Tag

Phấn đấu đưa Yên Bái nằm trong nhóm 5 tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Muôn mặt cuộc sống 19/09/2023 06:47
aa
TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1086/QĐ-TTg ngày 18/9/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Yên Bái: Tăng cường tư vấn việc làm cho học sinh, thanh niên Yên Bái: Một ngày thu hoạch quế cùng người dân Trấn Yên Yên Bái từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP đáp ứng thị trường khó tính Nơi kết nối cung ứng hàng hóa hai chiều giữa Hà Nội và Yên Bái
Phấn đấu đưa Yên Bái nằm trong nhóm 5 tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường

Phạm vi, ranh giới lập Quy hoạch tỉnh Yên Bái bao gồm toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Yên Bái, với tổng diện tích tự nhiên 6.892,67 km2, với 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: Thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và 7 huyện (Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình).

Mục tiêu tổng quát của quy hoạch nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển; khai thác hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo; Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển nhanh, toàn diện, bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc".

Bên cạnh đó, quy hoạch nhằm phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng con người Yên Bái "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập"; Bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; Tăng cường quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; Phấn đấu đưa Yên Bái nằm trong nhóm 5 tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Cụ thể, về kinh tế phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt 8,5%/năm. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm khoảng 14,8%; Công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 39,0%; Dịch vụ chiếm khoảng 41,5%; Thuế sản phẩm, trừ trợ cấp sản phẩm chiếm khoảng 4,7%. GRDP bình quân đầu người đạt trên 125 triệu đồng.

Phấn đấu đưa Yên Bái nằm trong nhóm 5 tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Về xã hội, tốc độ tăng dân số trung bình đạt 0,92%/năm. Tuổi thọ trung bình người dân đạt 75 tuổi; Số năm sống khỏe đạt tối thiểu 68 năm. Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2022-2025 giảm bình quân 3,3%/năm theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025; Giai đoạn 2026-2030 giảm bình quân 2,0 - 2,5%/năm theo chuẩn nghèo từng thời kỳ...

Đến năm 2050, tỉnh Yên Bái phát triển toàn diện, bền vững, xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc; thuộc nhóm các tỉnh phát triển hàng đầu trong vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, là hình mẫu phát triển xanh của vùng và cả nước. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đô thị đồng bộ, thông minh, hiện đại. Bản sắc văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát huy. Môi trường sinh thái được bảo vệ, xã hội hài hòa với thiên nhiên. Đời sống của người dân hạnh phúc. Quốc phòng - an ninh được bảo đảm vững chắc.

Phấn đấu đưa Yên Bái nằm trong nhóm 5 tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng

Về nông, lâm nghiệp, thủy sản, tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới hiện đại, bền vững.

Tỉnh khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, sạch, hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, thông minh. Phát triển lâm nghiệp đa mục tiêu, nâng cao chất lượng, hiệu quả rừng trồng gỗ lớn, phát triển dược liệu dưới tán rừng.

Yên Bái phát huy lợi thế so sánh, sự đa dạng các vùng sinh thái, phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản, hữu cơ, OCOP gắn với phát triển du lịch, dịch vụ, công nghiệp chế biến, bảo quản, tiêu thụ, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; Hình thành và phát triển các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; Thu hút, khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Công nghiệp phát triển theo hướng bền vững, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Tỉnh tập trung phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ lực, có lợi thế cạnh tranh như: Chế biến nông lâm sản gắn với khai thác, phát triển vùng nguyên liệu, trọng tâm là chế biến gỗ rừng trồng công nghệ cao, đưa Yên Bái trở thành một trong các trung tâm chế biến lâm sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Tỉnh quan tâm tới khai thác và chế biến sâu khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp; cơ khí, điện tử, công nghiệp phụ trợ; Phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; Đồng thời, phát triển hợp lý một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động địa phương như dệt may, da giày.

Yên bái cần ưu tiên lựa chọn các dự án công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, thân thiện với môi trường, công nghệ sinh học; Tiếp tục hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề gắn với chế biến, tiêu thụ nông lâm sản; Đẩy mạnh phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết chặt chẽ giữa công nghiệp với nông nghiệp và các ngành dịch vụ liên quan như: Thương mại, vận tải, logistics, xuất nhập khẩu…

Phấn đấu đưa Yên Bái nằm trong nhóm 5 tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Về dịch vụ, tỉnh sẽ tập trung nguồn lực phát triển một số ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế như: Du lịch, thương mại, giáo dục, đào tạo nghề, y tế, chăm sóc sức khoẻ, tài chính, ngân hàng, logistics, vận tải,... theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh.

Tinh chú trọng phát triển du lịch xanh, bản sắc, hấp dẫn, trở thành ngành kinh tế quan trọng; hoàn thiện hạ tầng du lịch, phát triển các tuyến du lịch, sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, đưa Yên Bái trở thành một trong những điểm đến du lịch hàng đầu của khu vực Tây Bắc với thương hiệu "điểm đến an toàn, thân thiện, bản sắc, hấp dẫn, ấn tượng".

Ngoài ra, quy hoạch yêu cầu tập trung đầu tư phát triển một số loại hình du lịch, như: Du lịch sinh thái, trải nghiệm; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa - lịch sử - tín ngưỡng; du lịch cộng đồng; Chú trọng phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, di sản văn hóa và các danh tham thắng cảnh...

Quy hoạch phát triển mới 4 khu công nghiệp, 16 cụm công nghiệp

Khu công nghiệp: Đến năm 2030, giữ nguyên diện tích 3 khu công nghiệp phía Nam, Âu Lâu, Trấn Yên; Mở rộng diện tích khu công nghiệp Minh Quân; Quy hoạch phát triển mới 4 khu công nghiệp: Y Can, Đông An, Thịnh Hưng, Lục Yên.

Cụm công nghiệp: Đến năm 2030, giữ nguyên diện tích 6 cụm công nghiệp Thịnh Hưng, Sơn Thịnh, Báo Đáp, Hưng Khánh, Đông An, Minh Quân; Quy hoạch phát triển mới 16 cụm công nghiệp; Đưa ra khỏi quy hoạch 3 cụm công nghiệp: Đầm Hồng, Bảo Hưng, Tây cầu Mậu A; Mở rộng 2 cụm công nghiệp Âu Lâu, Yên Thế; Giảm diện tích cụm công nghiệp Bắc Văn Yên.

Đọc thêm

Phải hoàn thành sớm việc xây dựng cầu Phong Châu Muôn mặt cuộc sống

Phải hoàn thành sớm việc xây dựng cầu Phong Châu

Chiều tối 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn công tác kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão và thăm hỏi, động viên nhân dân vùng lụt, bão tại tỉnh Phú Thọ.
Huy động các nguồn lực xã hội ủng hộ đồng bào bị bão lũ Muôn mặt cuộc sống

Huy động các nguồn lực xã hội ủng hộ đồng bào bị bão lũ

TTTĐ - Chiều 12/9, tại TP Pleiku, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
Bí thư Thành uỷ Hà Nội tặng quà Trung thu cho trẻ mồ côi Muôn mặt cuộc sống

Bí thư Thành uỷ Hà Nội tặng quà Trung thu cho trẻ mồ côi

TTTĐ - Ngày 12/9, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã đến thăm cơ sở 3, Trung tâm Bảo trợ xã hội 3 Hà Nội (số 106 - Nguyễn Hoàng, quận Nam Từ Liêm) và tặng quà Trung thu cho trẻ em tại đây.
Góp thêm nguồn lực hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Góp thêm nguồn lực hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bão số 3

TTTĐ - Tính đến 16 giờ ngày 12/9, tổng số tiền các cơ quan, đơn vị, tổ chức cá nhân ủng hộ Nhân dân bị thiệt hại do bão lũ chuyển về Quỹ “Cứu trợ” TP Hà Nội là 44, 626 tỷ đồng.
Kết nối tiêu thụ nông sản giúp người dân vùng ngập lụt Muôn mặt cuộc sống

Kết nối tiêu thụ nông sản giúp người dân vùng ngập lụt

TTTĐ - Nhằm giúp người dân vùng ngập lụt giảm bớt thiệt hại về nông sản, hoa màu và gia súc, gia cầm, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã phát động phong trào kết nối tiêu thụ nông sản giúp người dân.
Ấm lòng những suất cơm tiếp sức lực lượng phòng chống ngập úng Muôn mặt cuộc sống

Ấm lòng những suất cơm tiếp sức lực lượng phòng chống ngập úng

TTTĐ - Những suất cơm nóng hổi, đầy đặn của các cán bộ, hội viên phụ nữ xã Thanh Lâm (huyện Mê Linh, Hà Nội) những ngày qua đã tiếp thêm sức lực cho các lực lượng tham gia phòng chống ngập úng.
Lào Cai tập trung 7 nhiệm vụ trọng tâm trong khắc phục hậu quả vụ sạt lở Muôn mặt cuộc sống

Lào Cai tập trung 7 nhiệm vụ trọng tâm trong khắc phục hậu quả vụ sạt lở

TTTĐ - Chiều 12/9, ngay sau khi kết thúc chương trình làm việc tại Yên Bái, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Lào Cai để thị sát tình hình, thăm hỏi đời sống người dân, kiểm tra, động viên các lực lượng đang làm nhiệm vụ ứng phó mưa lũ, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, tiếp tế nhu yếu phẩm cho người dân.
Danh sách bạn đọc ủng hộ Chương trình “Chung sức cùng báo Tuổi trẻ Thủ đô xoa dịu mất mát của trẻ em vùng lũ” Muôn mặt cuộc sống

Danh sách bạn đọc ủng hộ Chương trình “Chung sức cùng báo Tuổi trẻ Thủ đô xoa dịu mất mát của trẻ em vùng lũ”

TTTĐ - Tính đến 18h ngày 12/9, Chương trình “Chung sức cùng báo Tuổi trẻ Thủ đô xoa dịu mất mát của trẻ em vùng lũ” đã tiếp nhận được nhiều sự ủng hộ từ nhiều quý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nhà hảo tâm. Dưới đây là danh sách ủng hộ:
Quảng Nam chung tay cùng với các tỉnh khắc phục hậu quả bão lũ Xã hội

Quảng Nam chung tay cùng với các tỉnh khắc phục hậu quả bão lũ

TTTĐ - Trước tình hình mưa lũ gây hậu quả nghiêm trọng, đoàn công tác tỉnh Quảng Nam đã kịp thời đến thăm và hỗ trợ đồng bào các tỉnh Yên Bái và Phú Thọ, góp phần chia sẻ những mất mát và động viên tinh thần người dân.
Lo ngập hầm, nhiều người ở chung cư "cất" ô tô lên cao Muôn mặt cuộc sống

Lo ngập hầm, nhiều người ở chung cư "cất" ô tô lên cao

TTTĐ - Sau bão số 3 và những cơn mưa mau, thời tiết thất thường, nước lũ lên cao, thành phố Hà Nội có 13 quận, huyện đang bị ngập, có xã ngập hoàn toàn. Trước tình hình này, nhiều chung cư trên địa bàn quận Hoàng Mai chủ động trang bị máy bơm chống ngập, tích trữ các bao tải cát để ngăn nước chống ngập hầm chung cư, bảo quản cho ô tô, xe máy, cơ sở vật chất.
Xem thêm