Rằm tháng Giêng 2021 vào ngày nào?
Tạm dừng thông quan hàng qua Trung Quốc đến hết rằm tháng giêng Lạng Sơn: Ngày Rằm tháng Giêng cùng lúc diễn ra 3 lễ hội độc đáo Gợi ý những món ngon cho mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng |
Rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng nguyên là ngày rằm đầu tiên của năm mới Âm lịch. Đây là một ngày Tết nằm trong hệ thống Thượng (rằm tháng Giêng) - Trung (rằm tháng 7) - Hạ nguyên (rằm tháng 10), có ý nghĩa tương ứng Tết hướng thiên cầu phúc - địa quan xá tội - thủy quan giải ách.
Từ xa xưa, các cụ đã có câu "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng" hay "cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng" để nói về tầm quan trọng của ngày rằm đầu tiên trong năm. Rằm tháng Giêng còn được coi là ăn Tết lần 2 của người Việt.
Rằm tháng Giêng 2021 rơi vào ngày 26/2/2021 |
Rằm tháng Giêng 2021 diễn ra vào ngày 15 tháng 1 năm Tân Sửu Âm lịch (ngày Ất Tỵ, ngũ hành Hỏa, ngày Hoàng đạo), tức thứ Sáu ngày 26/2/2021. Các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn để cúng gia tiên và thần linh để cầu mong một năm tốt lành, gia đạo bình ổn, quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.
Với người theo đạo Phật, ngày rằm tháng Giêng còn được coi là ngày Vía Phật. Cứ đến ngày này hàng năm, Phật tử sẽ đến bái Phật, cầu xin mọi sự may mắn.
Người Việt thường tiến hành lễ cúng rằm tháng Giêng vào chính rằm (ngày 15/1 Âm lịch), giờ Ngọ (từ 11 giờ đến 13 giờ). Theo phong tục xưa, đây là thời điểm trăng sáng nhất năm, Đức Phật giáng lâm, gia ân độ trì chúng sinh. Nếu gia chủ thành tâm cầu khấn ắt sở cầu như nguyện, cả năm bình an, may mắn.
Tuy nhiên, ngày nay nhiều gia đình đã cúng rằm tháng Giêng theo giờ giấc linh hoạt tùy điều kiện thực tế. Nếu gia đình có việc bận rộn thì có thể cúng trước ngày 15, từ ngày 13 đến ngày 14. Thời điểm cúng cũng không quá bắt buộc, miễn là trước 19 giờ ngày 15/1 Âm lịch.