Tag

Yên Bái: Một ngày thu hoạch quế cùng người dân Trấn Yên

Nông thôn mới 26/04/2023 14:00
aa
TTTĐ - Những năm qua, cây quế đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực để phát để phát triển kinh tế cho người dân vùng cao huyện Trấn Yên, Yên Bái. Đến nay, toàn huyện có gần 20.000ha quế. Việc phát triển cây quế vừa tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, vừa góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn nước, nâng độ che phủ rừng.
Vinasamex: Nâng tầm thương hiệu quế, hồi trên bản đồ hương liệu thế giới Yên Bái: Diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng tại xã Lương Thịnh Tỉnh đoàn Yên Bái gắn biển trao nhà đại đoàn kết cho gia đình có công với cách mạng Trường Tiểu học thị trấn Yên Viên nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Yên Bái: Bổ sung khu công nghiệp Trấn Yên vào quy hoạch
Yên Bái: Một ngày thu hoạch quế cùng người dân Trấn Yên
Rừng quế ở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Trong những năm qua, Huyện ủy Trấn Yên đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề, chương trình hành động về phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp và xây dựng Nông thôn mới. Trong đó, cây quế được xác định là cây chủ lực để phát triển kinh tế rừng của huyện.

Hiện nay, diện tích quế trên địa bàn huyện Trấn Yên là 19.924ha, tập trung nhiều tại các xã: Tân Đồng khoảng 1.915ha, Kiên Thành 2.779ha, Hồng Ca trên 2.526ha, Y Can 2.166ha, Lương Thịnh 2.221ha, Hòa Cuông 1.199ha... Trong đó, vùng quế chuyên canh hữu cơ là 8.100ha; Diện tích đạt tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn Việt Nam hơn 2.200ha.

Yên Bái: Một ngày thu hoạch quế cùng người dân Trấn Yên
Người dân Trấn Yên thu hoạch quế

Quế là loại cây có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, chi phí trồng thấp, tốn ít công chăm sóc, ước tính người dân đầu tư chỉ hơn 10 triệu đồng mỗi héc ta. Sau 5 - 10 năm, cây đã có thể cho khai thác. Đặc biệt, tất cả các bộ phận của cây quế từ vỏ đến thân, lá, cành đều có giá trị.

Sản lượng thu hoạch và giá trị thu nhập từ cây quế tại huyện Trấn Yên tăng từng năm, từ đó góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho nhiều hộ dân ở các xã vùng cao trên địa bàn.

Yên Bái: Một ngày thu hoạch quế cùng người dân Trấn Yên
Người dân Trấn Yên tập trung sản xuất quế sạch, an toàn với môi trường

Đến nay, sản lượng vỏ quế khô hàng năm trên địa bàn huyện Trấn Yên xuất bán ra thị trường đạt từ 4.000 - 5.000 tấn, đem lại thu nhập trên 400 tỷ đồng. Sản phẩm gỗ quế được cung cấp cho các cơ sở chế biến ván bóc, ván ghép thanh, các xưởng xẻ với sản lượng trung bình hàng năm đạt 40.000m2, trị giá trên 100 tỷ đồng. Ngoài ra, người dân còn chặt tỉa cành, lá theo chu kỳ bán cho các cơ sở chiết xuất tinh dầu quế trên địa bàn huyện với sản lượng trên 10.000 tấn lá tươi, trị giá khoảng 20 tỷ đồng.

Yên Bái: Một ngày thu hoạch quế cùng người dân Trấn Yên
Người dân bóc tách vỏ quế

Phát triển kinh tế từ trồng rừng, trồng cây quế không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp phòng hộ đầu nguồn, chống xói mòn, duy trì nguồn nước. Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực thu mua, chế biến và xuất khẩu sản phẩm quế đã góp phần giải quyết việc làm mang lại thu nhập ổn định, nâng cao đời sống cho người dân.

Yên Bái: Một ngày thu hoạch quế cùng người dân Trấn Yên

Sản xuất quế hữu cơ là hướng đi phù hợp với xu thế phát triển hiện nay, góp phần nâng cao giá trị kinh tế và xây dựng thương hiệu quế Trấn Yên. Trong những năm tới, huyện phấn đấu nâng diện tích sản xuất quế hữu cơ và đưa cây quế trở thành ngành kinh tế chủ lực của địa phương.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Xem thêm