Tag

Quảng Nam: Khai thác thủy sản đi đôi với bảo vệ, tái tạo nguồn lợi

Môi trường 17/02/2023 16:16
aa
TTTĐ - Ngoài sự vào cuộc của các ngành chức năng tỉnh Quảng Nam thì ý thức của người dân là rất quan trọng trong hoạt động khai thác, đánh bắt và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở vùng ven bờ và vùng lộng một cách bền vững.
Quảng Nam: Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đề nghị Công an vào cuộc vụ Công ty Bách Đạt An Quảng Nam: Nghi sử dụng "đất thải" làm nền lề đường bê tông nông thôn?
Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản được bền vững, cần có sự chung sức của các nhà khoa học, nhà quản lý cũng như cộng đồng ngư dân (Ảnh Đ.Minh)
Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững, cần có sự chung sức của các nhà khoa học, nhà quản lý cũng như cộng đồng ngư dân (Ảnh Đ.Minh)

Tăng cường kiểm tra hoạt động khai thác, đánh bắt

Theo đánh giá của Chi cục Thủy sản Quảng Nam nhiều loài thủy sản bản địa có giá trị cao như cá nâu, cá mòi, tôm sú, các loại cua… có giá trị kinh tế cao đang suy giảm nghiêm trọng do khai thác bằng xung điện, ngư lưới cụ có mắt lưới quá nhỏ là một thực tế khá phổ biến.

Do đó, để khắc phục tình trạng này, hàng năm Chi cục Thủy sản Quảng Nam phối hợp với các cơ quan có liên quan, tổ chức nhiều đợt tuần tra, kiểm tra hoạt động khai thác trên sông và khu vực biển.

Đại diện Phòng Thanh tra Kiểm ngư (Chi cục Thủy sản Quảng Nam) cho rằng, tại một số khu vực vùng lộng ở tỉnh Quảng Nam hiện nay bà con ngư dân vẫn còn giữ các nghề truyền thống như giã cào, kích điện… để khai thác thủy sản, hình thức khai thác này khiến nguồn lợi bị tận diệt. Người dân chưa ý thức được việc bảo vệ nguồn lợi ven bờ để phát triển du lịch dẫn đến những hành vi đánh bắt không đúng quy định.

Tuy nhiên từ khi Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực, nhiều tàu cá có công suất từ 90CV trở lên đủ tiêu chuẩn để khai thác vùng khơi nhưng không đủ chiều dài từ 15m trở lên buộc phải khai thác vùng lộng thậm chí lấn cả vào vùng bờ dẫn đến ngư trường tại đây chịu áp lực lớn, nguồn lợi thủy sản dần khan hiếm.

Con số thống kê Quảng Nam hiện có khoảng 2.741 tàu thuyền, số lượng phương tiện đánh bắt hải sản ven bờ việc quản lý vẫn còn bất cập (Ảnh Đ.Minh)
Con số thống kê Quảng Nam hiện có khoảng 2.741 tàu thuyền, số lượng phương tiện đánh bắt hải sản ven bờ việc quản lý vẫn còn bất cập (Ảnh Đ.Minh)

Ông Nguyễn Đình Toàn - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Nam thông tin, con số thống kê Quảng Nam hiện có khoảng 2.741 tàu thuyền (vùng khơi 672 chiếc, vùng lộng 731 chiếc, vùng bờ 1.338 chiếc) khó chính xác, nhất là số lượng phương tiện đánh bắt hải sản ven bờ việc quản lý vẫn còn bất cập.

“Chúng tôi đang phối hợp chặt chẽ với các địa phương ven biển gõ cửa từng nhà có nghề cá để rà soát, thống kê lại số lượng từng nhóm tàu cá. Có thực trạng nhiều tàu cá khai thác hải sản sai tuyến, nhất là ven bờ làm suy giảm mạnh nguồn lợi. Ngành Thủy sản tỉnh Quảng Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát biển, Biên phòng để phối hợp tuần tra, kiểm soát, xử phạt các sai phạm”, ông Toàn nói.

Ngoài tình trạng các giống, loài thủy sản tự nhiên đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng, đặc biệt nguồn lợi hải sản ven bờ và thủy sản nội đồng. Theo Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, những ngày đầu năm 2023 tại các chợ thuộc địa bàn TP Hội An (tỉnh Quảng Nam), một số tài khoản mạng xã hội, người dân công khai chia sẻ thông tin về việc rao bán cá mập đầu búa, cá nhám để làm thực phẩm trong bữa ăn.

Đây là các loài thuộc lớp cá sụn (Chondrichthyes), điển hình như: Cá đuối mặt quỷ, cá mập đầu bạc, cá mập đầu búa lớn, cá mập đầu búa trơn, cá mập đầu búa vây trắng, cá mập trắng lớn... thuộc nhóm bị de dọa mức độ EN (IUCN 3.1) và nằm trong danh mục loài thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ.

Ông Nguyễn Văn Vũ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, cho biết: “Hoạt động tuần tra kiểm soát cũng đã kiểm tra rất chặt chẽ công tác khai thác trên biển còn việc buôn bán của người dân thì chúng tôi đã nắm được thông tin đầu mối. Bước đầu, chúng tôi đã đẩy mạnh tuyên truyền người dân không đánh bắt, khai thác các loại sinh vật biển nguy cấp, quý hiếm”.

Quốc kỳ Việt Nam là linh hồn của con tàu - cột mốc sống khẳng định chủ quyền biển, đảo (Ảnh Đ.Minh)
Các tàu đánh bắt xa bờ neo đậu tại cảng cá Thọ Quang (Ảnh Đ.Minh)

Phục hồi và phát triển bền vững nguồn lợi hải sản

Được biết, UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn số 522/UBND-KTN về việc tăng cường công tác quản lý các khu bảo tồn biển và bảo vệ các nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Trong đó, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền đến cộng đồng ngư dân về Luật Thủy sản năm 2017, về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại địa phương gắn với phát triển du lịch sinh thái, thống kê các ngành nghề khai thác thủy sản không bền vững và bị cấm theo Luật Thủy sản tại các vùng biển và khu vực cửa sông (nghề giã cào, lờ dây, xung kích điện) để quản lý, giám sát.

UBND thành phố Hội An chỉ đạo BQL Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm tăng cường phối hợp với các lực lượng Thanh tra thủy sản, Kiểm ngư, Bộ đội Biên phòng và địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát và thực thi pháp luật đối với các hoạt động khai thác thủy sản, các nghê fkhai thác tráo pháp luật tại KBTB Cù Lao Chàm.

Đặc biệt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra bổ sung các khu vực biển tiềm năng để thành lập mới các Khu bảo tồn biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo tồn nguồn giống thủy sản tại hệ sinh thái từng dừa nước Cẩm Thanh, TP Hội An, hệ sinh thái rạn san hô xã Tam Hải, Tam Tiến, huyện Núi Thành để hỗ trợ, phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản tại khu vực này.

Chi cục Thủy sản Quảng Nam thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực tự nhiên (Nguồn snnptnt.quangnam)
Chi cục Thủy sản Quảng Nam thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực tự nhiên (Nguồn: snnptnt.quangnam)

Thời gian qua, việc khai thác nguồn lợi khu vực ven bờ, ven sông, cửa biển, khu vực hệ sinh thái rừng ngập mặn luôn chịu áp lực lớn nên nguồn lợi có nguy cơ bị cạn kiệt. Khắc phục tình trạng này, hằng năm Chi cục Thủy sản Quảng Nam phối hợp với các cơ quan có liên quan, tổ chức nhiều đợt tuần tra, kiểm tra hoạt động khai thác trên sông và khu vực biển.

Bên cạnh đó, việc thả bổ sung các loại thủy sản giống có chất lượng vào môi trường tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản là việc làm thường xuyên. Từ đầu năm 2021 đến nay, Chi cục Thủy sản Quảng Nam đã thả 1,2 triệu con tôm sú và 5 nghìn cá thể cá giống và cua các loại vào môi trường sống tự nhiên khu ven sông, khu vực cửa biển trên địa bàn tỉnh.

BQL Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm cho hay, năm 2022 đơn vị đã phối hợp với lực lượng tổ chức tuần tra, kiểm soát thường xuyên và đột xuất trong KBTB nhằm ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Quy chế quản lý KBTB Cù Lao Chàm tiến hành 136 lượt tuần tra biển và 18 lượt tuần tra trên đường bộ, phát hiện 83 trường hợp vi phạm.

Đồng thời, BQL đã phối hợp với Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Nam tiến hành 2 đợt truy quét và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong hoạt động khai thác thủy sản, phát hiện 4 trường hợp vi phạm khai thác bằng nghề lưới vây trong khu bảo tồn biển, xử phạt bằng hình thức phạt tiền với tổng số tiền 15 triệu đồng và kiểm tra giấy tờ hoạt động của các phương tiện khai thác khác

Nhờ áp dụng công nghệ vào hoạt động tuần tra, kiểm soát nên các hoạt động trên biển: khai thác thủy sản, kiểm soát các hoạt động du lịch… chủ yếu được theo dõi qua hệ thống camera 360, giúp giảm chi phí tuần tra mà vẫn đảm bảo được công tác quản lý.

Việc quảng cáo, rao bán các loại thủy sản nguy cấp, quý hiếm như cá mập đầu búa trên các phương tiện điện tử có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 70-100 triệu đồng (Ảnh BQL Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm)
Việc quảng cáo, rao bán các loại thủy sản nguy cấp, quý hiếm trên các phương tiện điện tử có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 70-100 triệu đồng (Ảnh: BQL Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm)

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Nam, để hạn chế tàu khai thác tận diệt nguồn lợi hải sản ven bờ, trước mắt ngành Thủy sản tỉnh Quảng Nam tập trung tuần tra, kiểm soát trên biển hiệu quả hơn, phát hiện, xử phạt mạnh các trường hợp sai phạm để đủ sức răn đe. Về lâu dài, tỉnh sẽ phải xây dựng đề án chuyển nghề thiết thực, phát huy hiệu quả trên thực tế.

Đồng thời, ngành cần đầu tư đồng bộ máy móc, thiết bị để chuyển đổi dần quản lý nghề cá theo truyền thống sang ứng dụng công nghệ thông tin; Chuyển nhật ký khai thác bằng giấy sang nhật ký khai thác điện tử; Chuyển quản lý tàu cá bằng giấy sang hệ thống cơ sở dữ liệu; Truy xuất nguồn gốc điện tử; Nhất là kết nối hoàn chỉnh, bảo đảm thông tin kết nối thông suốt, đồng bộ giữa tỉnh với Trung ương và các lực lượng liên quan.

Ngoài ra, công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản được bền vững, cần có sự chung sức của các nhà khoa học, nhà quản lý cũng như cộng đồng dân cư sinh sống ven biển, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho ngư dân trong việc khai thác và cho các hộ kinh doanh, người tiêu dùng trong việc mua bán để tránh các vi phạm đáng tiếc do thiếu hiểu biết về pháp luật.

Đọc thêm

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt Xã hội

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt

TTTĐ - Công ty CP Miền Trung cho rằng đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế thuê đất tại khu vực mỏ vàng G60, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam từ năm 2008.
Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 180mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn.
Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất Môi trường

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599/TB-BTNMT ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C Xã hội

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới từ tối 19/11.
3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu Xã hội

3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).
Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới Môi trường

Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.
Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường Môi trường

Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

TTTĐ - Chiều 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP đã thông qua quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Hà Nội.
Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường Môi trường

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 3803/UBND-TNMT về việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố.
Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm Môi trường

Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 tiếp tục di chuyển vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm.
Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường Môi trường

Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường

TTTĐ - Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành từ lâu đã trở thành vấn đề "báo động đỏ". Với các chính sách đặc thù, Luật Thủ đô năm 2024 sẽ mở ra cơ hội giúp làng nghề của Thủ đô phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Xem thêm