Tag

Phát hiện hàng loạt vụ kinh doanh phân bón "rởm" tại các tỉnh miền Tây

Bảo vệ người tiêu dùng 01/08/2023 21:00
aa
TTTĐ -Vừa qua cơ quan chức năng các tỉnh miền Tây liên tiếp phát hiện, xử phạt nhiều vụ vi phạm liên quan đến việc kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật "rởm" gây ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh các doanh nghiệp và quá trình chăm sóc cây trồng, kinh tế của người dân.
Một sản phẩm vi phạm chất lượng, Công ty Phân bón Việt Nhật bị phạt 30 triệu đồng Một sản phẩm vi phạm chất lượng, Công ty Phân bón Việt Nhật bị phạt 30 triệu đồng
Phát hiện nhiều tấn phân bón không được công nhận lưu hành tại Việt Nam Phát hiện nhiều tấn phân bón không được công nhận lưu hành tại Việt Nam
Đắk Nông phát hiện gần 80 tấn phân bón giả Đắk Nông phát hiện gần 80 tấn phân bón giả
Tây Ninh: Phát hiện 28 trường hợp vi phạm kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật Tây Ninh: Phát hiện 28 trường hợp vi phạm kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật

Tại tỉnh Đồng Tháp, ngày 11/5/2023, Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Đồng Tháp phối hợp ngành chức năng tiến hành kiểm tra đột xuất đối với hộ kinh doanh phân bón Tư Phao 1 do ông Nguyễn Văn Phao đại diện chủ hộ, địa chỉ tại khóm Trung 2, thị trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự.

Phát hiện hàng loạt vụ kinh doanh phân bón
Lực lượng QLTT tỉnh Đồng Tháp niêm phong lô hàng kiểm tra

Qua kiểm tra, phát hiện hộ kinh doanh trên đang buôn bán 5 tấn phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam gồm: Phân bón hỗn hợp NPK Thiên Phát 20-20-15, ngày sản xuất 4/3/2023, số lượng 60 bao, khối lượng tịnh 50 kg/bao; Phân bón hỗn hợp NPK Thiên Phát 20-20-15, ngày sản xuất: 15/9/2022, số lượng 20 bao, khối lượng tịnh 50 kg/bao; Phân bón hỗn hợp NPK Thiên Phát 16-16-8, ngày sản xuất 15/9/2022, số lượng 20 bao, khối lượng tịnh 50 kg/bao. Toàn bộ phân bón trên do Công ty TNHH MTV XNK Phân Bón Hà Tây sản xuất. Tổng trị giá tang vật trên 70 triệu đồng.

Với hành vi vi phạm của hộ kinh doanh Tư Phao, ngành chức năng đã xử phạt với số tiền 51,5 triệu đồng và buộc tái chế phân bón không có quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo quy định.

Phát hiện hàng loạt vụ kinh doanh phân bón
Lực lượng QLTT Kiên Giang kiểm tra sản phẩm phân bón tại hộ kinh doanh trên địa bàn

Tại tỉnh Kiên Giang, Đội QLTT số 5 kiểm tra 1 hộ kinh doanh bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (phân bón trị giá 82.500.000 đồng). Vụ việc đã được trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định xử phạt với số tiền 103.125.000 đồng.

Trước đó, cơ quan chức năng tỉnh này cũng kiểm tra hộ kinh doanh N.H (tại địa chỉ quốc lộ 80, khu phố Ngã Ba, thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương) do ông Đ.B.N làm đại diện. Đoàn kiểm tra đã tiến hành lấy mẫu sản phẩm NPK 20-20-15 phân bón V.T do Công ty TNHH TM XNK PB V.T sản xuất, để gửi phân tích các chỉ tiêu về chất lượng theo quy định.

Phát hiện hàng loạt vụ kinh doanh phân bón
Sản phẩm vi phạm được QLTT Kiên Giang phát hiện là phân bón giả có tên phân bón là Phân NPK 20-20-15 (Việt Thắng)

Lô hàng 2.000kg, sản xuất tại xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, ngày sản xuất (NSX) 1/8/2022, hạn sử dụng (HSD) 2 năm. Kết quả thử nghiệm, tất cả các chỉ tiêu đăng ký đều không đạt chất lượng, đạt dưới 70% so với quy chuẩn đăng ký theo Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, xác định lô phân bón trên là hàng giả.

Với sản phẩm vi phạm trên, Hộ kinh doanh N.H đước xác định có hành vi: “Buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng”. Trị giá hàng hóa vi phạm tại thời điểm kiểm tra tương đương với hàng thật là 27.200.000 đồng (theo giá niêm yết tại cơ sở).

Do hành vi vi phạm hành chính vượt thẩm quyền xử lý của đội trưởng, Đội QLTT số 3 đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc cho Chủ tịch UBND huyện Kiên Lương để xử lý theo quy định pháp luật.

Tại tỉnh Bạc Liêu, Cục QLTT Đồng Tháp phối hợp ngành chức năng tỉnh này qua kiểm tra trên địa bàn phát hiện 2 hộ kinh doanh vi phạm. Cụ thể, ngày 15/7/2023 Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.T (có địa chỉ: xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân) do ông P.V.T làm chủ hoạt động buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhưng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

Ngày 19/7/2023 Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh D.L (có địa chỉ tại xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long) do ông Đ.Q.T làm chủ hộ kinh doanh đang hoạt động buôn bán phân bón khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.

Tại tỉnh Vĩnh Long, ngày 10/4/2023 Đoàn kiểm tra Đội QLTT số 3 kiểm tra hộ kinh doanh K.T do ông H.V.T làm chủ (xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn).

Phát hiện hàng loạt vụ kinh doanh phân bón
200 bao phân bón được QLTT Vĩnh Long phát hiện vi phạm chất lựơng

Đoàn kiểm tra đã tiến hành lấy 1 mẫu phân bón hỗn hợp NPK, HT – NPK: 20-20-15 (xuất xứ Trung Quốc) để gởi thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng đã công bố. Lô hàng lấy mẫu có số lượng là 200 bao (loại 25kg/bao), ngày sản xuất 11/4/2022, hạn sử dụng 3 năm, giá bán niêm yết tại hộ kinh doanh 440.000 đồng/bao. Tổng trị giá hàng hóa: 88.000.000 đồng. Qua kiểm nghiệm, mẫu phân bón trên có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (hàm lượng lân hữu hiệu chỉ đạt 79%).

Hộ kinh doanh K.T bị phạt số tiền 30.000.000 đồng về hành vi lưu thông trên thị trường hàng hóa có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, trị giá hàng hóa chưa tiêu thụ là 88.000.000 đồng; Đồng thời, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi và tái chế hoặc thay đổi mục đích sử dụng đối với hàng hóa vi phạm.

Tại Tiền Giang, ngày 9/3/2023, qua kiểm tra trên địa bàn, Cục QLTT tỉnh phát hiện một hộ kinh doanh phân bón các loại nhưng không có niêm yết giá. Tại đây, đoàn có lấy 2 mẫu phân bón gửi kiểm nghiệm chất lượng; Lô hàng tồn tại thời điểm lấy mẫu là 1,5 tấn phân bón với trị giá gần 15 triệu đồng.

Phát hiện hàng loạt vụ kinh doanh phân bón
Lực lượng QLTT tỉnh Tiền Giang tiến hành lấy mẫu sản phẩm tại hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh

Qua đánh giá kết quả kiểm nghiệm, có 1 mẫu là hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng với từng chỉ tiêu chất chính và tổng hàm lượng các chất chỉ đạt từ 2% đến 34%. Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ trình và ngày 19/7/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh về 2 hành vi vi phạm nêu trên và đến nay, đã thu phạt số tiền hơn 65 triệu đồng.

Ngày 25/5/2023, Cục QLTT kiểm tra phát hiện một hộ kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật nhưng không có niêm yết giá và lấy 3 mẫu phân bón gửi kiểm nghiệm chất lượng. Căn cứ kết quả, có 1 mẫu có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Tang vật vi phạm là 160 bao phân bón (25 kg/bao) với tổng khối lượng 4 tấn, trị giá hơn 70 triệu đồng. Đến ngày 4/7/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã xử phạt hộ kinh doanh về 2 hành vi vi phạm nêu trên tổng cộng hơn 90 triệu đồng. Hiện nay, cơ sở đã nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước theo quy định.

Ngày 9/2/2023, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang kiểm tra đột xuất 1 hộ kinh doanh phân bón tại Châu Thành. Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở này có thực hiện niêm yết giá phân bón nhưng niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng. Lực lượng chức năng lấy 2 mẫu phân bón gửi kiểm nghiệm chất lượng, kết quả cả 2 mẫu này đều giả về giá trị sử dụng, công dụng. Cụ thể, các chỉ tiêu Nts, P2O5 chỉ đạt từ 7% đến 18% (nhỏ hơn 70% so với mức tối thiểu quy định).

Ngày 20/6/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành quyết định xử phạt đối với hộ kinh doanh trên về 2 hành vi vi phạm nêu trên với số tiền gần 180 triệu đồng. Đến ngày 28/6/2023, cơ sở đã nộp tiền phạt đúng quy định.

Phát hiện hàng loạt vụ kinh doanh phân bón
Ngành chức năng tỉnh Long An kiểm tra sản phẩm tại các nhà máy sản xuất

Tại Long An, nơi được coi là “thủ phủ” của các công ty sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cũng phát hiện vi phạm. Cụ thể, ngày 17/5/2023, ngành chức năng tỉnh này thực hiện kiểm tra đối với Công ty TNHH Q.T.N.N.V (có địa chỉ Lô B211, Đường số 5, Khu công nghiệp Thái Hòa, ấp Tân Hòa, xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hoà). Cơ quan chức năng phát hiện Công ty TNHH Q.T.N.N.V đã có các hành vi vi phạm hành chính. Vụ việc được chuyển đến UBND tỉnh Long An xử lý theo thẩm quyền .

Ngày 15/6/2023, UBND tỉnh ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 5123 đối với Công ty TNHH Q.T.N.N.V về hành vi sản xuất phân bón không có quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam và sản xuất, buôn bán phân bón có nhãn ghi không đúng các nội dung bắt buộc phải thể hiện theo tính chất hàng hóa theo quy định pháp luật về nhãn hàng hóa, với tổng số tiền phạt là 166.000.000 đồng. Công ty bị buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ trái pháp luật là 36.400.000 đồng. Đồng thời, Công ty TNHH Q.T.N.N.V còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón trong thời hạn 9 tháng.

Trước đó, Cục QLTT tỉnh Tây Ninh thông tin về hàng hóa vi phạm chất lượng lưu thông trên thị trường do một doanh nghiệp có trụ sở trên địa bàn tỉnh Long An sản xuất. Ngày 20/12/2022, Đội QLTT số 6, phối hợp Đoàn kiểm tra liên ngành 389 tỉnh Long An, tiến hành kiểm tra doanh nghiệp sản xuất phân bón có trụ sở trên địa bàn huyện Đức Hòa. Đây là doanh nghiệp sản xuất loại phân bón do Cục QLTT tỉnh Tây Ninh kiểm tra, phát hiện vi phạm về chất lượng.

Phát hiện hàng loạt vụ kinh doanh phân bón
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long được quy hoạch vùng lương thực Quốc gia, tuy nhiên việc đảm bảo phân bón chất lượng cho nông dân canh tác đạt năng suất cao tại vùng này còn đang "nhức nhối" (Ảnh TTXVN)

Qua làm việc, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp đã thừa nhận loại phân bón vi phạm về chất lượng do Cục QLTT tỉnh Tây Ninh kiểm tra là do doanh nghiệp sản xuất, số lượng là 100 bao, loại 50kg/bao. Đây là số lượng phân bón mà doanh nghiệp đã bán cho một hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, trị giá hàng hóa vi phạm là 71 triệu đồng.

Với hành vi sản xuất hàng hóa (phân bón) không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, doanh nghiệp đã bị UBND tỉnh quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 142 triệu đồng.

Để truy xuất nguồn gốc, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm về chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục QLTT Long An đề nghị Cục QLTT các tỉnh, thành phố, khi phát hiện hàng hóa vi phạm về chất lượng thì thông tin đến Cục QLTT các tỉnh, nơi có doanh nghiệp sản xuất hàng hóa ghi trên nhãn để kiểm tra, xử lý theo quy định pháp luật.

Đọc thêm

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo mạo danh Amazon Global Selling Việt Nam Bảo vệ người tiêu dùng

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo mạo danh Amazon Global Selling Việt Nam

TTTĐ - Amazon Global Selling Việt Nam nhận được một số báo cáo về tình trạng mạo danh Amazon và nhân viên Amazon để thực hiện các hành vi lừa đảo, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Hàng loạt sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y kém chất lượng Nhịp sống phương Nam

Hàng loạt sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y kém chất lượng

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Tiền Giang vừa ban hành Kết luận thanh tra số 40/KL-TT về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thủy sản, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
Còn 20 hộ chưa đồng ý mức bồi thường Bạn đọc

Còn 20 hộ chưa đồng ý mức bồi thường

TTTĐ - Liên quan tới vụ bò sữa chết hàng loạt ở tỉnh Lâm Đồng, hiện đã có 330 hộ dân đồng ý với mức bồi thường và phương án bồi thường, chỉ còn 20 hộ dân chưa đồng ý.
Gia Lai: Chuyển cơ quan công an vụ “bác sĩ dỏm” khám, chữa bệnh Bạn đọc

Gia Lai: Chuyển cơ quan công an vụ “bác sĩ dỏm” khám, chữa bệnh

TTTĐ – UBND tỉnh Gia Lai đã thống nhất chuyển hồ sơ vụ việc khám, chữa bệnh tư nhân có hành vi vi phạm pháp luật tại địa chỉ 75 Nguyễn Tất Thành, TP Pleiku sang cơ quan công an để điều tra làm rõ.
Lâm Đồng: Vụ bò sữa chết hàng loạt, 129 hộ chấp nhận bồi thường Bạn đọc

Lâm Đồng: Vụ bò sữa chết hàng loạt, 129 hộ chấp nhận bồi thường

TTTĐ – Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) tỉnh Lâm Đồng, đến nay đã có 129 hộ chăn nuôi bò sữa chấp nhận mức thỏa thuận bồi thường, hỗ trợ bò chết, bò bệnh mà Công ty Navetco đưa ra.
Người dân cho rằng mức bồi thường bò sữa bị chết chưa thỏa đáng Bảo vệ người tiêu dùng

Người dân cho rằng mức bồi thường bò sữa bị chết chưa thỏa đáng

TTTĐ - Đa số người nuôi bò sữa tại tỉnh Lâm Đồng bị thiệt hại do tiêm vắc xin VDNC Navet-LpVac, không đồng ý mức bồi thường theo cách tính ký xác bò của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương Navetco (Công ty Navetco) đưa ra.
Từng bước ngăn chặn và đẩy lùi hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại Bảo vệ người tiêu dùng

Từng bước ngăn chặn và đẩy lùi hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 381/TB-VPCP ngày 15/8/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để  xử lý buôn lậu, gian lận thương mại Bảo vệ người tiêu dùng

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để xử lý buôn lậu, gian lận thương mại

TTTĐ - Sáng 8/8, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm 2024, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Hà Nội thu hồi 206 sản phẩm mỹ phẩm Bảo vệ người tiêu dùng

Hà Nội thu hồi 206 sản phẩm mỹ phẩm

TTTĐ - Sở Y tế đã ban hành văn bản 3666/SYT-NVD thông báo về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy 206 sản phẩm mỹ phẩm của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Belux Việt Nam.
Xử phạt doanh nghiệp bán hàng không rõ xuất xứ trên mạng Bảo vệ người tiêu dùng

Xử phạt doanh nghiệp bán hàng không rõ xuất xứ trên mạng

TTTĐ - Mới đây, Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh đã xử phạt một công ty tại huyện Bình Chánh số tiền 32 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là thực phẩm và hành vi kinh doanh hàng hóa là thực phẩm quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa.
Xem thêm