộc họp trước đây, tương đối đầy đủ, thuyết phục và các ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu tại cuộc họp.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, làm rõ hơn nữa, thuyết phục hơn nữa với một số nội dung liên quan tới cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn; quan điểm, nguyên tắc, phương pháp luận; mục tiêu, yêu cầu; nhiệm vụ, giải pháp trong đề án.

Theo đó, chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam có đầy đủ cơ sở chính trị (Kết luận 49 của Bộ Chính trị), cơ sở pháp lý (Nghị quyết số 103 của Quốc hội) và cơ sở thực tiễn (nhu cầu vận tải rất lớn, nhất là vận tải hành khách theo trục Bắc-Nam, chi phí logistics của Việt Nam còn cao so với thế giới, làm tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ).

Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm, nguyên tắc, phương pháp luận là phải đột phá, đổi mới với tầm nhìn chiến lược, hiện đại, hiệu quả theo đúng tinh thần Kết luận 49.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự cuộc họp Thường trực Chính phủ - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự cuộc họp Thường trực Chính phủ - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Mục tiêu, yêu cầu là hoàn thành khoảng 1.541 km đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam qua 20 tỉnh, thành phố; thời gian thực hiện trong khoảng 10 năm, phấn đấu hoàn thành vào năm 2035.

Về giải pháp để đạt được mục tiêu trên, Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu hướng tuyến thuận lợi nhất, ngắn nhất có thể, hiệu quả nhất; lựa chọn tốc độ thiết kế khoảng 350 km/h.

Về công năng vận tải, hiện trên trục giao thông Bắc-Nam đã có 3 tuyến đường bộ (gồm Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, đường bộ cao tốc đang được xây dựng), cùng các tuyến đường biển, hàng không, đường sắt, do đó, phải nghiên cứu xây dựng đường sắt tốc độ cao với công năng phù hợp để phát huy thế mạnh bổ sung của các loại hình vận tải, nghiên cứu theo hướng vận tải hành khách là chủ yếu, kết hợp vận tải hàng hóa nhanh và phục vụ quốc phòng-an ninh khi có nhu cầu, đồng thời tiếp tục cải tạo, nâng cấp đường sắt hiện hữu để vận chuyển hàng hóa.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng cũng yêu cầu nghiên cứu kỹ lưỡng về tổng mức đầu tư bảo đảm phù hợp (lưu ý so với đường sắt tốc độ cao của các nước ở tốc độ, quy mô tương tự và tính đến yếu tố địa hình, địa chất của Việt Nam); tính toán khả năng thu hồi vốn, đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội, hiệu quả tài chính, hiệu quả vận tải, logistics, hiệu quả tổng hợp, trực tiếp và gián tiếp… Từ đó, cơ quan chức năng nghiên cứu cơ chế, chính sách để huy động nguồn vốn theo các phương thức khác nhau, đa dạng hóa nguồn vốn (vốn Trung ương, vốn địa phương, vốn vay, phát hành trái phiếu, vốn doanh nghiệp…).

Thủ tướng cũng lưu ý cần phương án tổ chức quản lý theo hướng thông minh, hiện đại, số hóa (gồm quản lý kinh doanh vận tải và quản lý kết cấu hạ tầng); đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, hình thành hệ sinh thái để phát triển ngành công nghiệp đường sắt theo yêu cầu tại Kết luận 49 với bước đi, lộ trình phù hợp.

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu kỹ lưỡng về tổng mức đầu tư bảo đảm phù hợp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu kỹ lưỡng về tổng mức đầu tư bảo đảm phù hợp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng yêu cầu Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp tục trực tiếp chỉ đạo, Bộ Giao thông vận tải bổ sung, làm rõ thêm thật thuyết phục các nội dung trên, tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp, cầu thị lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, tiếp tục hoàn thiện đề án cùng các tài liệu, dự thảo kèm theo trên cơ sở bám sát Kết luận 49 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 103 của Quốc hội để báo cáo Chính phủ tại phiên họp sắp tới, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bùi Cử

Đọc thêm

Cử tri tin tưởng mô hình chính quyền 2 cấp hiệu quả, sáng tạo Tin tức

Cử tri tin tưởng mô hình chính quyền 2 cấp hiệu quả, sáng tạo

TTTĐ - Để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 25 (kỳ họp thường lệ giữa năm 2025) của HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026, Thường trực HĐND thành phố đã tổng hợp kiến nghị cử tri, trong đó, kiến nghị chung đối với UBND thành phố gồm 26 câu; kiến nghị riêng theo địa bản các tổ đại biểu gồm 46 câu và kiến nghị với cấp Trung ương là 1 câu.
Toàn văn phát biểu khai mạc kỳ họp thứ hai mươi lăm của Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Thời sự

Toàn văn phát biểu khai mạc kỳ họp thứ hai mươi lăm của Chủ tịch HĐND TP Hà Nội

Sáng 8-7, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 25 - kỳ họp thường lệ giữa năm 2025.
HĐND TP Hà Nội xem xét, quyết nghị 37 nội dung quan trọng Tin tức

HĐND TP Hà Nội xem xét, quyết nghị 37 nội dung quan trọng

TTTĐ - Sáng 8/7, HĐND TP Hà Nội khoá XVI tổ chức Kỳ họp thứ 25 - Kỳ họp thường lệ để xem xét, quyết nghị nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Khai mạc kỳ họp thứ hai mươi lăm, HĐND thành phố Hà Nội Tin tức

Khai mạc kỳ họp thứ hai mươi lăm, HĐND thành phố Hà Nội

TTTĐ - Sáng nay (8/7), Kỳ họp thường lệ giữa năm 2025 (kỳ họp thứ 25) của HĐND TP Hà Nội chính thức khai mạc.
Công bố Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá dịp 2/9 Tin tức

Công bố Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá dịp 2/9

TTTĐ - Chiều 7/7, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Tòa án Nhân dân Tối cao và các cơ quan có liên quan tổ chức họp báo công bố Quyết định số 1244/2025/QĐ-CTN của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2025 (đợt 2) nhân dịp 80 năm Quốc khánh 2/9.
Đề xuất đưa lễ hội Jazz Montreux tới Hà Nội Tin tức

Đề xuất đưa lễ hội Jazz Montreux tới Hà Nội

TTTĐ - Ngày 7/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Thụy Sĩ Thomas Gass tới chào xã giao nhân dịp nhận nhiệm kỳ mới tại Việt Nam.
Hoan nghênh doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác trong đổi mới sáng tạo Tin tức

Hoan nghênh doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác trong đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Sáng nay (7/7), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam Korhan Kemik.
Cơ quan MTTQ TP Hà Nội gồm 10 ban, 16 đơn vị trực thuộc Nhân sự

Cơ quan MTTQ TP Hà Nội gồm 10 ban, 16 đơn vị trực thuộc

TTTĐ - Theo Quyết định số 9188-QĐ/TU của Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội, Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP gồm 10 ban, đơn vị tham mưu giúp việc và 16 đơn vị công lập, đơn vị kinh tế trực thuộc.
Công bố các quyết định công tác cán bộ của Mặt trận Hà Nội Tin tức

Công bố các quyết định công tác cán bộ của Mặt trận Hà Nội

TTTĐ - Sáng 7/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Lễ công bố các quyết định về công tác cán bộ của Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.
Hà Nội gặp mặt, trao quyết định cho cán bộ nghỉ hưu trước tuổi Tin tức

Hà Nội gặp mặt, trao quyết định cho cán bộ nghỉ hưu trước tuổi

TTTĐ - Chiều 4/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị gặp mặt, trao quyết định cho cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, nghỉ hưu trước tuổi do sắp xếp tổ chức bộ máy và không đủ điều kiện về tuổi tái cử trong năm 2025.
Xem thêm