Tag
Bảo vệ môi trường sống

Rèn ý thức nhỏ - Tạo hiệu quả lớn

Môi trường 28/08/2023 09:00
aa
TTTĐ - Thời gian qua, nhiều quận nội thành Hà Nội đã thực hiện đều đặn ngày thứ Bảy dọn dẹp vệ sinh môi trường; Các tổ chức đoàn thực hiện “Ngày Chủ nhật xanh”. Đây là những hoạt động tuy nhỏ, nhưng hết sức ý nghĩa để góp phần bảo vệ môi trường sống. Trong quá trình dọn dẹp, mọi người đều ý thức phân loại rác thải, biến rác thành “tài nguyên”; Gần đây nhất là góp phần vào việc phòng ngừa dịch bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp ở Hà Nội.
Thay đổi từ hành động nhỏ, gặt hái được lợi ích lớn Tiết kiệm nước - Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn Tiết kiệm nước sạch - hành động nhỏ, ý nghĩa lớn

Bài 1: Tiếng chổi, tiếng nói cười và ngày cuối tuần ý nghĩa

Môi trường sống của chúng ta đang ngày càng bị ô nhiễm không chỉ do lượng nguồn tài nguyên đang ngày càng bị khai thác quá mức; Nhiều loại hình sản xuất gây ô nhiễm môi trường, thải hóa chất, các chất độc hại khó phân hủy ra môi trường mà còn bởi ý thức của con người chưa tốt trong vấn đề này.

Cái hẹn cuối mỗi tuần

Tại Hội thảo khoa học góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), TS Nguyễn Quốc Phi (Trường Đại học Mỏ - Địa chất) đã có tham luận góp ý Dự thảo Luật. Trên cơ sở những con số, cách phân tích của TS Phi, vấn đề bảo vệ môi trường ở một đô thị như Thủ đô Hà Nội thật sự rất cấp bách. Theo kết quả thống kê, trung bình mỗi ngày có khoảng 7.000 tấn chất thải sinh hoạt, trong đó có 10-15% không được thu gom, xử lý mà vứt tại các kênh, rạch hay các khu đất trống trong địa bàn TP. Lượng rác thải này đủ để gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, tổng lượng nước thải hằng ngày của TP Hà Nội vào khoảng 320.000m3, trong đó có tới 1/3 là nước thải công nghiệp. Trên thực tế, đã có những con sông ở Hà Nội trở thành dòng sông chết như sông Tô Lịch… ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người dân khu vực.

“Phát triển Thủ đô phải gắn với bảo vệ môi trường” - TS Phi khẳng định.

Để ngăn chặn, giảm nguồn phát sinh ô nhiễm, TP Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường, như Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 31/5/2017 của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo”... đã đề cập đến nhiều lĩnh vực, từ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đến xác định cụ thể các “điểm đen”, khu vực ô nhiễm môi trường; Xử lý ô nhiễm và kiểm soát các nguồn xả thải...

Từ việc phân công rõ trách nhiệm cho các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, nhất là các quận nội thành, mà mỗi tổ chức lại có cách làm riêng, phù hợp với đặc thù của mình.

Tính từ năm 2017 đến nay, các cơ quan quản lý môi trường đã xử phạt vi phạm về bảo vệ môi trường 6.025 cơ sở, với số tiền hơn 63 tỷ đồng. Thanh tra Sở Xây dựng xử phạt hơn 53.000 công trình gây ô nhiễm môi trường với số tiền gần 100 tỷ đồng...

Người dân Cầu Giấy quét dọn từ nhà ra ngõ
Người dân Cầu Giấy quét dọn từ nhà ra ngõ

Ở mỗi quận nội thành Hà Nội, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là huy động sự chung tay, góp sức của Nhân dân trong việc bảo đảm đường phố luôn sáng, xanh, sạch đẹp, UBND quận Cầu Giấy đã phát động chương trình dọn dẹp vệ sinh môi trường tại gần 300 tổ dân phố trên địa bàn.

Theo đó, “đến hẹn lại lên” vào sáng thứ Bảy hàng tuần, người dân tại các tổ dân phố ở Cầu Giấy lại đồng loạt xuống đường dọn dẹp vệ sinh môi trường, bóc xóa quảng cáo rao vặt bị dán sai quy định gây mất mỹ quan đô thị. Đến nay, sau nhiều triển khai, phong trào dọn dẹp vệ sinh môi trường ngày cuối tuần đã đi vào nền nếp và ngày càng thu hút được đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia.

Người dân phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng quét dọn đường phố từ sáng sớm
Người dân phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng quét dọn đường phố từ sáng sớm

Còn tại quận Hai Bà Trưng, khi loa truyền thanh lúc 6h30 phát tiếng chào, trên các tuyến phố, tổ dân phố đã huy động Nhân dân tổng dọn vệ sinh môi trường. Đầu tiên thực hiện tổng vệ sinh trước cửa nhà, sau đó tiến hành vệ sinh, phát quang, dọn dẹp tại tất cả các tuyến đường, khu trung tâm trên địa bàn; Làm đến đâu cấp ủy, chính quyền phường đã vận động Nhân dân xử lý rác thải đến đó bằng hình thức thu gom, quét dọn, tiêu hủy.

Với mục tiêu xây dựng quận trở thành trung tâm dịch vụ du lịch, văn hóa của Thủ đô, quận Tây Hồ đã xác định công tác bảo đảm vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị là một trong những nhiệm vụ then chốt để thu hút Nhân dân, khách du lịch đến và quay trở lại với quận.

Do đó, cùng với việc thường xuyên tổ chức các đợt ra quân bảo đảm vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị, quận Tây Hồ đã phát động, duy trì có hiệu quả chương trình dọp dẹp vệ sinh môi trường vào chiều thứ Sáu, sáng thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần với sự tham gia của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức và người dân trên địa bàn.

Người dân quận Tây Hồ chung tay quét dọn đường phố
Người dân quận Tây Hồ chung tay quét dọn đường phố

Đặc biệt, để giữ lửa cho phong trào, quận Tây Hồ đã yêu cầu các phường tổ chức chấm điểm hàng tuần, căn cứ vào những kết quả đó, UBND phường sẽ họp đánh giá thi đua, xếp loại các tổ dân phố. Nhờ đó, đến thời điểm này, phong trào dọn dẹp vệ sinh môi trường ngày cuối tuần tại quận Tây Hồ vẫn giữ được “nhiệt” như những ngày đầu, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm môi trường sống, mỹ quan đô thị…

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cũng từng khẳng định: TP Hà Nội lựa chọn thông điệp “Chung tay hành động vì Hà Nội xanh” với mong muốn huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, các tổ chức và toàn thể Nhân dân Thủ đô cùng đóng góp nguồn lực, công sức để thực hiện các giải pháp xanh hóa Thủ đô, theo hướng phát triển bền vững và trở thành thành phố khỏe mạnh và đáng sống.

Dọn dẹp đường phố hôm nay vì môi trường ngày mai

Vệ sinh môi trường rất cần thiết trong cuộc sống của chúng ta và có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Có một môi trường sống lành mạnh cùng với sức khỏe tốt là điều ai cũng muốn. Đảm bảo vệ sinh môi trường chính là đảm bảo cho cư dân cuộc sống trong lành, khỏe mạnh.

Việc tăng cường công tác vệ sinh đối với môi trường trên địa bàn TP Hà Nội được tập trung vào các nhiệm vụ: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, cộng đồng trong việc giữ gìn, bảo đảm vệ sinh cho môi trường TP; Thực hiện tốt công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải; Công tác thu dọn, vận chuyển, xử lý đất thải, phế thải xây dựng; Thực hiện các giải pháp giảm bụi bẩn trên đường phố; Xây dựng, lắp đặt bổ sung và đảm bảo hiệu quả hoạt động của các nhà vệ sinh công cộng; Tổ chức các đợt tăng cường vệ sinh trong môi trường, lựa chọn một số tuyến phố, khu vực để làm “điểm”; Thực hiện đồng bộ công tác vệ sinh môi trường với đảm bảo trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông và chỉnh trang đô thị.

Trách nhiệm chung là vậy, song thực tế đã cho thấy, nếu mỗi người dân có ý thức bảo vệ môi trường, đảm bảo môi trường sạch sẽ, thoáng mát ở khu vực mình sinh sống đã là hành động thiết thực nhất để chung tay vì Thủ đô sạch đẹp.

Cả hệ thống chính trị từ quận đến phường của Tây Hồ vào cuộc để tổ chức các hoạt động vì môi trường sống
Cả hệ thống chính trị từ quận đến phường của Tây Hồ vào cuộc để tổ chức các hoạt động vì môi trường sống

Với nhiều năm công tác trong lĩnh vực y tế, ông Thẩm Ngọc Trung, Trưởng phòng Y tế quận Tây Hồ đã chỉ ra một số công việc cần phải có trong cuộc sống để phát huy vai trò của công tác bảo vệ môi trường của mỗi người dân đó là: Mỗi gia đình cần có một thùng rác có nắp đậy với kích cỡ thích hợp; Thường xuyên tiến hành dọn dẹp và bảo trì máng rác và họng rác. Rác tích tụ trên bề mặt của hành lang, mái nhà, sân… cũng cần được dọn dẹp ngay để tránh gây tắc nghẽn đường cống; Cần xử lý ngay các dấu hiệu tắc nghẽn trên. Các khu vực của tòa nhà như mái nhà, giếng trời, vườn và khối đế cũng cần được kiểm tra thường xuyên để tránh nước tù đọng và loại bỏ nơi trú ngụ của muỗi. Các vật dụng có cạnh sắc nhọn hoặc có tính chất nguy hiểm phải được đóng gói và xử lý riêng. Các loại rác thải như báo cũ, nhựa, kim loại, chai nhựa cũng như các vật liệu tương tự khác phải được phân loại cho mục đích tái chế…

Không thể phủ nhận, từ những hành động tưởng chừng rất nhỏ của mỗi người dân, mỗi bạn thanh niên, môi trường, bộ mặt đô thị của Thủ đô đã có sự đổi thay. Trước hết đó là sự đồng thuận trong các giới, tầng lớp Nhân dân, cơ sở tôn giáo trên địa bàn, góp phần từng bước thay đổi hành vi, thói quen, ý thức bảo vệ môi trường, tỷ lệ hộ dân tham gia phân loại chất thải rắn tại nguồn ngày càng tốt hơn, giảm đáng kể tình trạng xả rác ra đường phố, nơi công cộng và hình thành nhiều công trình sạch, xanh, thân thiện môi trường hơn.

Theo con số mới nhất được chuyên gia trong lĩnh vực này - TS Nguyễn Quốc Phi đưa ra, hiệu quả nổi bật của hoạt động bảo vệ môi trường ở Thủ đô thời gian qua là: Tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt, chất thải y tế đạt gần 100%; Cơ bản xử lý xong ô nhiễm nguồn nước tại các hồ trong nội thành. Hà Nội hoàn thành đưa vào vận hành 35 trạm quan trắc không khí tự động để làm căn cứ triển khai các giải pháp xử lý ô nhiễm… Đặc biệt, Hà Nội đã xóa được 96,23% lượng bếp than tổ ong; Giảm từ 70 - 90% số vụ đốt rơm rạ sau thu hoạch…

Đọc thêm

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt Xã hội

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt

TTTĐ - Công ty CP Miền Trung cho rằng đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế thuê đất tại khu vực mỏ vàng G60, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam từ năm 2008.
Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 180mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn.
Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất Môi trường

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599/TB-BTNMT ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C Xã hội

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới từ tối 19/11.
3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu Xã hội

3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).
Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới Môi trường

Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.
Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường Môi trường

Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

TTTĐ - Chiều 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP đã thông qua quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Hà Nội.
Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường Môi trường

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 3803/UBND-TNMT về việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố.
Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm Môi trường

Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 tiếp tục di chuyển vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm.
Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường Môi trường

Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường

TTTĐ - Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành từ lâu đã trở thành vấn đề "báo động đỏ". Với các chính sách đặc thù, Luật Thủ đô năm 2024 sẽ mở ra cơ hội giúp làng nghề của Thủ đô phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Xem thêm