Tag

RealStake có đang “dối trá” về việc được các ngân hàng bảo lãnh?

Đường dây nóng 08/10/2020 14:14
aa
TTTĐ - RealStake quảng cáo là có kết hợp với một số ngân hàng để đảm bảo 100% số tiền đầu tư cho khách hàng. Tuy nhiên, thực tế có phải như vậy?
Bất động sản mua chung RealStake: Mật ngọt hay trái đắng?

Trước đó, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đăng bài: “Bất động sản mua chung RealStake: Mật ngọt hay trái đắng?”, đề cập đến mô hình kinh doanh bất động sản mua chung RealStake (Công ty Cổ phần Real Stake Việt Nam - địa chỉ tại số 222 Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3, TP HCM) với rất nhiều bất cập về hình thức đầu tư, cam kết lợi nhuận và cả những rủi ro của khách hàng. Trong quá trình điều tra, xác minh về mô hình đầu tư được giới thiệu hoàn toàn mới này, chúng tôi còn phát hiện ra những thông tin mà phía RealStake có dấu hiệu “dối trá” khách hàng.

Đó là việc các tư vấn viên, trên website của RealStake và một số bài viết quảng bá về hình thức đầu tư này đều khẳng định rằng RealStake được các ngân hàng có uy tín trong nước bảo lãnh bằng cách phát hành chứng thư. Tuy nhiên, sự thật có như vậy?

Hình thức kinh doanh bất động sản RealStake được quảng cáo với nhiều ưu thế vượt trội
Hình thức kinh doanh bất động sản RealStake được quảng cáo với nhiều ưu thế vượt trội

Cụ thể, khi hỏi về việc khoản đầu tư của mình vào RealStake có được đảm bảo hay không, chúng tôi đã nhận được câu trả lời “mát lòng” từ các tư vấn viên của công ty này. Một tư vấn viên cho biết, RealStake đã ký quỹ tại các ngân hàng đối tác, ví dụ cụ thể là Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) để bảo lãnh toàn bộ phần đầu tư của khách hàng.

Khách hàng có nhu cầu bảo lãnh sẽ đóng phí bảo lãnh 1%/năm trên giá trị đầu tư. Ngân hàng Bản Việt sẽ cấp 1 chứng thư bảo lãnh riêng để bảo lãnh cho hợp đồng giữa khách hàng và RealStake được thực hiện đúng.

Tuy nhiên, khi tìm hiểu thông tin từ phía Ngân hàng Bản Việt thì câu trả lời lại hoàn toàn khác. Đại diện truyền thông của Ngân hàng Bản Việt cho biết, phía ngân hàng chỉ ký duy nhất 1 chứng thư bảo lãnh cho Công ty Real Stake Việt Nam căn cứ trên giấy đề nghị bảo lãnh kiêm hợp đồng bảo lãnh số 0692000008500 ngày 16/3/2020 của bà T (đề nghị giấu tên) ngụ tại quận Bình Thạnh (TP HCM).

Thông tin quảng cáo về chính sách mới của RealStake với cam kết lợi nhuận 9.1%/năm
Thông tin quảng cáo về chính sách mới của RealStake với cam kết lợi nhuận 9,1%/năm

Phía Bản Việt nhấn mạnh, chỉ bảo lãnh cho Công ty Real Stake Việt Nam chứ không bảo lãnh cho mô hình kinh doanh của RealStake và bên thứ 3 (khách hàng của RealStake).

Phía Bản Việt từ chối cung cấp con số cụ thể. Tuy nhiên, theo nội dung trên 1 chứng thư thì Ngân hàng Bản Việt đồng ý phát hành thư bảo lãnh này và khẳng định sẽ thay mặt bên được bảo lãnh (Real Stake Việt Nam - PV) chịu trách nhiệm thanh toán cho bên nhận bảo lãnh (bà T - PV) trong phạm vi số tiền được bảo lãnh tối đa chưa đến 22 triệu đồng.

Bản Việt cũng khẳng định không cấp chứng thư bảo lãnh cho bất cứ khách hàng nào của RealStake.

Ngân hàng Bản Việt cho biết, phía ngân hàng chỉ ký duy nhất 1 chứng thư bảo lãnh cho Công ty Real Stake Việt Nam căn cứ trên giấy đề nghị bảo lãnh kiêm hợp đồng bảo lãnh số 0692000008500 ngày 16/3/2020
Ngân hàng Bản Việt cho biết, phía ngân hàng chỉ ký duy nhất 1 chứng thư bảo lãnh cho Công ty Real Stake Việt Nam căn cứ trên giấy đề nghị bảo lãnh kiêm hợp đồng bảo lãnh số 0692000008500 ngày 16/3/2020

Điều lạ là sau khi phóng viên đặt lịch làm việc với Công ty Real Stake Việt Nam, trong đó có nêu những vấn đề liên quan việc Ngân hàng Bản Việt bảo lãnh thì mọi thông tin liên quan đến việc này đã bị xóa sạch trên website của RealStake. Thay thế vào đó là một số tên ngân hàng khác được giới thiệu sẽ bảo lãnh cho các khách hàng của RealStake với hình thức không khác gì như cách họ quảng cáo với Ngân hàng Bản Việt trước đây.

Trước nội dung trên, thông tin với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, đại diện phía Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) khẳng định giữa họ và phía Công ty Cổ phần Real Stake Việt Nam không có bất cứ ký kết nào về việc phát hành chứng thư bảo lãnh trên cả. Ngoài ra, đại diện một ngân hàng khác cũng phủ nhận về thông tin bảo lãnh trên.

Thay thế vào đó là một số tên ngân hàng khác được giới thiệu sẽ bảo lãnh cho các khách hàng của RealStake với hình thức không khác gì như cách họ quảng cáo với Bản Việt trước đây
Thay thế Bản Việt là một số tên ngân hàng khác được giới thiệu sẽ bảo lãnh cho các khách hàng của RealStake với hình thức không khác gì như cách họ quảng cáo với Ngân hàng Bản Việt trước đây

Có thể thấy rằng, nếu đúng như những phản hồi trên, phía Real Stake Việt Nam đang có nhiều dấu hiệu “lấp liếm”, thậm chí “dối trá” trong việc các nhà đầu tư vào mô hình kinh doanh của mình được bảo lãnh từ các ngân hàng có uy tín trong nước. Liệu các nhà đầu tư có thể đặt niềm tin vào mô hình kinh doanh bất động sản hoàn toàn mới này, khi mà những gì “hé lộ” cho thấy họ đang “tiền hậu bất nhất”.

Nhiều bạn trẻ đang tìm hiểu tham gia hình thức kinh doanh mua chung bất động sản này
RealStake đưa ra nhiều chính sách "hấp dẫn", thu hút nhiều bạn trẻ tìm hiểu tham gia hình thức kinh doanh mua chung bất động sản này

Liên quan vụ việc, phóng viên cũng đã trực tiếp đặt lịch làm việc với Công ty Cổ phần Real Stake Việt Nam, tuy nhiên đã hơn 1 tháng qua vẫn chưa nhận được phản hồi từ đơn vị này, với lý do: “Lãnh đạo công ty đang ở Mỹ, chưa sắp xếp chuyến bay về Việt Nam được vì dịch Covid-19”.

Ngoài những vấn đề như đã đặt ra nêu trên, chúng tôi còn phát hiện nhiều bất cập trong việc vận hành của mô hình mua chung bất động sản RealStake.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin.

Đọc thêm

Lùm xùm tại Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt Đường dây nóng

Lùm xùm tại Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt

TTTĐ - Cho rằng những lùm xùm liên quan đến Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt thời gian qua như việc kiểm tra thuế, chuyển trụ sở cơ sở 1 khi chưa được cấp phép…có thể ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của tập đoàn và quyền lợi của cổ đông, nhiều người trong số đó đã có đơn đề nghị triệu tập đại hội cổ đông bất thường để làm rõ sự việc.
Thông tin mới vụ công ty đem cấp đất Nhà nước cho công nhân Bạn đọc

Thông tin mới vụ công ty đem cấp đất Nhà nước cho công nhân

TTTĐ - Liên quan đến việc Công ty TNHH MTV 732 (Công ty 732) cấp đất trái quy định, trái thẩm quyền cho người dân xảy ra tại xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi. Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng) đã có văn bản phản hồi gửi Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Kon Tum về vụ việc.
Kon Tum: Khẩn trương xử lý hành vi lấn chiếm đường dân sinh Bạn đọc

Kon Tum: Khẩn trương xử lý hành vi lấn chiếm đường dân sinh

TTTĐ – Vụ việc Công ty TNHH MTV 732 cấp đất trái quy định, trái thẩm quyền cho hộ ông Ngô Sỹ Ngạn đã được Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Kon Tum chỉ đạo các cơ quan ban ngành xử lý dứt điểm. Tuy nhiên, đến nay hộ ông Ngô Sỹ Ngạn vẫn chưa chấp hành bàn giao đất lại cho Nhà nước quản lý theo quy định.
Bài 4: Khẩn trương sửa chữa các biển báo giao thông hư hỏng trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi Đường dây nóng

Bài 4: Khẩn trương sửa chữa các biển báo giao thông hư hỏng trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

TTTĐ - Đoàn công tác yêu cầu VEC thực hiện ngay việc sửa chữa các biển báo để đảm bảo an toàn, thuận lợi cho người tham gia giao thông trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Hàng loạt khách hàng “tố” Công ty Cổ phần Sunbay Ninh Thuận Đường dây nóng

Hàng loạt khách hàng “tố” Công ty Cổ phần Sunbay Ninh Thuận

TTTĐ - Hàng loạt khách hàng đã đồng loạt tố cáo Công ty Cổ phần Sunbay Ninh Thuận - chủ đầu tư dự án Sunbay Park Hotel & Resort (phường Mỹ Bình, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) với nhiều nội dung liên quan dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng, chậm bàn giao căn hộ…
Quảng Nam: Chuyện "cấm đường" vô lý cạnh trạm BOT Đường dây nóng

Quảng Nam: Chuyện "cấm đường" vô lý cạnh trạm BOT

TTTĐ - Đường ĐH15 đã được sửa chữa, thảm nhựa nhưng các phương tiện ô tô vẫn bị cấm lưu thông để ra vào quốc lộ 1 qua phường Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn.
Bài 3: Xuất hiện nhiều biển báo "trắng" trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi Bạn đọc

Bài 3: Xuất hiện nhiều biển báo "trắng" trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

TTTĐ - Với tốc độ cho phép phương tiện chạy tối đa 120 km/h trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, nhiều biển báo hiệu đường bộ rách nát “trắng” thông tin, khiến người điều khiển phương tiện không nắm được thông tin phía trước, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam “vướng” nhiều phản ánh từ người lao động Nhịp sống phương Nam

Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam “vướng” nhiều phản ánh từ người lao động

TTTĐ - Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam và người lao động đang trong quá trình giải quyết các phản ánh liên quan tới việc chấm dứt hợp đồng lao động, điều chỉnh chức danh nghề nghiệp trong bảo hiểm xã hội, về hưu sớm…
Đất công nhưng tiền chảy vào “túi ông" Đường dây nóng

Đất công nhưng tiền chảy vào “túi ông"

TTTĐ - Gần 10.000m2 đất công nằm ở vị trí “vàng” thuộc phường Cổ Nhuế 2 đang được biến thành sân bóng, chỗ trông xe thu lợi bất chính nhưng chính quyền lại nói không hề hay biết.
Công trình mới đưa vào vận hành thang máy đã hư hỏng Đường dây nóng

Công trình mới đưa vào vận hành thang máy đã hư hỏng

TTTĐ - Hệ thống thang máy tại Trung tâm y tế quận Sơn Trà bị "tê liệt" một phần mặc dù chưa được chủ đầu tư bàn giao chính thức theo quy định.
Xem thêm