Tag

Phát huy tiềm năng sản phẩm OCOP của Hà Nội

Nông thôn mới 19/08/2021 07:30
aa
TTTĐ - Hà Nội là địa phương đi đầu của cả nước trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP. Đến nay, qua hơn 2 năm, Hà Nội đã đánh giá, phân hạng và quyết định công nhận được 1.054 sản phẩm OCOP; Trong đó, 4 sản phẩm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận 5 sao.
Giải pháp tiêu thụ nông sản và sản phẩm OCOP an toàn trong mùa dịch Hà Nội tập huấn miễn phí kỹ năng bán hàng online, livestream Nâng cao giá trị nông sản nhờ “gắn sao” OCOP Kết nối tiêu thụ nhãn và sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng tại Hà Nội

Không ngừng gia tăng các sản phẩm được gắn sao

Sau hơn hai năm triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP, Hà Nội đã đánh giá, phân hạng và quyết định công nhận được 1.054 sản phẩm OCOP; Trong đó, 4 sản phẩm được công nhận 5 sao, 13 sản phẩm tiềm năng 5 sao (chiếm 1,61%); 731 sản phẩm 4 sao (chiếm 69,36%); 306 sản phẩm 3 sao (chiếm 29,03%).

Trong tổng số 1.054 sản phẩm OCOP, có 691 sản phẩm thực phẩm; Đồ uống có 30 sản phẩm; Thảo dược 7 sản phẩm; Vải, may mặc 27 sản phẩm; Sản phẩm lưu niệm, nội thất và trang trí 299 sản phẩm. Số sản phẩm OCOP này của 74 doanh nghiệp, 82 hợp tác xã và 99 hộ sản xuất kinh doanh; Giải quyết việc làm trên 5.000 lao động khu vực nông thôn.

Phát huy tiềm năng sản phẩm OCOP của Hà Nội
Hiện Hà Nội đã đánh giá, phân hạng và quyết định công nhận được 1.054 sản phẩm OCOP

Đánh giá về kết quả thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian qua, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, có 3 yếu tố chính góp phần tạo nên thành công bước đầu của chương trình cho đến nay.

Trước hết, công tác thông tin, tuyên truyền được thành phố tổ chức sâu rộng. Từ đó, chương trình có sức lan tỏa, giúp chính quyền các cấp và mọi tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là các chủ thể hiểu được ý nghĩa của Chương trình OCOP và tích cực tham gia hưởng ứng.

Cùng với đó, công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ các cấp, chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã… được quan tâm, chú trọng thực hiện. Điều này giúp cho việc tổ chức triển khai Chương trình OCOP tại cơ sở ngày một bài bản, chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.

Theo ông Nguyễn Văn Chí, yếu tố quan trọng nhất chính là sự quan tâm, chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, đặc biệt là việc kết nối, giao thương, thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm OCOP.

Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giám sát chặt chẽ chất lượng của sản phẩm OCOP được cấp sao. Đồng thời, Sở quán triệt chủ trương xuyên suốt là tuyệt đối không chạy theo phong trào trong phát triển chương trình, xây dựng niềm tin và hướng đến bảo vệ người tiêu dùng khi quyết định lựa chọn ủng hộ các sản phẩm OCOP.

Tăng cường hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại

Để chương trình OCOP đạt được thành công như mong đợi, bên cạnh việc nâng chất lượng cho các sản phẩm, việc tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy tiêu thụ là nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội cho biết: Toàn thành phố Hà Nội hiện có 14 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại 8 quận, huyện, thị xã. Trong năm 2021, đơn vị sẽ chủ trì, phối hợp cùng các sở ngành, địa phương phát triển mới từ 30 - 40 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP khác. Đồng thời, thành phố sẽ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP với các tỉnh, thành trên cả nước.

Phát huy tiềm năng sản phẩm OCOP của Hà Nội
Toàn thành phố Hà Nội hiện có 14 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại 8 quận, huyện, thị xã

Thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ nâng cấp, hỗ trợ, hoàn thiện và tổ chức đánh giá xếp hạng mỗi năm ít nhất khoảng 400 sản phẩm mới. Trong đó, thành phố ưu tiên các sản phẩm từ ý tưởng, sản phẩm đặc sản các vùng miền, làng nghề có thương hiệu, sản phẩm có sự tham gia đông đảo của cộng đồng... được tham gia đánh giá và xếp hạng cấp quốc gia theo quy định.

Đồng thời, thành phố đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, tích cực tham gia hội chợ, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế; Lồng ghép, tổ chức hội chợ OCOP và diễn đàn kết nối giao thương cấp thành phố; Hỗ trợ các cơ sở sản xuất tham gia hội chợ, triển lãm trong nước nhằm quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP.

Quan trọng nhất là thành phố sẽ tập trung xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và chủ hộ sản xuất kinh doanh quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm; Đồng thời có thể tìm hiểu nhà phân phối, mở rộng thị trường; Xây dựng các điểm bán các sản phẩm OCOP tại các quận, huyện, thị xã.

Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội

Đọc thêm

Yên Thường hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu Nông thôn mới

Yên Thường hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu

TTTĐ - Sáng 19/5/2025, xã Yên Thường (Gia Lâm, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024.
Xã Nhơn Hải đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của Bình Định Nông thôn mới

Xã Nhơn Hải đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của Bình Định

TTTĐ - Xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn là địa phương đầu tiên của tỉnh Bình Định đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về văn hóa - du lịch năm 2024.
Quảng Nam: Đa dạng sản phẩm OCOP tại triển lãm năm 2025 Nông thôn mới

Quảng Nam: Đa dạng sản phẩm OCOP tại triển lãm năm 2025

TTTĐ - Tối 15/5, tỉnh Quảng Nam chính thức khai mạc Triển lãm trưng bày sản phẩm OCOP và nông nghiệp đặc trưng năm 2025, thu hút sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp và người dân tại Quảng trường 24/3, thành phố Tam Kỳ.
Tối ưu hiệu quả chăn nuôi bằng khoa học công nghệ Nông thôn mới

Tối ưu hiệu quả chăn nuôi bằng khoa học công nghệ

TTTĐ - Sáng 16/5, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị “Khoa học và Công nghệ Chăn nuôi năm 2025”. Sự kiện không chỉ là diễn đàn học thuật chuyên sâu mà còn là cầu nối hiệu quả giữa nhà khoa học, giảng viên, sinh viên và doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi.
Xã Trần Phú hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu Nông thôn mới

Xã Trần Phú hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

TTTĐ - Ngày 15/5, xã Trần Phú (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đón Bằng công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023, kiểu mẫu năm 2024 và Lá cờ đầu Cụm thi đua số 2 năm 2024.
Khám phá đặc sản Quảng Nam tại Triển lãm OCOP và Nông nghiệp 2025 Nông thôn mới

Khám phá đặc sản Quảng Nam tại Triển lãm OCOP và Nông nghiệp 2025

TTTĐ - Hơn 350 sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu của tỉnh Quảng Nam sẽ được giới thiệu tại Triển lãm trưng bày sản phẩm OCOP và nông nghiệp tỉnh Quảng Nam năm 2025.
Xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu, từng bước tiệm cận tiêu chí đô thị Nông thôn mới

Xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu, từng bước tiệm cận tiêu chí đô thị

TTTĐ - Sáng 10/5, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Thanh Mỹ (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận xã Thanh Mỹ đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.
Hơn 500 sản phẩm OCOP đặc sản vùng miền hội tụ tại Hà Nội Nông thôn mới

Hơn 500 sản phẩm OCOP đặc sản vùng miền hội tụ tại Hà Nội

TTTĐ - Sáng 10/6, tại Vườn hoa Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ tổ chức Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2025.
Nâng cao kỹ thuật giúp nông dân sản xuất nông nghiệp hiệu quả Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật giúp nông dân sản xuất nông nghiệp hiệu quả

TTTĐ - Với cách làm sáng tạo, bài bản, Đông Anh đã thành công trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng đất bãi ven sông, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tạo diện mạo mới cho nông nghiệp, nông thôn Thủ đô, đón đầu xu hướng đô thị khi Đông Anh trở thành quận.
Tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ trong ngành Nông nghiệp và Môi trường Nông thôn mới

Tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ trong ngành Nông nghiệp và Môi trường

TTTĐ - Trong bối cảnh của cuộc cách mạng Chuyển đổi số, lần đầu tiên tại Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, khoa học công nghệ cùng với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số được đặt lên vị trí “đột phá quan trọng hàng đầu” với những mục tiêu quan trọng, cụ thể cùng các giải pháp quyết liệt chưa từng có.
Xem thêm