Phát huy vai trò thanh niên trong xây dựng văn hiến Thủ đô
Hoạt động của Hội gắn với nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên Lý tưởng và khát vọng làm nên phong cách của thanh niên |
Tại chương trình, trong nhóm vấn đề số 2 chủ đề Hà Nội văn hiến, các câu hỏi và ý kiến của các bạn trẻ đề xuất giải pháp nhằm phát huy vai trò thanh niên trong việc bảo tồn giá trị truyền thống, lich sử của Thủ đô. Từ đó nâng cao đời sống tinh thần cho thanh, thiếu niên, tuyên truyền sâu rộng cho người trẻ về truyền thống văn hoá tốt đẹp của Thủ đô Hà Nội và truyền tải hình ảnh đến với bạn bè quốc tế.
Doanh nghiệp cùng tham gia vào công nghiệp văn hoá
Về vấn đề phát triển công nghiệp văn hoá, ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân, thanh niên tiêu biểu Hội Nghệ sỹ trẻ Hà Nội đặt câu hỏi: “Người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng rất cần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc – thứ tài sản tạo nên sức mạnh đặc biệt để vươn tới mọi thành công. Với truyền thống lịch sử hơn ngàn năm văn hiến, Hà Nội cần có chính sách tốt hơn để khuyến khích và tạo điều kiện cho các công ty, tổ chức và cá nhân đầu tư vào lĩnh vực phát triển công nghiệp văn hóa một cách ổn định, lâu dài. Thúc đẩy các hoạt động kết nối các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tâm huyết để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần phát triển và xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại?”.
Ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội |
Cũng về vấn đề duy trì, phát huy văn hoá Hà Nội, đồng chí Đinh Ngọc Thanh, Bí thư Quận đoàn, Chủ tịch Hội LHTN quận Tây Hồ cho rằng với truyền thống lịch sử lâu đời và kinh nghiệm tổ chức các sự kiện lớn của quận, đề nghị lãnh UBND thành phố Hà Nội tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để trong thời gian tới quận Tây Hồ tiếp tục là nơi đăng cai tổ chức các sự kiện chính trị, văn hóa trong khu vực và trên Thế giới để quận Tây Hồ thực sự là Trung tâm Dịch vụ - Du lịch – Văn hóa của Thủ Đô.
Trả lời những vấn đề này, ông Đỗ Đình Hồng, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho rằng, thế hệ trẻ ngày nay rất sáng tạo, có nhiều tác phẩm nhiệt huyết giúp lan toả văn hoá tới cộng đồng.
Với đề nghị của bạn Bí thư Quận Tây Hồ, trong Luật Thủ đô mới, đặc biệt là chủ tịch thành phố cũng đã trình Chính phủ 2 quy hoạch về 2 bên vào sông Hồng, ở đây có các không gian, kiến trúc có giá trị để lan toả nguồn lực phát triển mới.
Với câu hỏi của ca sỹ Nguyễn Trần Trung Quân, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội cho rằng: “Xung quanh việc chúng ta có tổ chức được sự kiện tầm cỡ thế giới hay không, Hà Nội đã tổ chức rồi: Seagame, các sự kiện của ASEAN, APEC, nghìn năm Thăng Long… chúng ta đang làm rất tốt.
Ca sỹ Nguyễn Trần Trung Quân tại buổi đối thoại |
Vấn đề là chúng ta phải có khát vọng, chúng ta nuôi khát vọng đó và chúng ta cần chuẩn bị điều kiện như: trình độ tổ chức sự kiện; có hạ tầng tốt để đáp ứng yêu cầu của đối tác.
Em Nguyễn Trần Trung Quân có mong muốn các doanh nghiệp được tham gia vào công nghiệp văn hoá, những điều này đều được ghi ở Nghị Quyết 15; Luật Thủ đô mới, trong đó, điều 21 có 8 khoản liên quan trực tiếp, đặc biệt là điều 41 xử lý sử dụng tài sản công. Nếu trước kia không được phép làm thì bây giờ Luật Thủ đô sửa đổi đã tạo điều kiện cho chúng ta làm việc đó…”.
Quản lý nội dung trên mạng xã hội: Lấy cái đẹp dẹp cái xấu
Liên quan đến những nội dung đưa lên mạng xã hội, chị Bùi Phương Nga, Á Hậu 1 cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2018, thanh niên tiêu biểu đặt câu hỏi: “Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ đang nổi lên là các hiện tượng trên không gian mạng như youtuber, idol tiktok ... với việc review, giới thiệu quảng bá các nét đẹp văn hóa của Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên bên cạnh những video chất lượng có tính định hướng tốt đẹp thì có những nội dung lại mang tính tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm lý trong Nhân dân đặc biệt là giới trẻ. Vậy trong thời gian tới UBND Thành phố, các sở ngành có liên quan có cơ chế nào để khuyến khích các cá nhân này cũng như thắt chặt quản lý đối với các cá nhân có những nội dung không phù hợp với cộng đồng.
Ông Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông |
Về việc quản lý nội dung mà nhiều bạn trẻ đưa lên mạng xã hội, ông Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho rằng, đấu tranh ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội không đơn giản, vì nhiều nền tảng mạng xã hội để máy chủ ở nước ngoài. Ở Việt Nam pháp luật có quy định, xử lý những người dân quy phạm pháp luật Việt Nam,
"Thời gian qua, sở Thông tin và Truyền thông tư vấn cho UBND thành phố ban hành kế hoạch để đưa những thông tin tích cực, lấy cái đẹp dẹp cái xấu lên mạng xã hội. Nhiều mô hình mà không ít cơ quan báo chí đang làm tốt như trang Trang Thông tin Chính phủ trên facebook thu hút rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Mặc dù thông tin chính thống nhưng cách đưa tin rất thanh niên…; Báo Nhân dân cũng có cách làm hết sức trẻ thu hút được sự quan tâm của khán giả. Tôi tin rằng là với sự chung tay hợp tác như vậy chúng ta có những cách làm sáng tạo để truyền thông chính thống lấy cái đẹp dẹp cái xấu. Vì những thông tin tích cực, lành mạnh sẽ được lan truyền ngày 1 tốt hơn trên không gian mạng. Từ đó thay đổi suy nghĩ, hành vi của người đọc thông tin, đặc biệt là người trẻ".