Phát triển kinh tế gắn với xã hội sẽ không để ai bị bỏ lại phía sau
Trao đổi với Lao Động ngày 24.5, TS Cấn Văn Lực (ảnh), chuyên gia kinh tế, Giám đốc Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV cho biết, trong bài viết của Tổng Bí thư, những vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội rất rộng, phong phú, trả lời câu hỏi định hình chủ nghĩa xã hội thế nào, và định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam.
Đặc biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phân tích rất kỹ đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.
Cụ thể, Tổng Bí thư khẳng định, một đặc trưng cơ bản, một thuộc tính quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở Việt Nam là phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển.
Điều đó có nghĩa là: Không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, càng không “hy sinh” tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Theo ông Lực, như phân tích của Tổng Bí thư, sắp tới nước ta sẽ phải chú trọng nhiều hơn đối với việc phát triển bền vững. Trong đó, các vấn đề về môi trường, về xã hội là rất mặt rất quan trọng, chính vì vậy phải phát triển bền vững và hài hoà cả kinh tế và xã hội. Bên cạnh đó, cả trong kinh tế lẫn xã hội cần phát triển ở nhiều lĩnh vực, khía cạnh và có tiêu chí khác nhau.
Chỉ như vậy mới giúp cho nước ta quy tụ được sức mạnh để xây dựng và phát triển đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; đặc biệt không để ai bị bỏ lại phía sau.
Ông Lực cho rằng, việc gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội - thể hiện tính ưu việt của con đường chủ nghĩa xã hội, của chế độ ta. Trong đó, nước ta sẽ không bằng mọi giá đánh đổi phát triển kinh tế với phát triển xã hội, cuộc sống hạnh phúc của người dân.
Tổng Bí thư đã nêu rất rõ về mặt chủ trương, định hướng phát triển và làm rõ hơn những quan điểm về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Tuy nhiên, tới đây nước ta vẫn còn rất nhiều việc phải làm, trong đó việc hướng dẫn triển khai thực hiện để đưa những cơ sở lý luận và từ góc nhìn thực tiễn này vào cuộc sống phải chặt chẽ và bài bản hơn.
Thứ hai là trong các vấn đề về xã hội, môi trường sống của Việt Nam cần được quan tâm hơn nữa, theo được tiến độ phát triển của xã hội và kinh tế. Môi trường là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Trong vấn đề xã hội, cần quan tâm nhiều hơn nữa tới mặt văn hoá và bản sắc của người Việt Nam.
Cũng theo ông Lực, chính nhờ sự kiên định trong việc phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đã hòa nhập nhưng không hòa tan. Mặc dù trải qua 35 năm Đổi mới nhưng Đảng ta vẫn kiên trì thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo ra một bản sắc mới, bản sắc chỉ Việt Nam mới có.
Đặc biệt, phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng đòi hỏi phải có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững, có khả năng huy động các nguồn lực vật chất cho việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Ngược lại, kinh tế phát triển, lòng tin của nhân dân được nâng lên, góp phần quan trọng vào việc giữ ổn định xã hội, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, tin tưởng vào chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia cụ thể hóa và tổ chức thực hiện, thúc đẩy trở lại tăng trưởng kinh tế.
Gắn kinh tế với xã hội phải nhất quán trong nhận thức và hành động
Cùng nói về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thị Báo (ảnh) - Giảng viên cao cấp, Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, việc thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội là 2 mặt của một vấn đề. Bởi phát triển kinh tế chính là phát triển đất nước, nâng tầm quốc gia, dân tộc. Kinh tế phát triển sẽ quay lại phục vụ và tương trợ cho đời sống dân sinh. Trong đó chính sách xã hội sẽ bao gồm các vấn đề liên quan đến đời sống của mọi công dân, tầng lớp và giai cấp.
PGS.TS Nguyễn Thị Báo cũng cho rằng, trong chính sách về an sinh xã hội phải coi trọng và đầu tư hơn nữa tới nhóm người yếu thế, người lao động nghèo. Đặc biệt, không để khi kinh tế phát triển, giàu có lên mới bắt đầu chăm lo cho người nghèo. Do đó, ngay khi ban hành những chính sách, pháp luật về kinh tế thì nước ta phải tính ngay đến chính sách xã hội cho mọi đối tượng, không được để ai bị bỏ lại phía sau; bảo đảm mọi tiến bộ, công bằng xã hội cho mọi người dân tiếp cận và hưởng thụ.
“Để phát triển bền vững thì mọi sự phát triển về kinh tế phải đi đôi với xã hội. Điều này đã được Đảng ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các văn kiện. Khi kinh tế phát triển, Nhà nước sẽ có thêm nhiều nguồn lực để thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; an ninh xã hội, an ninh con người. Kinh tế phát triển góp phần giảm các điểm nóng, xung đột xã hội, chính người dân chủ động tham gia bảo vệ sự ổn định xã hội, đấu tranh chống lại các phần tử cơ hội làm mất ổn định môi trường sống, kinh doanh, hình ảnh của đất nước đối với bên ngoài.
Thực tế việc giải quyết đại dịch COVID-19 vừa qua cho thấy, nhờ có phát triển kinh tế, nhà nước Việt Nam có nhiều điều kiện hơn để chăm lo sức khỏe cho người dân, giữ vững ổn định xã hội” - bà Báo chia sẻ.
Cũng theo bà Báo, việc phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội góp phần to lớn vào việc quản lý, phát triển xã hội. Nhờ kinh tế tăng trưởng nhanh, theo hướng bền vững, Đảng và Nhà nước có nhiều nguồn lực, điều kiện tốt hơn trong quản lý, phát triển xã hội. Tiến bộ và công bằng xã hội cần được tập trung trong phát triển văn hóa, con người.
Do đó, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, con người Việt Nam phát triển toàn diện. Xây dựng môi trường văn hóa, đạo đức lành mạnh; ngăn chặn sự xuống cấp về văn hóa, đạo đức; phát triển văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội.
Củng cố niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội Sau khi đăng ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học làm rõ hơn tinh thần bài viết "Một số vấn đề lý luận và ... |
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Đây là cuộc bầu cử có quy mô lớn nhất từ trước đến nay TTTĐ - Chia sẻ với báo chí ngay sau khi bỏ phiếu bầu cử, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, đây là lần ... |
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viết về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam TTTĐ - "Chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ ... |
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nếu trúng cử đại biểu Quốc hội rất vinh dự, sẽ cố gắng làm hết sức mình TTTĐ - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định sẽ cố gắng làm hết sức mình và bày tỏ mong muốn nhận được nhiều ... |
Tổng Bí thư ứng cử ĐBQH tại Hà Nội, Chủ tịch nước ứng cử ĐBQH tại TP HCM Trong khi Tổng Bí thư tiếp tục ứng cử ĐBQH tại thành phố Hà Nội, Chủ tịch nước tại TP HCM thì Chủ tịch Quốc ... |
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Phát huy tinh thần yêu nước, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam Nhân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, sáng 9-2 (28 Tết), tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ... |
Nghị quyết đi vào cuộc sống mới là thành công của Đại hội TTTĐ - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu tất cả các cấp uỷ, tổ chức Đảng cần tập trung nghiên ... |
Phòng, chống tham nhũng không dừng, không ngừng nghỉ, không chùng xuống TTTĐ - Ngày 12/12, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công ... |
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi thư chúc Tết Trung thu Nhân dịp Tết Trung thu 2020, ngày 28/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có thư gửi các cháu thiếu niên, ... |
Theo Báo Lao động