Tag

Phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội: Ý thức người dân được cải thiện

Sức khỏe 19/08/2017 14:24
aa
TTTĐ.VN - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội về chiến dịch phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn, những ngày vừa qua, toàn thành phố đã ra quân tổng vệ sinh môi trường, phun hóa chất diệt muỗi bằng máy phun công suất lớn trên diện rộng tại một số quận, huyện có ổ dịch lớn và sử dụng máy phun áp lực nhỏ tại các hộ dân trong khu vực có dịch. Hầu hết các địa phương đều thực hiện rất quyết liệt, nghiêm túc, đặc biệt là ý thức người dân được nâng lên đáng kể.

Phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội: Ý thức người dân được cải thiện

Sáng 16/8, Hà Nội triển khai phun hóa chất diệt muỗi tại hầu hết các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội như: Gia Lâm, Long Biên, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Chương Mỹ, Đông Anh, Đan Phượng, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ… Trong đó, một số quận, huyện tổ chức phun ở diện rộng và tại ổ dịch lớn như: Đan Phượng, Hoàn Kiếm, Mê Linh, Đống Đa, Thanh Xuân.


Phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội: Ý thức người dân được cải thiện
Phun hóa chất diệt muỗi tại phường Hàng Trống (Hoàn Kiếm)

Theo ghi nhận của phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, tại điểm phun Tổ 15, phường Phúc Đồng (Long Biên, Hà Nội), toàn bộ dân cư sống trong khu vực Tổ 15 đều nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về phòng chống dịch bệnh do Trung tâm y tế quận Long Biên chỉ dẫn. Người dân sống tại đây luôn đề cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung, thường xuyên tổ chức các buổi dọn dẹp vệ sinh nơi công cộng, lật úp các vật dụng chứa đựng nước khi không sử dụng. Bên cạnh đó, các tổ chức chi hội Phụ nữ tại địa bàn còn phân công các hội viên đi từng hộ gia đình phát tờ rơi tuyên truyền về cách phòng chống dịch.

Trực tiếp chỉ đạo công tác phun hóa chất diệt muỗi tại Tổ 15, anh Khúc Thành Vương, Trung tâm Y tế quận Long Biên, cho hay: “Trong buổi sáng 16/8, quận Long Biên tiến hành phun hóa chất diệt muỗi tại hai điểm trên địa bàn là tổ 15 (phường Phúc Đồng) và Tổ 4 (phương Bồ Đề). Tại Tổ 15, chúng tôi phun tổng cộng hơn 100 hộ dân. Hầu hết người dân sống trong khu này đều là cán bộ công nhân viên quốc phòng nên ý thức phòng chống dịch bệnh của họ rất cao. Còn tại Tổ 4, chúng tôi tiến hành phun gần 200 hộ dân”.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình thời tiết, mưa lớn thường xảy ra có ảnh hưởng đến hiệu quả phun thuốc không, anh Khúc Thành Vương khẳng định: “Trên địa bàn quận Long Biên hiện chỉ tiến hành phun hóa chất trong nhà dân nên không bị ảnh hưởng bởi tình hình thời tiết. Sau khi phun thuốc, người dân nên đóng kín các cửa để thuốc phát huy tác dụng, sau khoảng 1 tiếng người dân có thể vào nhà sinh hoạt bình thường”.

Cũng trong ngày 16/8, một số phường của quận Đống Đa, quận Hoàn Kiếm cũng tổ chức phun hóa chất diệt muỗi trên diện rộng. Ghi nhận tại phường Láng Hạ (Đống Đa) cho thấy, phường đã thành lập 38 tổ công tác (mỗi tổ 5 người), huy động 38 máy phun đeo vai, 1 máy phun mù nóng để tiến hành phun hóa chất trên diện rộng. Việc phun này sẽ được tiến theo hình thức cuốn chiếu. Ngoài ra, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết được tốt, lực lượng chức năng của phường sẽ tiến hành phun hóa chất vào 1 giờ 30 ngày 17/8 tại các trường học, cơ quan, đơn vị, công trường trên toàn địa bàn.

Tại phường Trung Liệt (Đống Đa), trong ngày 16/8, UBND phường đã phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội tổ chức chiến dịch phun hóa chất trên địa bàn toàn phường với 40 máy phun.

Đối với quận Hoàn Kiếm, trong buổi sáng ngày 16/8, Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm cũng tiến hành phun hóa chất diệt muỗi tại một số phường trên địa bàn như: Phường Hàng Bồ, Phúc Tân, Điện Biên Phủ. Được biết, trước đó, ngày 15/8, Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm cũng tổ chức phun hóa chất diện rộng tại các phường Hàng Trống, Hàng Bài, Phan Chi Trinh, Trần Hưng Đạo với khoảng hơn 1.000 cơ quan, tổ chức, hộ dân cư.

Trong chiến dịch phòng chống sốt xuất huyết do UBND thành phố Hà Nội phát động, hầu hết các địa phương đều nghiêm chỉnh chấp ngành nghiêm công tác phòng chống dịch. Tuy nhiên, vẫn còn những địa phương thờ ơ với tình hình dịch bệnh.

Cụ thể tại Phường Hàng Bạc (Hoàn Kiếm, Hà Nội), theo phản ánh của người dân sống tại Ngõ 70, Hàng Bạc, khoảng nửa năm nay, chục hộ dân tại con ngõ nhỏ 70 Hàng Bạc luôn phải sống chung với nước thải. Đã nhiều lần người dân ở đây làm đơn kêu cứu gửi đến UBND phường Hàng Bạc đề nghị phường xem xét giải quyết giúp đỡ nhân dân. Tuy nhiên, đơn thư gửi đã lâu mà người dân vẫn không nhận được phản hồi của cơ quan chức năng, cũng không có bất kì tổ chức, đơn vị nào liên hệ để giải quyết vụ việc.

Tiếp nhận thông tin phản ánh từ phía người dân, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã trực tiếp khảo sát tình hình tại Ngõ 70, Hàng Bạc và đề xuất làm việc với UBND phường Hàng Bạc về việc giải quyết kiến nghị, bức xúc của người dân sống tại đây. Tuy nhiên, sau nhiều lần liên hệ công tác, đến nay UBND Phường Hàng Bạc vẫn không có ý kiến phản hồi về vấn đề này.

Để thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố về việc phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn toàn thành phố cũng như đảm bảo đời sống sinh hoạt của người dân trong con ngõ này, đề nghị chính quyền địa phương xem xét và có biện pháp xử lý phù hợp; tránh gây tình trạng bức xúc kéo dài trong khu dân cư và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết trong điều kiện môi trường sống không đảm bảo vệ sinh.


Cả nước có gần 60.000 ca mắc sốt xuất huyết

Theo số liệu thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), hiện cả nước đã ghi nhận gần 60.000 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, 17 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2016, số trường hợp nhập viện tăng 9,7%.

Riêng tại Hà Nội đã có khoảng 15.400 trường hợp sốt xuất huyết, 7 người tử vong. 12 quận, huyện có số bệnh nhân sốt xuất huyết cao, chiếm 90% tổng số ca của toàn thành phố, là Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Cầu Giấy, Thanh Trì, Ba Đình, Nam Từ Liêm, Thanh Oai, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức.


Ông Phu Trần Đắc Phu, Cục Trưởng Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh, nguyên nhân của sự gia tăng dịch bệnh sốt xuất huyết trong thời gian qua là do mùa hè đến sớm, nhiệt độ trung bình tại hầu hết các khu vực cao hơn những năm trước, dẫn đến vector truyền bệnh phát triển mạnh. Bên cạnh đó, do tập quán tích trữ nước của người dân chưa có thay đổi đáng kể, tốc độ đô thị hóa nhanh, môi trường tại các công trình xây dựng, nhà máy, xí nghiệp, nhà trọ, lán trại không được quan tâm xử lý dẫn đến phát sinh các ổ lăng quăng của muỗi truyền bệnh.

Để ngăn chặn dịch sốt xuất huyết lây lan trên diện rộng, ông Phu nhấn mạnh: "Phun thuốc diệt muỗi sẽ không thể dập dịch hoàn toàn nếu vẫn tồn tại các ổ lăng quăng, bọ gậy trong các hộ gia đình. Các ổ bọ gậy này sẽ tiếp tục phát triển thành muỗi truyền bệnh và sẽ tiếp tục gây dịch trong cộng đồng. Do vậy, điều quan trọng nhất trong phòng chống dịch sốt xuất huyết là người dân phải chủ động diệt lăng quăng, bọ gậy bằng cách lật úp hoặc che đậy kín các dụng cụ chứa nước trong gia đình và giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ".



Tin liên quan

Đọc thêm

Tăng cường giám sát ổ dịch sốt xuất huyết Tin Y tế

Tăng cường giám sát ổ dịch sốt xuất huyết

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 12/7 đến 19/7), thành phố Hà Nội ghi nhận 118 trường hợp mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân phân bố tại 21 quận, huyện.
Khám, chăm sóc sức khỏe cho hơn 2.000 đối tượng chính sách Tin Y tế

Khám, chăm sóc sức khỏe cho hơn 2.000 đối tượng chính sách

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), Trung tâm Y tế (TTYT) quận Hai Bà Trưng đã tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe cho 2740 đối tượng chính sách trên địa bàn quận.
Hưởng ứng Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ năm 2024 Tin Y tế

Hưởng ứng Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ năm 2024

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Công văn số 3269/SYT-NVY gửi các đơn vị y tế trong và ngoài công lập trực thuộc về việc triển khai Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ năm 2024.
Đảm bảo tốt nhất về công tác y tế Tin Y tế

Đảm bảo tốt nhất về công tác y tế

TTTĐ - Bắt đầu từ 7h sáng 25/7, Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã diễn ra tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), tại Hội trường Thống Nhất (TP HCM) và quê nhà thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong đó, công tác an ninh cũng như công tác y tế tại lễ tang được đảm bảo an toàn, kỹ lưỡng.
Bệnh viện 199 tiên phong trong ứng dụng xét nghiệm mẫu tóc Sức khỏe

Bệnh viện 199 tiên phong trong ứng dụng xét nghiệm mẫu tóc

TTTĐ - Bệnh viện 199 – Bộ Công An vừa tổ chức hội thảo chuyên đề “Tương lai của y học xét nghiệm mẫu tóc và những ứng dụng thực tiễn" đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực y tế tại TP Đà Nẵng.
Truy xuất tận cùng nguồn gốc loại rượu gây ngộ độc Chung tay vì an toàn thực phẩm

Truy xuất tận cùng nguồn gốc loại rượu gây ngộ độc

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có văn bản yêu cầu dừng lưu thông ngay và truy xuất tận cùng nguồn gốc của loại rượu ở Thái Nguyên khiến 5 người sử dụng phải nhập Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.
Hà Nội đảm bảo công tác y tế phục vụ Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tin Y tế

Hà Nội đảm bảo công tác y tế phục vụ Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 212/KH-SYT về việc bảo đảm công tác y tế và phòng chống dịch phục vụ Lễ tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ngành Y tế sẵn sàng phục vụ Quốc tang Tin Y tế

Ngành Y tế sẵn sàng phục vụ Quốc tang

TTTĐ - Bộ Y tế ban hành Kế hoạch bảo đảm công tác y tế, phòng chống dịch phục vụ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam Tin Y tế

Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 23/7/2024 thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Hải Phòng: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng Tin Y tế

Hải Phòng: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

TTTĐ - Theo thông tin từ Sở Y tế Hải Phòng, từ ngày 8-14/7/2024, toàn thành phố ghi nhận 991 ca mắc sốt xuất huyết. So với tuần trước (794 ca bệnh) số ca mắc tăng 28,9%.
Xem thêm