Tag

Ra đường bất chấp, vào bệnh viện gấp

Văn hóa 15/08/2021 19:17
aa
TTTĐ - Hà Nội vẫn đang trong những ngày giãn cách với những biện pháp phòng, chống dịch mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Vậy mà, vẫn còn một số người dân lao ra đường bất chấp, đôi khi chỉ vì những lí do rất… tầm phào. Điều đó dẫn đến nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch Covid-19 tăng nhanh, khiến con đường từ nhà nối đến bệnh viện, khu điều trị, khu cách ly nối thành đường thẳng, rất gần và rất gấp.
Bất chấp lệnh giãn cách xã hội, người dân vẫn đổ ra đường

Nhìn đông mà thấy sợ

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho rằng, kết quả 15 ngày đầu giãn cách có ý nghĩa quan trọng nhưng 15 ngày tiếp theo có ý nghĩa quan trọng, quyết định hơn. Nhiệm vụ cấp bách của cả hệ thống chính trị từ thành phố xuống cơ sở và toàn thể người dân Thủ đô lúc này là chấp hành nguyên tắc cách ly thực chất, hiệu quả, “ai ở đâu ở yên đấy”.

Như vậy, thời gian giãn cách sau này thực sự quyết định việc Hà Nội có phải giãn cách tiếp hay không, bao giờ được trở lại nhịp sống bình thường mới như trước đây. Song, việc người dân ra đường đông đúc như thế này khiến người ta lo ngại, sợ hãi.

Ra đường bất chấp, vào bệnh viện gấp
Một vài tuyến phố của Hà Nội vẫn đông đúc "như chưa hề có cuộc giãn cách"

Ngay từ những ngày đầu khi dịch bệnh mới bùng phát, chưa ở diện rộng như hiện nay, “giang hồ mạng” đã truyền nhau những câu nói “bất hủ” nghe khá buồn cười nhưng lại rất đúng: “Có lúc nào trên đường đời tấp nập, ta vô tình vấp phải F0". Câu thơ sửa từ lời bài thơ "Có khi nào" của Bùi Minh Quốc. “Chính chủ” của bài thơ chắc không thể ngờ một ngày nào đó “bản fake” lại nổi như cồn hơn cả câu nguyên bản “Có khi nào trên đường đời tấp nập/Ta vô tình đã đi lướt qua nhau” vốn đã rất nổi tiếng.

Hay câu “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy/Y tế phường chưa đến để chăng dây” cũng được chế từ câu “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy/Ta có thêm ngày nữa để yêu thương”. Đây vốn là câu thơ của tác giả Kahlil Gibran (1883-1931), một thi sĩ và họa sĩ người Mỹ gốc Liban. Những câu thơ này được trích trong tập thơ “Nhà tiên tri” (The Prophet) xuất bản năm 1923, năm 1993 được nhà văn Nguyễn Nhật Ánh dịch lại.

Những câu nói “đi vào lòng đất” ấy, vui thì vui thật nhưng nói lên thực tế rất phũ phàng, thậm chí rất khốc liệt rằng, dịch bệnh đang ẩn nấp, rình rập ở khắp mọi nơi. Với biến thể liên tục, sức lây lan mạnh mẽ, con virus nhỏ bé mà quái ác hoành hành đến mức có những ca bệnh không phát hiện ra nguồn lây. Như vậy, virus có thể ở khắp mọi nơi, phát tán trong không khí, bám trụ trên bề mặt, lây từ người sang người.

Ra đường bất chấp, vào bệnh viện gấp

Để cắt đứt nguồn lây của nó, quận giãn cách với quận, phường giãn cách với phường, nhà giãn cách với nhà, người giãn cách với người là cách làm hiệu quả hiện nay. "Có lúc nào trên đường đời lông nhông/Ta vô tình tông phải tay F1. Có những lúc ở công ty bận rộn/Ta vô tình cãi lộn đứa F2"...

Để đừng vấp F0, đừng tông F1, đừng cãi F2 và rồi F3, F4... thì tốt nhất là hạn chế ra đường, hạn chế xê dịch, tránh tối đa nơi tập trung đông người. Thế mà, lượng người đổ ra đường “như chưa hề có cuộc giãn cách” này khiến những người ở trong nhà lâu ngày nhìn thấy phát hoảng.

Chị Thúy (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết 4 ngày mình mới đi chợ một lần. Mỗi lần đi nhanh nhanh chóng chóng “như ăn cướp”.

“Dịch bệnh khiến người ta thay đổi. Trước kia “vui đâu chầu đấy” thì giờ thấy người là tránh xa, lảng xa, cố gắng đảm bảo khoảng cách 2m, hạn chế thấp nhất trao đổi, chuyện trò. Thế mà, trên đường đi chợ về, trong con phố nhỏ nhà tôi, nhìn lượng người vẫn đi rầm rập, tôi sợ toát mồ hôi. Cứ thế này thì biết bao giờ mới bình yên trở lại được”, chị Thúy than thở.

Đừng “kẻ đường thẳng” đến bệnh viện

Nhìn vào các ca bệnh được phát hiện mới vẫn có dấu hiệu tăng sau gần một tháng giãn cách, chúng ta có thể thấy, nguy cơ trong cộng đồng còn rất cao, việc tiếp xúc, đi lại là một trong những nguyên nhân chính gây ra điều đó.

Theo Công an Hà Nội, chỉ riêng từ 11h ngày 12/8 đến 11h ngày 13/8, phát hiện, lập hồ sơ tham mưu cho cấp có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm công tác phòng chống dịch 887 trường hợp, trong đó: Không đeo khẩu trang nơi công cộng: 72 trường hợp; Không tạm dừng kinh doanh: 11 trường hợp; Hành vi vi phạm khác: 804 trường hợp (không thực hiện biện pháp cách ly; Tập trung đông người; Ra khỏi nhà khi không cần thiết; Đeo khẩu trang không đúng quy cách....).

Nhìn vào những con số ấy, nhìn vào những bức ảnh mà báo chí phản ánh, nhìn vào những ca bệnh được phát hiện mới hàng ngày, con đường từ nhà đến bệnh viện điều trị Covid-19 rất gần, rất gấp quả không ngoa. Khoảng cách giữa các xe dừng đèn đỏ san sát, những chiếc khẩu trang đeo lỏng lẻo, hững hờ chỉ để đối phó lực lượng chức năng chứ không phải để bảo vệ bản thân không thể giúp chúng ta đảm bảo quy định cần thiết của phòng, chống dịch.

Chẳng biết những người này ra đường có lí do thực sự chính đáng không nhưng rõ ràng mật độ san sát như thế này không đảm bảo khoảng cách an toàn, rất dễ lây nhiễm dịch bệnh nếu chẳng may có F0 tại đây
Chẳng biết những người này ra đường có lí do thực sự chính đáng không nhưng rõ ràng mật độ san sát như thế này không đảm bảo khoảng cách an toàn, rất dễ lây nhiễm dịch bệnh nếu chẳng may có F0 tại đây

Những ngày này, với nhiều người, ra đường là bất đắc dĩ. Chị Hải (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) bảo gần tháng nay không nhìn thấy mặt hàng xóm nào. Bình thường ngày vài ba lần chạy sang nhà nhau chơi, hỏi han chuyện trò, giờ ngay cả đến cửa sổ, cánh cổng chị cũng đóng kín. “Ở nhà mãi cũng thành quen, mà vấn đề là bây giờ không phải quen hay không quen, quan trọng nhất vẫn là an toàn”, chị Hải nói.

Chẳng nói gì các trục đường to như Hoàng Minh Giám, ngã tư Sở, Lê Văn Lương… vẫn đông đúc vào lúc tan tầm, tại các con phố nhỏ, tiếp giáp giữa các phường, quận, nơi lực lượng chức năng không kiểm soát gắt gao, số người ung dung đi bộ hay đứng nửa trong nhà nửa vỉa hè tán chuyện với nhau vẫn xảy ra. Có những người vẫn xách xe đi loanh quanh… cho đỡ cuồng.

Hít thở không khí, giảm bí bách, ngắm phố ngắm phường… đều là những điều xa xỉ trong lúc này. Giãn cách thực sự hiệu quả ấy là lúc trong lòng mỗi người tự giác giãn cách với xã hội, với nhu cầu bản thân. “Giang hồ mạng” tiếp tục truyền nhau câu: “Chiến tranh thì Quân đội/Phạm tội thì Công an/Dịch bệnh tràn lan, thì ngành Y tế/Nhưng muốn khống chế/Thì ba ngành chung tay/Nếu muốn đánh bay (Covid-19)/Thì toàn dân phải hưởng ứng”.

Chỉ có sự hưởng ứng và ý thức của toàn dân, giãn cách triệt để thì mới cắt đứt được nguồn lây nhiễm, đảm bảo an toàn cho từng cá nhân, mỗi ngôi nhà, từng khu phố, toàn thành phố. Còn nếu vẫn còn những cá nhân ra đường, tụ tập đông người bất chấp mọi quy định, coi việc chống dịch, giãn cách là của người khác thì rất có thể chính chúng ta tự "kẻ đường thẳng" cho mình và người thân đến bệnh viện, khu cách ly, đẩy công cuộc phòng, chống dịch của toàn thành phố vào những nguy nan, thử thách chẳng biết đến bao giờ mới kết thúc.

Bài 3: Phát huy tinh thần Bài 3: Phát huy tinh thần "sống mãi với Thủ đô"
Bài 2: Những sẻ chia thắp sáng tình người trong dịch bệnh Bài 2: Những sẻ chia thắp sáng tình người trong dịch bệnh
Bài 1: Kiên quyết đấu tranh loại trừ phần tử xấu Bài 1: Kiên quyết đấu tranh loại trừ phần tử xấu

Đọc thêm

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội Văn học

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy" tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm). Với nhiều hoạt động hấp dẫn và bổ ích, hoạt động mang đến cho Nhân dân Thủ đô không gian phát triển văn hóa đọc lý tưởng.
Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ Thời trang - Làm đẹp

Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ

TTTĐ - Trong hành trình tìm kiếm vẻ đẹp tự nhiên và khỏe mạnh, muối hồng nổi lên như một kho báu từ lòng đất, mang đến vô vàn lợi ích tuyệt vời cho phái đẹp. Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, muối hồng còn là một liệu pháp chăm sóc da và sức khỏe toàn diện, được tin dùng từ xa xưa.
Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp Văn hóa

Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo về “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá, khu phát triển thương mại và văn hoá” với sự tham gia của trên 120 đại biểu.
Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc Nghệ thuật

Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc

TTTĐ - Đây là một trong những nội dung được Ban Tổ chức thông tin tới cơ quan báo chí trong buổi Họp báo các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 18/4, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội.
Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập Nghệ thuật

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

TTTĐ - Trong khuôn khổ của tham luận Hội thảo “Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội”, từ góc độ của một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn h và Thể thao Hà Nội, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám có các ý kiến tham góp về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá Văn hóa

Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá

TTTĐ - Không gian cảng sông Bát Tràng tạo điều kiện để các hộ kinh doanh, doanh nghiệp trong Khu phát triển thương mại văn hoá Bảo tàng sinh thái làng cổ Bát Tràng xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu gốm Bát Tràng, kể câu chuyện từ làng ra phố của Bát Tràng.
Đa dạng hóa mô hình tổ chức Trung tâm công nghiệp văn hóa Văn hóa

Đa dạng hóa mô hình tổ chức Trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Trung tâm công nghiệp văn hóa cần đa dạng hoá mô hình tổ chức, bao gồm cả công lập và ngoài công lập. Trong đó, đề nghị khuyến khích các mô hình ngoài công lập để phát huy tối đa khả năng sáng tạo và quản trị hiệu quả.
Bàn giải pháp tổ chức, quản lý hai mô hình phát triển văn hóa Văn hóa

Bàn giải pháp tổ chức, quản lý hai mô hình phát triển văn hóa

TTTĐ - Sáng nay (18/4), UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo giải pháp tổ chức hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hóa, khu phát triển thương mại và văn hóa.
“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc Văn học

“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy” từ ngày 18 - 20/4 tại Phố Sách Hà Nội nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố Sách Hà Nội, tôn vinh văn hóa đọc và phát triển phong trào đọc sách. Lễ khai mạc Hội sách diễn ra lúc 9h30 ngày 18/4 tại Phố Sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh Nghệ thuật

Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết về "Khu phát triển thương mại và văn hóa" nhằm tạo cơ chế đặc thù thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển thương mại, văn hóa và du lịch. Khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô mở đường cho hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội phát triển và trở thành một ngành kinh tế đầy tiềm năng. Văn bản pháp lý này khi được thông qua, đi vào thực tế chính là một "đường băng" rộng mở, tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh và vươn cao đúng như kì vọng.
Xem thêm