Quốc hội thảo luận về Luật quản lý nợ công (sửa đổi)
![]() |
Dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) là một trong các dự án Luật được thực hiện lấy ý kiến của các Đại biểu Quốc hội trong kỳ họp thứ 3 này và biểu quyết tại các kỳ họp sau. Cụ thể, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật này. Đại diện cơ quan soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội.
![]() |
Dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) được xây dựng gồm 10 chương với 67 điều. Ngoài việc bổ sung 3 chương mới gồm: Quy định về chỉ tiêu an toàn, chiến lược, chương trình, kế hoạch vay trả nợ, Quy định về quản lý cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và Quy định cụ thể hơn về bảo đảm khả năng trả nợ, các điều trong dự thảo Luật được thiết kế theo nguyên tắc rà soát để loại bỏ các quy định không còn phù hợp, hoặc đã được quy định tại các luật khác; sửa đổi 44/49 điều của Luật hiện hành, bổ sung 18 điều vào 3 chương mới.
Trước đó, báo cáo tại buổi thảo luận về tình hình kinh tế xã hội của Quốc hội diễn ra chiều ngày 9/6, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết việc tái cơ cấu nợ công trong thời gian qua đã diễn ra rất tốt.
Thu ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011-2015 chúng ta vẫn gấp 1,95 lần so với giai đoạn 2006-2010 dù điều kiện nội tại kinh tế còn nhiều khó khăn, giá dầu thô giảm và Chính phủ đẩy nhanh lộ trình để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
Việc sửa đổi Luật Quản lý nợ công 2009 xuất phát từ yêu cầu phải sửa đổi Luật Quản lý nợ công cho phù hợp với các quy định của Hiến pháp 2013 và một số luật đã được Quốc hội ban hành thời gian qua. Cùng đó, Dự án Luật Quản lý nợ công được kỳ vọng sẽ khắc phục được những hạn chế sau 6 năm thực hiện của Luật Quản lý nợ công.
Cụ thể, về mặt pháp luật, Luật hiện tại chưa thống nhất được phạm vi nợ công, như việc liệu có tính các khoản nợ phát sinh từ điều hành ngân sách, nợ của doanh nghiệp Nhà nước, nợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào nợ công hay không; chưa phân định rõ ràng giữa quản lý nợ công, quản lý ngân sách và quản lý đầu tư công; chưa tách bạch quy định về quản lý vốn vay của Chính phủ theo từng nguồn vốn huy động trong điều kiện Việt Nam dần không còn tiếp cận được nhiều vốn vay ODA.
Các quy định về cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, cấp và quản lý bảo lãnh của Chính phủ cũng đã bộc lộ những hạn chế cả về đối tượng, điều kiện cho vay lại, cấp bảo lãnh và cơ chế quản lý, giám sát sử dụng vốn vay, kiểm soát rủi ro đối với bảo lãnh Chính phủ.
Công tác quản lý nợ công cũng đã bộc lộ một số bất cập như nợ công tăng nhanh , áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ. Việc quản lý, sử dụng vốn vay còn bất cập; phân bổ vốn đầu tư từ nguồn vốn vay nợ công còn dàn trải và hiệu quả đầu tư chưa cao. Cùng đó, quá trình thực hiện đã phát sinh những rủi ro từ các dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ và vốn vay Chính phủ bảo lãnh dẫn đến không trả được nợ, Chính phủ phải trả nợ thay; thiếu gắn kết giữa quyết định đầu tư với cân đối nghĩa vụ trả nợ.
Phiên làm việc buổi chiều 16/6, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Đường sắt (sửa đổi).
Về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), trên cơ sở các ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 2, sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp này gồm 10 chương (thêm 1 chương mới), 90 điều (giảm 3 điều) so với dự thảo Luật của Chính phủ trình Quốc hội.
Tiếp tục chương trình làm việc, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Tố cáo (sửa đổi). Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự án Luật Tố cáo (sửa đổi).
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đồng chí Lâm Văn Đoan làm Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng

Đưa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển tốt đẹp, hiệu quả, bền vững lâu dài

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương

Thông qua dự thảo báo cáo kiểm tra với TP HCM, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu

Quảng Ninh đảm bảo bộ máy sau tinh gọn phải mạnh, hiệu quả

Chủ tịch nước dâng hương tại Khu lưu niệm các tiền bối cách mạng ở Hưng Yên

Xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải có tư duy "nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn"

Chính phủ thảo luận các dự luật về doanh nghiệp, năng lượng nguyên tử, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Để cán bộ là yếu tố "then chốt" trong kỷ nguyên mới
