Phát huy tiềm năng của không gian sáng tạo trong phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Hà Nội
![]() |
Đồng chí Nguyễn Văn Phong, Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chủ trì hội thảo
Đồng chí Nguyễn Văn Phong, Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 04-Ctr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” (Chương trình 04) đã chủ trì hội thảo.
Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Đào Xuân Dũng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, cho biết, đối với việc phát triển văn hóa - xã hội, Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh ”là một trong những chương trình lớn của thành phố và là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt qua gần hai nhiệm kỳ (từ năm 2011 đến nay).
Để thực hiện hiệu quả mục tiêu Chương trình 04 đặt ra, hàng năm, Ban Tuyên giáo Thành ủy và các sở, ban, ngành, địa phương trên toàn TP đã có nhiều hoạt động triển khai thiết thực. Đặc biệt, trong 2 năm (2016-2017), Hà Nội là địa phương đi tiên trong cả nước tiến hành triển khai Chiến lược Phát triển CNVH của Chính phủ. Đó là việc Ban Chỉ đạo Chương trình 04 chỉ đạo nghiên cứu và phê duyệt ban hành Đề án “Đề xuất các giải pháp xây dựng và phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế”.
Đây là cơ sở, là nền tảng quan trọng để Hà Nội thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, áp dụng vào thực tiễn các ngành, nghề, lĩnh vực của công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô một cách hữu hiệu, thiết thực hơn trong năm 2018 và những năm tiếp theo. Một trong những ngành được xác định là mũi nhọn trong việc phát triển Công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô mà Đề án đã lựa chọn đó chính là các không gian sáng tạo.
Tại buổi hội thảo, các chuyên gia, các nhà văn hóa, chủ sở hữu nhiều không gian văn hóa đã cùng làm rõ một số vấn đề như: Thứ nhất, làm rõ khái niệm, vị trí, vai trò, đặc trưng của các không gian sáng tạo trong bức tranh toàn cảnh hiện nay tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
Thứ hai: Phân tích và đánh giá một cách khách quan để làm rõ những tiềm năng, lợi thế, thời cơ và thách thức của các không gian sáng tạo trên địa bàn Thủ đô trong cuộc cách mạng 4.0 hiện nay.
Thứ ba: Nêu ra những bài học kinh nghiệm của quốc tế của những tổ chức, cá nhân trong việc phát triển các không gian sáng tạo và đề xuất các giải pháp, hướng đi để phát triển và xây dựng thương hiệu cho các không gian sáng tạo trên địa bàn Thủ đô Hà Nội phù hợp với xu thế thời đại. Đồng thời tạo sự kết nối và xây dựng mạng lưới liên kết, tương tác có tính bền vững lành mạnh trong hoạt đông, phát triển của các không gian sáng tạo và tích cực tham gia đóng góp vào sự phát triển chung về kinh tế - văn hoá - xã hội của Thủ đô.
Bà Trần Thị Thu Thủy, cán bộ Chương trình văn hóa UNESCO cho rằng, các không gian sáng tạo thường là các mô hình kinh doanh vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Trong cộng đồng có sự hình thành và kết thúc liên tục của các dự án, các ý tưởng và các sản phẩm; do đó việc quản lý và duy trì các không gian này là một thách thức không nhỏ.
Ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch Le Group of Companies, Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân Sáng tạo (VCE Club) đề xuất, các không gian sáng tạo này cần có một chiến lược hiệu quả hơn, ở hai cấp độ song song, cấp độ của các không gian sáng tạo đơn lẻ và cấp độ liên kết nhiều không gian sáng tạo trong một mạng lưới chung.
Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Phong, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, phát triển các không gian sáng tạo là một trong những ngành mũi nhọn trong việc phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Hà Nội, để từng bước đạt được mục tiêu Hà Nội trở thành một trong ba trung tâm công nghiệp văn hóa lớn.
Thành phố đã triển khai nhiều giải pháp, áp dụng vào điều kiện thực tiễn của các ngành nghề, lĩnh vực trên địa bàn Thủ đô, tiêu biểu, như: Xây dựng chương trình khởi nghiệp với kế hoạch hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có ý tưởng, sáng tạo phù hợp; phát triển không gian văn hóa với lộ trình từ nay đến hết năm 2020 sẽ có thêm 25 công viên mới cũng như mở thêm nhiều không gian phố đi bộ, đưa thêm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật nhằm nâng cao đời sống tinh thần cũng như thúc đẩy, truyền cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ hơn nữa trong cộng đồng.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Phát biểu của Tổng Bí thư tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng

TP Hồ Chí Minh mở rộng tạo thành một cực tăng trưởng mới tầm cỡ khu vực và quốc tế

Cơ quan Đoàn ĐBQH và HĐND TP Hà Nội ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam"

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu

Khẩn trương lấy ý kiến về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm trong cả nước

Huyện Gia Lâm: Tổ chức lấy ý kiến về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri Quảng Ninh

Khâu đột phá quan trọng để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững
