Quy định mới về giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
Quy trình giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
Trình tự thực hiện thủ tục hành chính giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp, bước 1: Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải trực tiếp nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền; hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.
Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với các trường hợp trên là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo đường bưu điện.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, nếu người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác nộp đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
![]() |
Trợ cấp thất nghiệp là một trong số những chế độ của chính sách bảo hiểm thất nghiệp, nhằm hỗ trợ, bù đắp một phần chi phí cho người lao động trong thời gian bị mất việc làm. |
Bước 2: Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, ghi phiếu hẹn trả kết quả và trao phiếu cho người nộp hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đủ theo quy định thì trả lại cho người nộp và nêu rõ lý do.
Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Nội vụ quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động; trường hợp không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.
Bước 4: Trong thời hạn 3 ngày làm việc ghi trong phiếu hẹn trả lời kết quả, người lao động phải đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Sau thời hạn 3 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp và không thông báo bằng văn bản với tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trong thời hạn 7 ngày sau ngày làm việc, tổ chức bảo hiểm xã hội phải thông báo bằng văn bản với Trung tâm dịch vụ việc làm về việc người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức bảo hiểm xã hội, Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Nội vụ quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được Trung tâm dịch vụ việc làm gửi 1 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; 1 bản đến người lao động.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động
Căn cứ theo khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động năm 2025 như sau: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, tuy nhiên, mức hưởng tối đa còn phụ thuộc vào khu vực hưởng.
Trong đó, mức hưởng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định. Hiện nay mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng, như vậy, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cao nhất năm 2025 ở khu vực này là không quá 11,7 triệu đồng.
![]() |
Theo mức lương tối thiểu vùng trên, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa đối với vùng 1 là không quá 24,8 triệu đồngp; vùng 2 không quá 22,05 triệu đồng; vùng 3 không quá 19,3 triệu đồng; vùng 4 không quá 17,25 triệu đồng. |
Đối với khu vực doanh nghiệp, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng đang được thực hiện theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP như sau: Vùng I là 4,96 triệu đồng/tháng; vùng II là 4,41 triệu đồng/tháng; vùng III là 3,86 triệu đồng/tháng; vùng IV là 3,45 triệu đồng/tháng.
Như vậy, theo mức lương tối thiểu vùng trên, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa đối với vùng 1 là không quá 24,8 triệu đồng. Đối với vùng 2 không quá 22,05 triệu đồng. Đối với vùng 3 không quá 19,3 triệu đồng. Đối với vùng 4 không quá 17,25 triệu đồng.
Luật Việc cũng cũng quy định, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Như vậy, người lao động càng có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp lâu thì thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp càng dài nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đảm bảo quyền lợi an sinh xã hội cho người tham gia bảo hiểm

Tập huấn chính sách pháp luật cho 200 cán bộ Công đoàn

Đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản ngân hàng

Từ ngày 1/6/2025, những trường hợp nào được cấp thẻ BHYT giấy?

BHXH Khu vực I trao Quyết định nghỉ hưu cho 12 viên chức quản lý

Quy định về thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu

Gia tăng cơ hội và quyền lợi cho người tham gia

Điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động từ ngày 1/7/2025

Lịch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 4/2025
