Quảng Nam: "Xuất hiện" hai bãi tập kết đá tận thu "khủng"
Từng đoàn xe chở đá hộc, đá xô bồ tập kết cho Công ty TNHH Lý Tuấn tại Cảng Kỳ Hà |
Từ thông tin phản ánh của người dân, những ngày qua phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có mặt tại Khu kinh tế Dung Quất, Quốc lộ 1A, đường ĐT 620, để ghi nhận về “hiện tượng” nhiều doanh nghiệp đang vận chuyển khối lượng đá tận thu với khối lượng lớn từ Quảng Ngãi tập kết tại Cảng kỳ Hà, tỉnh Quảng Nam.
Ghi nhận vào ngày 19/5 và những ngày trước đó cho thấy, đoàn xe mang ký hiệu “TĐ”, đoàn xe “PP”, đoàn xe “Lý Tuấn”… tiếp nhận vào nhận đá hộc, đá xô bồ từ trong khu kinh tế Dung Quất vận chuyển tập kết đến cảng Kỳ Hà.
Đoàn xe mang ký hiệu PP và TĐ chở đá hộc, đá xô bồ tập kết về Cảng Kỳ Hà |
Nhiều người dân tại Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) và người dân xã Tam Quang (Quảng Nam) tỏ ra bức xúc về đoàn xe trên vì cho rằng, đoàn xe chở đá hộc, đá xô bồ chạy vào khung giờ cao điểm là rất nguy hiểm, bởi thời điểm đó công nhân, học sinh đi lại nhiều dẫn đến nguy cơ mất an toàn giao thông, gây bụi bặm, ô nhiễm môi trường, hư hỏng đường xá.
Cũng trong ngày 19/5, phóng viên có mặt tại điểm tập kết đá nằm trong khu vực Cảng Kỳ Hà, tỉnh Quảng Nam. Tại đây, có 2 bãi tập kết đá tận thu lớn nằm cách nhau khoảng hơn 200m.
Bãi thứ nhất có chiều cao trung bình từ 4m đến 6m, chiều dài và chiều ngang trung bình trên dưới từ 300m, theo thông tin trên phiếu tiếp nhận hàng là của Công ty TNHH Lý Tuấn (đăng ký kinh doanh tại Quảng Ngãi).
Bãi đá thứ hai có chiều cao trung bình từ 3m đến 5m, đường kính khoảng trên dưới 300m, được cho là của Công ty Hứa Văn.
Số liệu cập nhập thông tin đoàn xe vào nhập đá cho Công ty TNHH Lý Tuấn tại Cảng Kỳ Hà |
Để làm rõ việc tập kết đá tận thu tại Kỳ Hà sau đó vận chuyển bằng đường biển đã được cấp có thẩm quyền cho phép hay chưa, có đủ điều kiện được tập kết hay không? phóng viên đã điện thoại trao đổi với đại diện Ban quản lý cảng Kỳ Hà (Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai). Vị đại diện cho hay: Bãi đá trên không nằm trong khu vực đơn vị quản lý mà thuộc quản lý của cảng Quân sự Chu Lai (Đội khai thác dịch vụ cảng - Đoàn Kinh tế Quốc phòng 516).
Chiều cùng ngày, phóng viên cung cấp hình ảnh, thông tin cho bà Huỳnh Thị Mỹ Dung – Chủ tịch UBND xã Tam Quang, huyện Núi Thành (Quảng Nam) để làm rõ việc tập kết trên có đúng quy định pháp luật hay không?. Qua buổi làm việc bà Dung cho biết: Theo hình ảnh và vị trí của hai bãi tập kết đá nằm trong khu vực thuộc cảng Quân sự Chu Lai (Đội khai thác dịch vụ cảng - Đoàn Kinh tế Quốc phòng 516) quản lý.
“Họ có quy định và quản lý riêng, xã vẫn thường xuyên phối hợp với Đoàn Kinh tế Quốc phòng 516 trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, an toàn giao thông, môi trường”, bà Dung thông tin.
Đoàn xe vận chuyển đá hộc, đá xô bồ cho Công ty TNHH Lý Tuấn |
Bãi đá thứ hai có chiều cao trung bình từ 3m đến 5m, đường kính khoảng trên dưới 200m, được cho là của Công Ty tập kết tại Cảng Kỳ Hà |
Theo nguồn tin riêng của Tuổi trẻ Thủ đô, các doanh nghiệp vận chuyển, tập kết đá hộc tận thu về cảng Kỳ Hà là để cung cấp vật liệu để san lấp thi công dự án cảng Liên Chiểu, TP Đà Nẵng và cảng Chân Mây của tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Theo một đơn vị vận tải đường biển, doanh nghiệp kinh doanh vật liệu họ vẫn đang xem xét về chất lượng đá hộc, đá xô bồ tận thu này có đủ chất lượng, tiêu chuẩn để làm vật liệu thi công san lấp dự án cảng biển hay không?
Ngoài ra, việc tập kết khối lượng lớn đá hộc tận thu với số lượng lớn tại đất Quốc phòng là do đơn vị quân đội thực hiện, hay đất quốc phòng cho doanh nghiệp bên ngoài thuê để tập kết đá, và việc vận chuyển, tập kết đá tận thu này có bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật hay không? Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu để thông tin tới bạn đọc.