Phố Khâm Thiên và những ký ức thời "đất rung, ngói tan, gạch nát"
Khúc bi tráng hào hùng ở phố Khâm Thiên năm 1972 |
Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" là chiến thắng vĩ đại của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954 - 1975). Đây được coi như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Ngọc Hồi, Đống Đa của thế kỉ XX.
Khi ấy, đế quốc Mĩ đã muốn "đưa miền Bắc về thời kì đồ đá", đặc biệt là Hà Nội, Thủ đô của nước ta nhưng hơn bao giờ hết, cùng với sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, những công dân ưu tú của Thủ đô phát huy tinh thần quả cảm, làm nên chiến thắng, tô điểm thêm cho một Hà Nội nghìn năm lịch sử. Trong chiến dịch này riêng Hà Nội đã bắn rơi 25 chiếc B52. Đây thực sự là một chiến công mang tầm vóc thời đại, một trận "Điện Biên Phủ trên bầu trời Hà Nội".
![]() |
Phố Khâm Thiên bị máy bay B-52 của Mỹ dội bom đêm 26/12/1972 (Ảnh tư liệu) |
Nếu nhắc tới địa điểm làm người ta nhớ mãi không quên tại Hà Nội khi xảy ra cuộc chiến khốc liệt này, chắc chắn phải nói tới con phố Khâm Thiên. Tại con phố này, trận ném bom B52 đêm 26/12/1972 phá hủy hoàn toàn 17 tổ dân phố khiến 287 người dân bị thiệt mạng, gần 2000 nhà ở, trường học, trạm xá, đền chùa bị phá hủy.
Mỗi năm, vào ngày 26/12, cả phố Khâm Thiên làm ngày giỗ chung cho 278 người đã mất bởi trận rải bom B-52 tàn ác của đế quốc Mỹ. Đã 45 năm trôi qua, nỗi đau Khâm Thiên vẫn nhức nhối trong lòng những người đang sống.
![]() |
Đêm 26/12/1972, đêm thứ 9 Mỹ ném bom tàn phá Hà Nội, tiếng nữ phát thanh viên cất lên và sau đó là tiếng còi hú báo động vang lên khắp Thủ đô: “Máy bay địch cách Hà Nội 70km. Đồng bào chú ý!... Máy bay địch cách Hà Nội 50 km. Các lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu. Đồng bào thủ đô chú ý...”.
Đường phố Khâm Thiên, con phố đông đúc của trung tâm Hà Nội, chỉ trong chốc lát, bom đạn Mỹ đã san phẳng hầu hết các công trình công cộng và nhà ở. Chợ Khâm Thiên, đình Tương Thuận, rạp hát, cửa hàng thực phẩm và nhiều cơ sở sản xuất cùng hàng ngàn nhà dân biến thành gạch vụn.
Trận bom ấy đã làm chết 278 người, trong đó có 94 phụ nữ, 40 cụ già, 55 trẻ em, 290 người bị thương. 178 cháu nhỏ thành trẻ mồ côi. Trong trận bom hủy diệt này, ngôi nhà số 51 phố Khâm Thiên chỉ còn là một hố bom sâu hoắm, 7 người trong gia đình không còn ai sống sót.
Bà Hoàng Thị Ngát, 68 tuổi, cựu thanh niên xung phong huyện Thanh Trì, vẫn nhớ như in các không khí ấy: “Ngay đêm máy bay rải thảm, tiểu đội tôi nhận nhiệm vụ đi khắc phục hậu quả tại khu chợ Khâm Thiên.
Đến nơi, chúng tôi chia nhau tìm kiếm, đào bới gạch ngói đổ vỡ để cứu người. Cả khu phố gần như bị san phẳng, chúng tôi chạy đua với thời gian, đào bới từ đống đổ nát để nhanh chóng cứu đồng bào. Quần áo đồ đạc bị vùi lấp được chúng tôi thu gọn lại cho Nhân dân. Những ngày sau đó, chúng tôi lại nhận được lệnh về khu vực Khương Trung để dựng lán trại cho người dân chưa có chỗ ở để nghỉ tạm. Anh chị em thanh niên xung phong làm việc không mệt mỏi để nhanh chóng cứu người, cứu tài sản và phục vụ Nhân dân.”
![]() |
Những ngày Hà Nội trong mưa bom bão đạn (Ảnh tư liệu) |
Trong những ngày diễn ra trận Điện Biên Phủ trên không, cầu phao Đông Trù qua sông Đuống cũng là một trong những mục tiêu bị ném bom ác liệt. Cô gái Nguyễn Thị Bình, 17 tuổi đã tình nguyện nhập ngũ vào đơn vị Thanh niên xung phong (Đội cầu 3 - Bộ Giao thông vận tải), với nhiệm vụ tham gia bắc cầu phao.
Nhớ về những hồi ức ấy, bà Bình nghẹn ngào: "Tôi còn sống đến giờ là một may mắn. Đơn vị của chúng tôi có nhiệm vụ bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các đoàn xe vận chuyển hàng hóa qua cầu phao từ Hà Nội lên tuyến phía Bắc.
Đêm 23/12/1972, chúng tôi có hai tiểu đội trực cầu, gồm 25 đồng chí. Khi đang kiểm tra trên cầu thì còi báo động vang lên, báo hiệu máy bay B-52 của Mỹ ném bom cầu phao. Chúng tôi vội vã di chuyển lên bờ để chạy vào căn hầm, nơi mọi ngày vẫn trú ẩn khi máy bay đến. Căn hầm cách mố cầu phao không xa, chừng vài chục mét.
Lúc đó đồng chí đội trưởng đã chỉ đạo chúng tôi lên ẩn ở bốt băng-ke trên đê và chúng tôi tận mắt chứng kiến quả bom B-52 đã rơi trúng căn hầm đó. Sự sống, cái chết cách biệt trong gang tấc.”
![]() |
Đài Tưởng niệm Khâm Thiên là nơi tưởng nhớ những người đã khuất vì trận bom kinh hoàng năm 1972 và là nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ (Ảnh internet) |
Cũng giống bà Bình, suốt 50 năm qua, ông Đặng Đình Lễ (ngụ ngõ Hàng Đài, phường Khâm Thiên) cũng không thể nào quên nỗi đau kinh khủng ấy. Ông cưới vợ được 2 hôm, thì vợ ông qua đời sau đợt Mỹ rải bom vào đêm đó.
“Tối hôm đấy, nhiều hàng xóm đang đến chung vui với vợ chồng tôi lắm. Lúc có còi báo động lần thứ nhất, mọi người vẫn chưa vào hầm, đến lần thứ hai thì mọi người mới vào hầm trú ẩn. Lúc ấy chúng tôi cũng chạy vào thì hầm đã chật kín người. Lúc sau, 2 quả bom B-52 dội vào…”, ông Lễ chia sẻ.
Nhớ lại khoảng khắc hoang tàn, không khí tang thương vào đêm hôm ấy, nhiều người nhớ lại không khỏi bằng hoàng, nghẹn ngào.
Đầu năm 1973, ngay tại vị trí 3 ngôi nhà số 47, 49, 51 Khâm Thiên bị san bằng, để ghi nhận chiến công của quân dân phố Khâm Thiên, ghi dấu tội ác của giặc Mỹ, UBND TP Hà Nội đã cho dựng tấm bia: "Khâm Thiên khắc sâu căm thù giặc Mỹ" bằng vật liệu gỗ và cót ép sơn màu trắng.
![]() |
Chợ Khâm Thiên ngày nay |
50 năm qua, Đài Tưởng niệm Khâm Thiên vẫn là nơi để thân nhân của những người đã chết vì bom B-52 nhớ về một nỗi đau không gì bù đắp được; Là nơi để thế hệ trẻ biết đến tội ác của đế quốc Mỹ và những gì thế hệ trước đã trải qua trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Hằng năm, vào mỗi dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn và đặc biệt là vào dịp kỷ niệm chiến thắng B-52, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và Nhân dân, học sinh ở Thủ đô Hà Nội đến dâng hương tưởng nhớ, biết ơn công lao của những người anh hùng đã chiến thắng B-52 trên bầu trời Hà Nội.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nhiều tuyến tàu, xe liên tục "cháy" vé dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Loạt trải nghiệm không thể bỏ lỡ trong tháng 4 lịch sử tại núi Bà Đen

Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ dự án cầu Trà Khúc 1

Khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị khởi công 2 dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, Nam Định - Thái Bình

Khánh Hòa: Dự báo khách du lịch tăng mạnh dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025

Hải Phòng kỳ vọng phát triển du lịch đường thủy

Hướng dẫn giao thông và đỗ xe phục vụ Nhân dân vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
