Tag

Phòng, chống tham nhũng: Xử lý dứt điểm những khâu còn yếu, những việc làm dở

Thời sự 15/01/2020 17:32
aa
TTTĐ- Ngày 15/1, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) đã họp phiên thứ 17 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo để kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động năm 2019; thảo luận, cho ý kiến về phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2020.

Phòng, chống tham nhũng: Xử lý dứt điểm những khâu còn yếu, những việc làm dở

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận phiên họp về phòng chống tham nhũng Ảnh: TTXVN

Bài liên quan

Phòng, chống tham nhũng “không dừng, không nghỉ”

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Kiên quyết loại bỏ những người tham nhũng, chạy chức, chạy quyền

Thu hồi được hơn 35.000 tỷ đồng

Phát biểu kết luận phiên họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Nhìn lại năm 2019 và từ đầu nhiệm kỳ đại hội XII của Đảng đến nay, công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) đã có bước tiến mạnh mẽ, với nhiều chủ trương, giải pháp đột phá, đi vào chiều sâu, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, toàn diện, đồng bộ, rõ rệt hơn, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, hưởng ứng, đánh giá cao; tham nhũng được kiềm chế, từng bước ngăn chặn và có chiều hướng thuyên giảm; góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành gần 80 văn bản nhằm tăng cường công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và PCTN; Quốc hội ban hành 63 luật, pháp lệnh, 66 nghị quyết; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 611 nghị định, 532 nghị quyết, 197 quyết định, góp phần hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng”.

Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử được chỉ đạo đẩy mạnh, đi vào chiều sâu, tạo bước đột phá mới trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng. Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật đối với hơn 420 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật và đề nghị Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật đối với 3 tổ chức đảng trực thuộc Trung ương và hơn 20 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 5 đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng.

Tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay, đã thi hành kỷ luật hơn 90 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 21 đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng (2 Ủy viên Bộ Chính trị), 22 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.

Qua công tác thanh tra, kiểm toán đã phát hiện vi phạm, kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính 135.816 tỷ đồng và trên 897 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính đối với 1.967 tập thể và nhiều cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 98 vụ việc, 121 đối tượng; tập trung hoàn thành thanh tra, kiểm toán các dự án thất thoát, thua lỗ lớn, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm và các vụ việc theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo.

Đặc biệt, công tác điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng, kinh tế ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn; điều tra, làm rõ bản chất chiếm đoạt, tham nhũng, thu hồi triệt để tài sản, truy tố, xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật, nhưng cũng rất nhân văn.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo phiên họp về phòng, chống tham nhũng. Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo phiên họp về phòng, chống tham nhũng. Ảnh: TTXVN

Năm 2019, Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo xử lý 67 vụ án, 55 vụ việc, trong đó khởi tố mới và phục hồi điều tra 19 vụ án; đã kết thúc điều tra 22 vụ án/132 bị can; đã truy tố 21 vụ án/108 bị can; xét xử sơ thẩm 20 vụ án/85 bị cáo; xét xử phúc thẩm 15 vụ án/157 bị cáo; nhất là đã đưa ra xét xử sơ thẩm 10 vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo xử lý 107 vụ án, 90 vụ việc, đã xét xử sơ thẩm 53 vụ/550 bị cáo; xét xử phúc thẩm 43 vụ/412 bị cáo, với các mức án nghiêm khắc, nhưng cũng rất nhân văn. Ban Chỉ đạo cũng đã tập trung chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục những khâu, lĩnh vực còn yếu, có khó khăn, vướng mắc, như: Chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác giám định, định giá tài sản, giải mật, cung cấp hồ sơ, tài liệu; nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế (đã thu hồi được số tiền hơn 35.000 tỷ đồng; riêng các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch tài sản giá trị gần 24.000 tỷ đồng); chỉ đạo chấn chỉnh, ngăn chặn, xử lý tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc (tham nhũng vặt); tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác PCTN tại các bộ, ngành, địa phương; góp phần khắc phục dần tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” trong PCTN.

Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về PCTN có nhiều đổi mới. Các cơ quan chức năng đã chủ động nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, định hướng cung cấp, công khai kết quả và những vấn đề dư luận quan tâm trong xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tiếp tục phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội; thực hiện có hiệu quả việc tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, tố cáo về tham nhũng, lãng phí.

Các cơ quan truyền thông, báo chí đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền về công tác PCTN với nhiều bài viết, chuyên mục, diễn đàn nghiên cứu, trao đổi, phân tích chuyên sâu về PCTN, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo, các Thành viên Ban Chỉ đạo và Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác, sâu sát, quyết liệt, phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, quyết tâm cao. Đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo và các đồng chí Phó Trưởng Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo sâu sát, toàn diện các mặt hoạt động của Ban Chỉ đạo; Phát huy tốt cơ chế hội ý, giao ban hàng tuần, hàng tháng của 3 đồng chí Phó trưởng Ban Chỉ đạo được phân công chỉ đạo xử lý một số vụ việc, vụ án và của các đồng chí Thường trực Ban Chỉ đạo 110 để chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thống nhất chủ trương, đường lối xử lý các vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp.

Đưa ra xét xử sơ thẩm 10 vụ án nghiêm trọng

Về nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lưu ý năm 2020 là năm cuối của nhiệm kỳ, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; năm tiến hành tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước. Do vậy, nhiệm vụ đặt ra hết sức nặng nề, đòi hỏi tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn, không được bằng lòng với những kết quả đã đạt được; công tác PCTN cần tiếp tục được đẩy mạnh, với quyết tâm cao hơn, quyết liệt hơn, hiệu quả hơn.

Theo đó, cần tiếp tục tập trung đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và PCTN, từng bước hình thành cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; Chỉ đạo rà soát, tổng hợp những kiến nghị sửa đổi, bổ sung về cơ chế, chính sách, pháp luật của các Đoàn kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, định hướng lớn về PCTN trong các dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng; Tập trung chỉ đạo tập trung kiểm tra, thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tiêu cực, tham nhũng; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên sai phạm, kiên quyết không để lọt vào cấp ủy những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng; tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ PCTN; kiểm tra, giám sát trong công tác cán bộ; rà soát, tổng kết, đánh giá kết quả thanh tra, kiểm toán đối với các dự án gây thất thoát lớn, thua lỗ kéo dài, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; chú trọng xác minh, điều tra làm rõ hành vi tham nhũng, chiếm đoạt.

Trong năm 2020, tập trung chỉ đạo kết thúc điều tra 21 vụ án, kết thúc xác minh, xử lý 21 vụ việc; truy tố 23 vụ án; xét xử sơ thẩm 29 vụ án, xét xử phúc thẩm 7 vụ án theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo. Nhất là, tập trung đưa ra xét xử sơ thẩm 10 vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Cùng với đó phải tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm những khâu còn yếu, những việc làm dở; những địa bàn, lĩnh vực trọng điểm, tạo chuyển biến mạnh mẽ, đồng bộ hơn nữa công tác PCTN ở địa phương, cơ sở; ngăn chặn, xử lý có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc “tham nhũng vặt”; Chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về PCTN, phát huy hơn nữa vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên và báo chí trong đấu tranh PCTN; Chấn chỉnh, đấu tranh đẩy lùi tư tưởng lo ngại việc đẩy mạnh PCTN sẽ “làm chậm sự phát triển”, làm “hạn chế sức sáng tạo, dám nghĩ, dám làm”, “nhụt chí”, “làm cầm chừng”, “phòng thủ” trong một bộ phận cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Thực hiện tổng kết công tác PCTN cả nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng và từ khi thành lập Ban Chỉ đạo đến nay; tổng kết Chiến lược quốc gia về PCTN đến năm 2020 và kế hoạch thực hiện thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng; sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị; quan tâm chỉ đạo nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị có chức năng PCTN.

Ban Chỉ đạo thống nhất kết thúc chỉ đạo xử lý đối với 6 vụ án, 3 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Đọc thêm

Hà Nội tổ chức thi "Dân vận khéo" chào mừng Giải phóng Thủ đô Tin tức

Hà Nội tổ chức thi "Dân vận khéo" chào mừng Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Theo kế hoạch, trước ngày 15/7/2024, các địa phương, cơ quan, đơn vị sẽ đăng ký dự thi Hội thi “Dân vận khéo” cấp TP. Căn cứ số lượng các đội đăng ký dự thi, Ban Dân vận Thành ủy sẽ tổ chức thi sơ khảo cấp TP trong tháng 8/2024 và chung khảo cấp TP trong tháng 9/2024.
Xem xét nhiều nội dung để kịp thời phục vụ công tác điều hành Tin tức

Xem xét nhiều nội dung để kịp thời phục vụ công tác điều hành

TTTĐ - Sáng 1/7, HĐND TP Hà Nội tổ chức kỳ họp thứ 17 (kỳ họp thường lệ) xem xét nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Đưa Luật Thủ đô đi vào cuộc sống ngay khi có hiệu lực Tin tức

Đưa Luật Thủ đô đi vào cuộc sống ngay khi có hiệu lực

TTTĐ - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị TP Hà Nội nói chung, HĐND TP nói riêng nắm bắt tốt cơ hội này, chủ động nghiên cứu, rà soát, xây dựng kế hoạch thực hiện Luật Thủ đô (sửa đổi) để Luật vào cuộc sống, đạt hiệu quả thiết thực ngay khi có hiệu lực…
Triển khai hơn 30 nội dung công việc quan trọng phát sinh Tin tức

Triển khai hơn 30 nội dung công việc quan trọng phát sinh

TTTĐ - HĐND TP Hà Nội đã cơ bản hoàn thành toàn bộ các nội dung 6 tháng đầu năm 2024 theo chương trình công tác. Hơn 30 nội dung công việc quan trọng phát sinh theo chỉ đạo của Trung ương và yêu cầu thực tiễn của TP đã được triển khai đảm bảo chất lượng, tiến độ.
Quyết liệt thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm, thúc đẩy tăng trưởng Tin tức

Quyết liệt thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm, thúc đẩy tăng trưởng

TTTĐ - TP quyết liệt, tập trung thực hiện nhiều nội dung nhiệm vụ trọng tâm như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để đạt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024; trong đó đặc biệt quan tâm đẩy mạnh phát triển hạ tầng, ứng dụng phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.
Hôm nay (1/7), khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP Hà Nội Tin tức

Hôm nay (1/7), khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Kỳ họp thứ 17 (kỳ họp thường lệ giữa năm 2024) diễn ra từ ngày 1/7 - 4/7, dự kiến xem xét 42 nội dung gồm 17 báo cáo và 25 nghị quyết.
Thủ tướng phân công các thành viên Chính phủ giải quyết một số công việc cấp bách, trọng tâm Nhân sự

Thủ tướng phân công các thành viên Chính phủ giải quyết một số công việc cấp bách, trọng tâm

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 64/CĐ-TTg ngày 30/6/2024 phân công 4 Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ giải quyết một số công việc cấp bách, trọng tâm.
Cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc đã có những đóng góp chất lượng cao cho Tổ quốc và quan hệ song phương Tin tức

Cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc đã có những đóng góp chất lượng cao cho Tổ quốc và quan hệ song phương

TTTĐ - Nhân dịp thăm chính thức Hàn Quốc, chiều tối 30/6, tại Thủ đô Seoul, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, các cơ quan đại diện Việt Nam và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc.
Giao lưu nhân dân giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc không ngừng phát triển Tin tức

Giao lưu nhân dân giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc không ngừng phát triển

TTTĐ - Chiều 30/6, tại Thủ đô Seoul, bắt đầu chương trình chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp rất xúc động với những người bạn Hàn Quốc.
Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân thăm Hàn Quốc Tin tức

Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân thăm Hàn Quốc

TTTĐ - Vào lúc 14h30 (giờ địa phương) ngày 30/6, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân, cùng Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay quân sự Seongnam ở Thủ đô Seoul, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hàn Quốc.
Xem thêm