Tag

Phụ huynh sốt sắng tìm cửa "ngách" cho con vào trường điểm

Giáo dục 23/04/2024 14:14
aa
TTTĐ - Để con được vào trường mà mình mong muốn, nhiều phụ huynh không ngại ngần tìm cửa “ngách”, nhờ cậy các mối quan hệ, trả lệ phí cao, thậm chí chuyển hộ khẩu đến nhà người thân.
Phụ huynh, học sinh Hà Nội mong thi 3 môn vào lớp 10 Phụ huynh “nhập vai” trải nghiệm trong ngày hội tuyển sinh

Ăn chực nằm chờ ngóng tin, xin lịch hẹn

Có con năm nay vào lớp 6, anh Nguyễn Văn Lâm và vợ lo đứng lo ngồi. Vốn nhà có hộ khẩu ở phường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai, Hà Nội) nhưng vợ chồng anh lại tha thiết mong con được đi học một trường cấp 2 trên địa bàn phường Tân Mai.

Dù quãng đường đi học xa hơn gấp nhiều lần cũng đồng nghĩa với việc thay vì hướng dẫn con tự đi học, về nhà, anh chị phải cắt cử một người đưa đón con hàng ngày nhưng anh vẫn tha thiết mong con được vào trường trái tuyến.

Phụ huynh quận Ba Đình được hỗ trợ đăng ký tuyển sinh trực tuyến vào lớp 1
Phụ huynh quận Ba Đình được hỗ trợ đăng ký tuyển sinh trực tuyến vào lớp 1

Nguyên nhân là bởi, theo tìm hiểu của anh chị, trường gần nhà có chất lượng đào tạo không tốt bằng khi so sánh với ngôi trường trong mơ kia. Tuy nhiên, để vào được trường trái tuyến là vô cùng khó khăn.

Anh chia sẻ: “Mình được tư vấn rằng để thuận lợi cho đắng ký tuyển sinh trực tuyến sau này, ngoài đi bằng “cửa ngách” vẫn cần hộ khẩu cho con về phường ở địa bàn trường đóng càng sớm càng tốt”.

Vậy là trong những ngày Hà Nội nắng nóng cao điểm, vợ chồng anh chị lại đôn đáo lo thủ tục cho con xin nhập khẩu nhờ vào nhà người quen với một khoản chi phí; Tiếp sau đó là những ngày ăn chực nằm chờ để ngóng tin, xin cuộc hẹn.

Với phụ huynh khác, sau khi xác định trường xong sẽ cố gắng nhờ cậy người uy tín giới thiệu với ban giám hiệu nhà trường để đặt vấn đề. Người khác lại chuẩn bị tiền và... chờ đợi.

“Dù mệt mỏi nhưng vì tương lai của con nên mình vẫn phải cố. Trường ấy cơ sở vật chất khang trang lắm, giáo viên cũng toàn những người có kinh nghiệm. Mình vừa nhìn là thấy… “mê” ngay”, anh Lâm hồ hởi chia sẻ về lý do tìm mọi cách chạy vòng chạy vèo những mong kiếm được suất học cho con như ý nguyện.

Một số phụ huynh khác lại chia sẻ lý do họ sẵn sàng chấp nhận cho con học trái tuyến vì “trường phố”, danh tiếng, chất lượng giảng dạy của giáo viên sẽ tốt hơn “trường làng”.

Chọn trường cho con hay cho cha mẹ?

Câu chuyện chạy trường, chạy lớp từ lâu đã không còn là câu chuyện quá mới mẻ đối với các phụ huynh Hà Nội. Mặc nỗ lực của ngành giáo dục Thủ đô trong việc giảm dần khoảng cách giữa các trường nội - ngoại thành, tăng công khai, minh bạch trong tuyển sinh đầu cấp bằng hình thức tuyển sinh trực tuyến, không ít phụ huynh vẫn “làm khó” nhà trường bằng cách tận dụng các mối quan hệ để xin trái tuyến bằng được.

Không chỉ mệt mỏi cho phụ huynh, các thầy cô giáo, người làm công tác giáo dục, nhà quản lý cũng gặp không ít phiền hà trong câu chuyện chạy trường, chạy lớp.

Nhiều khoản thu do Ban đại diện cha mẹ học sinh kêu gọi khiến nhiều phụ huynh bức xúc (ảnh minh hoạ)
Ảnh minh họa

Không tiếp, không nghe (điện thoại), không gặp, không ở nhà... Đó là một số trong vô vàn cách lãnh đạo các nhà trường chọn để “né tránh” vì phụ huynh tìm mọi cách “tấn công” từ nhiều phía.

Chia sẻ với phóng viên, hiệu trưởng một trường tiểu học có tiếng ở khu vực quận Hà Đông kể: “Năm nào cũng vậy, cứ sát thời điểm tuyển sinh đầu cấp, tôi phải dùng 2 số điện thoại. Éo le là tôi không dám nghe máy của số chính, còn số phụ để liên lạc với gia đình khi cần thiết. Cổng nhà luôn có phụ huynh chờ sẵn để gặp đề cập chuyện xin học cho con.

Nhiều phụ huynh kiên trì đến độ dù bị từ chối vẫn cứ chực chờ gây nên nhiều bất tiện cho gia đình. Có phụ huynh còn cố tình gửi quà tặng tới nhà qua dịch vụ giao hàng. Vì thế, tôi phải dặn người nhà không được nhận bất cứ đồ gì nếu không phải gia đình đặt hàng”.

Cùng chung cảnh ngộ nhưng một lãnh đạo nhà trường ở quận Hoàng Mai, Hà Nội giấu tên cho biết, mình không chỉ mệt mỏi vì phụ huynh “vây” mà còn bị áp lực từ nhiều phía. “Từ chối thì mọi người nói mình khó khăn, rằng “thêm một suất học, thêm một chỗ ngồi ở lớp nữa có ảnh hưởng gì đâu”.

Không phải mọi sự nhờ vả sẽ được đáp ứng vì sĩ số học sinh, trường lớp có hạn. Khi ấy, những người nhờ vả không được sẽ bức xúc, đơm đặt đủ điều, mệt mỏi vô cùng”, giáo viên này chia sẻ.

Còn anh Hoàng Minh Long, nhà ở quận Hà Đông, Hà Nội thì chia sẻ câu chuyện, hàng ngày, cứ 7 giờ sáng khi đi làm bằng tàu điện, anh thường xuyên gặp một phụ nữ dắt theo 2 con nhỏ mặc đồng phục một trường tiểu học ở quận Ba Đình di chuyển từ ga Yên Nghĩa tới ga Cát Linh. Sau khi xuống ga, 3 mẹ con lại tiếp tục di chuyển bằng xe máy tới trường. Ngày nào cũng thấy các con lên tàu với trạng thái thiếu ngủ, mệt mỏi khi di chuyển đường xa từ sớm, có khi vừa ngồi tàu vừa ăn bánh mỳ.

“Tại sao lại phải cố cho con đi học quãng được cả hơn 20 km chỉ vì trường phố, trường điểm? Nếu là tôi, tôi sẽ chọn trường gần nhà để con có thời gian tỉnh táo lúc sáng sớm, được ăn 1 bữa sáng đàng hoàng và ung dung những ngày mưa dầm gió bấc”, anh Long chia sẻ.

Lựa chọn môi trường giáo dục tốt nhất cho con là mong muốn và nguyện vọng chính đáng của bất kỳ ông bố, bà mẹ nào. Tuy nhiên, theo tôi, phụ huynh nên cân nhắc nhiều đến yếu tố vị trí địa lý khi chọn trường, chọn lớp cho con, càng gần nhà càng tốt.

Đã có nhiều vụ tai nạn đau lòng xảy ra cho con trẻ chỉ vì các con phải đi học xa nhà, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông”, Hiệu trưởng một trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội nêu quan điểm.

Năm học 2024 - 2025, Hà Nội tiếp tục thực hiện tuyển sinh theo tuyến do UBND quận, huyện, thị xã quy định và sử dụng phần mềm hỗ trợ tuyển sinh trực tuyến trên toàn thành phố.

Đối với các trường mầm non, tiểu học, THCS tuyển sinh theo tuyến sẽ thực hiện từ ngày 1 - 9/7/2024.

Cụ thể: Tuyển sinh vào lớp 1 từ ngày 1 đến hết 3/7.

Tuyển sinh trẻ 5 tuổi vào trường mầm non từ ngày 4 đến hết 6/7.

Tuyển sinh vào lớp 6 từ ngày 7 đến hết 9/7.

Tuyển sinh bằng hình thức trực tiếp từ ngày 13 đến hết 18/7.

Các trường tư thục tuyển sinh ngay sau khi kết thúc năm học (từ ngày 1/6 đến hết 12/7). Các trường tuyển sinh theo phương thức xét tuyển kết hợp kiểm tra đánh giá năng lực lựa chọn thời điểm kiểm tra hợp lý, đảm bảo hoàn thành chậm nhất ngày 29/6.

Trường hợp tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có thể đối chiếu hồ sơ tuyển sinh tại trường đăng ký tuyển sinh từ khi nhận được thông báo đăng ký tuyển sinh thành công đến 17 giờ ngày 18/7.

Sau ngày 18/7, những trường tuyển sinh chưa đủ chỉ tiêu được giao phải báo cáo phòng GD&ĐT (các trường trực thuộc Sở thì báo cáo Sở).

Căn cứ tình hình cụ thể của từng trường, phòng và Sở cho phép được tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu từ ngày 21 - 22/7; các trường mầm non được tuyển bổ sung đến khi đủ chỉ tiêu được giao.

Đọc thêm

Hà Nội công bố cấu trúc, đề minh họa kỳ thi vào lớp 10 Giáo dục

Hà Nội công bố cấu trúc, đề minh họa kỳ thi vào lớp 10

TTTĐ - Nhằm giúp học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi vào lớp 10, Hà Nội vừa công bố quy định cấu trúc định dạng và đề minh họa 3 môn của kỳ thi này.
Công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Thí sinh có thể liên hệ theo số máy 18008000 nhánh số 2 để được hỗ trợ, hướng dẫn và cung cấp các thông tin liên quan đến việc đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024.
Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp Giáo dục

Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi tại 63 tỉnh, thành phố.
Gần 650.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Giáo dục

Gần 650.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024

TTTĐ - Theo tin từ Cục Quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã có 643.705 thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Giáo dục lịch sử dân tộc: Nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn Giáo dục

Giáo dục lịch sử dân tộc: Nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn

TTTĐ - Tự hào truyền thống, trân trọng hiện tại, nỗ lực vươn tới tương lai tốt đẹp hơn - đó là những giá trị mà công tác giáo dục lịch sử đem lại cho học sinh. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng đó, thời gian qua, công tác giáo dục lịch sử cho học sinh đã được các nhà trường triển khai dưới nhiều hình thức phong phú, sinh động…
Những ngôi trường hạnh phúc trên rẻo cao Giáo dục

Những ngôi trường hạnh phúc trên rẻo cao

TTTĐ - Mô hình “Trường học hạnh phúc” của tỉnh Yên Bái đã góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng hình ảnh con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”.
“Ghé thăm” quá khứ, thêm trân trọng hòa bình Giáo dục

“Ghé thăm” quá khứ, thêm trân trọng hòa bình

TTTĐ - Sống ở thời bình, mỗi người chúng ta có những cách tiếp cận, nhìn nhận về lịch sử một cách khác nhau, có thể từ phim ảnh, tiếp thu thông qua quá trình học tập hay được nghe ông, bà, cha, mẹ kể lại. Bên cạnh đó, nhiều người chọn cách tham quan các bảo tàng, “địa chỉ đỏ” lịch sử để tìm hiểu về quá khứ một cách sống động và chân thật. Tại đây, vô vàn tội ác chiến tranh đã được phơi bày, những sự hy sinh lớn lao cũng hiển hiện, từ đó làm sáng bừng lên tinh thần chiến đấu đầy kiên cường, bất khuất của cha ông ta và hơn hết, có lẽ để mỗi người tự hiểu rõ thêm được giá trị của hòa bình.
Một tiến sĩ bị “tố” có hành vi thiếu chuẩn mực Giáo dục

Một tiến sĩ bị “tố” có hành vi thiếu chuẩn mực

TTTĐ - Đại học Huế vừa chuyển đơn yêu cầu trường Đại học Sư phạm xác minh một tiến sĩ là giảng viên trường bị “tố” có hành vi thiếu chuẩn mực.
Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học Giáo dục

Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học

TTTĐ - Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp tiểu học. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của hơn 1.500 cán bộ, giáo viên toàn ngành.
Học sinh trường Ams giao lưu cùng Dàn nhạc giao hưởng Mặt trời (SSO) Điện ảnh - Âm nhạc

Học sinh trường Ams giao lưu cùng Dàn nhạc giao hưởng Mặt trời (SSO)

TTTĐ - Buổi giao lưu với Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời là cơ hội để học sinh nhà trường được gặp gỡ những nghệ sĩ quốc tế để thưởng thức những giá trị âm nhạc cổ điển.
Xem thêm