Tag

Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề”

Nông thôn mới 11/02/2024 13:00
aa
TTTĐ - Được mệnh danh là vùng đất “trăm nghề”, Thủ đô Hà Nội có rất nhiều làng nghề truyền thống. Đây là lợi thế để TP thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”, qua đó góp phần nâng cao đời sống của người dân cũng như hoàn thành các mục tiêu xây dựng Nông thôn mới.
Huy động mọi nguồn lực, khai thác thế mạnh sẵn có của Thủ đô Phú Xuyên: Phát huy thế mạnh của mảnh đất trăm nghề Lựa chọn thế mạnh địa phương để xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu Lai Châu cần phát huy những thế mạnh, tinh thần tự lực, tự cường

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với làng nghề truyền thống

Hà Nội có tới 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước. Hiện TP có 1.350 làng nghề, trong đó 321 làng nghề truyền thống đã được công nhận.

Bên cạnh các làng nghề, Hà Nội còn có 1.136 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động, 1.695 trang trại, 149 chuỗi liên kết được duy trì và phát triển, hơn 164 mô hình ứng dụng công nghệ cao; cùng với đó là hàng nghìn sản vật nông nghiệp nức tiếng xưa nay. Đây chính là tiềm năng thúc đẩy du lịch nông thôn trên địa bàn TP ngày càng phát triển.

Các sản phẩm OCOP của làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Vinh (Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội) được đông đảo du khách trong nước và quốc tế quan tâm
Các sản phẩm OCOP của làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Vinh (Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội) được đông đảo du khách trong nước và quốc tế quan tâm

Trong những năm qua, TP Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ làng nghề phát triển thông qua thực hiện có hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại, khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương.

Qua đó, các chương trình góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo việc làm tại các vùng nông thôn ngoại thành, thúc đẩy phát triển kinh tế của các địa phương, tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu qua các năm.

Các làng nghề đóng góp khoảng 8 - 10% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn. Hiện Hà Nội có gần 200 làng nghề đạt doanh thu từ 10 - 50 tỷ đồng/năm, một số làng nghề đạt doanh thu từ 10.000 - 25.000 tỷ đồng/năm.

Mỗi làng nghề truyền thống hàm chứa trong mình những nét văn hóa độc đáo, cùng nhiều sản phẩm đặc trưng như: Làng Vạn Phúc (quận Hà Đông) với sản phẩm dệt lụa; làng Bát Tràng (huyện Gia Lâm) với các sản phẩm đồ gốm; làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây) với những nếp nhà cổ được lưu giữ qua nhiều thế hệ, cùng đặc sản gà mía, bánh tẻ Phú Nhi; hay Hồng Vân - ngôi làng ven sông Hồng thuộc huyện Thường Tín với trà thảo mộc 4 sao OCOP và tour tuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa...

Làng nghề Bát Tràng hiện vẫn giữ được những nét truyền thống vốn có của một nghề làm đẹp từ đất. Cả xã Bát Tràng có tới hơn 200 doanh nghiệp, hơn 1.000 gia đình sản xuất, kinh doanh gốm sứ, trong đó, có 140 nghệ nhân và hàng ngàn thợ giỏi. Nghề gốm đã tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động trong và ngoài địa phương.

Nằm trong làng nghề Bát Tràng, Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt bố trí không gian nghề gốm Bát Tràng xưa và nay. Đây là nơi hội tụ giá trị truyền thống của Bát Tràng 1.000 năm qua. Mỗi một gia đình, mỗi một nghệ nhân sẽ lựa chọn những sản phẩm, những hiện vật có câu chuyện ý nghĩa và có thể đối với họ là rất quý để giới thiệu giao lưu cũng như trở thành mái nhà chung.

Còn tại làng lụa Vạn Phúc, những năm gần đây cũng bắt đầu xuất hiện các khu sản xuất mở để du khách vào xem thực tế quá trình làm lụa thay vì chỉ sản xuất trong mỗi gia đình và đưa sản phẩm ra thị trường qua nhiều khâu trung gian như trước đây. Du khách được nhìn tận mắt, tận nơi, thấy được sự vất vả của người làm nghề làm lụa truyền thống. Đấy là điều du khách rất thích.

Đặc biệt, các sản phẩm truyền thống và nghề truyền thống của Hà Nội được kết tinh từ sự tài hoa của những người thợ và truyền thống văn hóa từ ngàn đời nay của mảnh đất Kinh Kỳ.

: Các sản phẩm của Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức đều đạt chứng nhận OCOP
Các sản phẩm của Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức đều đạt chứng nhận OCOP

Không chỉ dẫn đầu cả nước về số lượng làng nghề, Hà Nội hiện cũng là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP. Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, đến nay, trên địa bàn TP có 1.649 sản phẩm OCOP, gồm 4 sản phẩm 5 sao, 13 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.098 sản phẩm 4 sao và 534 sản phẩm 3 sao.

Có được những con số ấn tượng trên là do thời gian qua, Trung ương và TP Hà Nội luôn quan tâm, hỗ trợ các làng nghề, chủ thể OCOP trong phát triển sản phẩm thủ thông qua các chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại, du lịch.

Thông qua các chương trình đó nhằm phát triển kinh tế, tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của các địa phương và doanh nghiệp. Đặc biệt, các sản phẩm của làng nghề, chủ thể OCOP luôn đa dạng về chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt và có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Mỗi sản phẩm OCOP đều là “sứ giả văn hóa”

Chương trình OCOP có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng. Phát triển sản phẩm OCOP sẽ phát huy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn.

Thông qua, kinh tế nông thôn được thúc đẩy phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn; bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên; bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường, góp phần xây dựng Nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Các sản phẩm truyền thống và nghề truyền thống của Hà Nội được kết tinh từ sự tài hoa của những người thợ
Các sản phẩm truyền thống và nghề truyền thống của Hà Nội được kết tinh từ sự tài hoa của những người thợ

Chương trình OCOP đã đánh thức tiềm năng sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Thủ đô và là “cú hích” làm đổi mới tư duy sản xuất, đánh đúng, trúng nhu cầu tiêu dùng, tạo chuyển dịch mạnh mẽ trong xây dựng và phát triển kinh tế nông thôn.

Nhằm phát triển các sản phẩm OCOP gắn với làng nghề truyền thống, trong năm 2023, Hà Nội đã xây dựng các mô hình trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch, tại các xã: Bát Tràng (huyện Gia Lâm), Duyên Thái (huyện Thường Tín), Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên), Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ), Duyên Hà (huyện Thanh Trì), Di Trạch (huyện Hoài Đức), Vân Hà (huyện Đông Anh), Hòa Lâm (huyện Ứng Hòa), Vạn Phúc (quận Hà Đông)...

Việc ra đời các trung tâm trên nhằm kiến tạo môi trường triển khai hoạt động hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn, chủ thể sản xuất - kinh doanh làng nghề hình thành và phát triển hoạt động thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP. Làng nghề gắn với phát triển các hình thức du lịch trải nghiệm, góp phần tái cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn trên địa bàn thành phố.

Mỗi sản phẩm OCOP đều là “sứ giả văn hóa” của một địa phương
Mỗi sản phẩm OCOP đều là “sứ giả văn hóa” của một địa phương

Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn cho biết: Mỗi sản phẩm OCOP đều là “sứ giả văn hóa” của một địa phương cụ thể, thể hiện truyền thống, phong tục, tập quán sinh hoạt của người dân. Do vậy, việc khai thác triệt để các yếu tố thể hiện giá trị văn hóa bản địa kết tinh trong sản phẩm OCOP giới thiệu đến du khách là rất cần thiết.

Để gắn kết phát triển du lịch với các sản phẩm OCOP, góp phần định vị điểm đến, tạo nét khác biệt, thu hút du khách, đòi hỏi các cấp, các ngành có sự phối hợp đồng bộ, mỗi chủ thể của điểm đến hay sản phẩm OCOP đều cần chú ý gìn giữ phát huy và chuyển tải các giá trị văn hóa đặc trưng trong phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng Nông thôn mới, trong từng sản phẩm OCOP.

Hà Nội có nhiều tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông nghiệp
Hà Nội có nhiều tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông nghiệp

Thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục hỗ trợ những điểm có điều kiện và tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và các sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống; xây dựng cơ chế và thực hiện chính sách về hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch nông thôn, làng nghề; chính sách thu hút doanh nghiệp vào đầu tư phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn; xúc tiến quảng bá, bảo tồn giá trị văn hóa; hỗ trợ đào tạo cho người dân làm du lịch... qua đó tạo điều kiện để du lịch nông thôn phát triển, trở thành sản phẩm OCOP của TP Hà Nội.

Đọc thêm

Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở các tuyến đê ở Chương Mỹ Nông thôn mới

Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở các tuyến đê ở Chương Mỹ

TTTĐ - Trước tình trạng nhiều tuyến đê tại huyện Chương Mỹ bị sạt lở, hư hỏng gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều và đời sống dân sinh, UBND TP. Hà Nội đã ra Quyết định công bố tình huống khẩn cấp các điểm sạt lở; đồng thời yêu cầu các đơn vị và địa phương triển khai ngay các biện pháp bảo đảm an toàn cho các tuyến đê.
Mở rộng thị trường cho đặc sản vùng miền Nông thôn mới

Mở rộng thị trường cho đặc sản vùng miền

TTTĐ - Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024 không chỉ kết nối giao thương hàng hóa từ các tỉnh, thành về Hà Nội mà còn nâng cao sức cạnh tranh cho hàng Việt tại hệ thống bán lẻ truyền thống cũng như hệ thống siêu thị hiện đại.
Tăng cường phối hợp, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế Nông thôn mới

Tăng cường phối hợp, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế

TTTĐ - Trong khuôn khổ chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân thành phố Hà Nội và Hội Nông dân tỉnh Hà Giang, sáng 21/11, tại Hà Nội, các huyện của hai tỉnh, thành phố đã tổ chức hội nghị, ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2024 - 2028.
Sản phẩm OCOP, đặc sản Hà Giang hấp dẫn người tiêu dùng Thủ đô Nông thôn mới

Sản phẩm OCOP, đặc sản Hà Giang hấp dẫn người tiêu dùng Thủ đô

TTTĐ - Trong ba ngày từ 21 - 23/11, Hội Nông dân tỉnh Hà Giang phối hợp với Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ các sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu của tỉnh Hà Giang tại Trung tâm Hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội (số 33 Nguyễn Chí Thanh).
Xã dân tộc miền núi đầu tiên của Hà Nội đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Kinh tế

Xã dân tộc miền núi đầu tiên của Hà Nội đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định số 5963/QĐ-UBND về việc công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024.
Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn Nông thôn mới

Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn

TTTĐ - Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 24 (AgroViet 2024) có chủ đề “Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn”, được tổ chức trong 4 ngày từ ngày 20 - 23/11/2024, nhằm thúc đẩy, mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế quốc tế, quảng bá thương hiệu, sản phẩm OCOP, nông đặc sản của các vùng, miền trên cả nước và quốc tế.
Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao cho nông dân Việt Nam Doanh nghiệp

Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao cho nông dân Việt Nam

TTTĐ - Với rất nhiều nỗ lực, cố gắng, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh. Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Xem thêm