Tag

Tiết kiệm nước - Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn

Môi trường 23/03/2023 19:24
aa
TTTĐ - Ngày nước thế giới năm 2023 có chủ đề “Thúc đẩy sự thay đổi”, kêu gọi cộng đồng cùng thực hiện các chương trình hành động bảo vệ tài nguyên nước, thay đổi cách thức sử dụng, khai thác và quản lý nước trong cuộc sống hàng ngày.
Giải "cơn khát" nước sạch tại các huyện ngoại thành Hà Nội Nguồn nước trong lành, quanh năm khỏe mạnh Phê duyệt danh mục 3.164 hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn thành phố Hà Nội

Tình trạng thiếu nước sẽ diễn ra nghiêm trọng nếu không được kiểm soát

Theo thống kê sơ bộ trên toàn quốc, nguồn nước ở Việt Nam hiện đang được khai thác phục vụ cho các mục đích sử dụng khoảng 84 tỷ m3/năm, trong đó từ nước dưới đất khoảng 3,8 tỷ m3/năm (tương đương 10,5 triệu m3/ngày), nước mặt khai thác sử dụng khoảng 80,6 tỷ m3/năm (221 triệu m3/ngày).

Việc khai thác, sử dụng tập trung chủ yếu vào 7 - 9 tháng mùa khô; Trong đó trên 80% lượng nước được sử dụng cho mục đích nông nghiệp (khoảng 65 tỷ m3/năm) và cơ cấu sử dụng nước đang có xu hướng tăng dần cho công nghiệp, thủy sản và sinh hoạt. Dự báo đến năm 2030 nhu cầu nước khoảng 122 tỷ m3/năm, tăng 1,5 lần so với hiện nay, tình trạng thiếu nước diễn ra nghiêm trọng nếu không được kiểm soát.

Thay đổi cách thức sử dụng nước trong cuộc sống hàng ngày
Tình trạng thiếu nước sẽ diễn ra nghiêm trọng nếu không được kiểm soát

Hiện nay, một số địa phương vẫn còn khó khăn trong việc tiếp cận nguồn nước sạch, an toàn. Theo dự báo, có 11/16 lưu vực sông chính của Việt Nam sẽ đối mặt với tình trạng căng thẳng về nước, đặc biệt là trên 4 lưu vực sông chính: sông Hồng - Thái Bình, sông Cửu Long, sông Đồng Nai và sông Đông Nam Bộ.

Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Việt Nam là nước có hiệu quả sử dụng nước thấp. Cụ thể các ngành như: Nông nghiệp là ngành sử dụng nước lớn nhất, tuy nhiên hiệu quả sử dụng nước cũng thấp nhất.

Các đô thị ngày càng tăng trong khi tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả vẫn còn phổ biến. Tỷ lệ thất thoát nước cho cấp nước đô thị và nông thôn còn ở mức cao (khoảng 25%), công suất khai thác nước thực tế còn thấp hơn rất nhiều so với năng lực thiết kế, nhất là khai thác nước trong thủy lợi, nông nghiệp. Hầu hết các hệ thống công trình thủy lợi đều chưa khai thác đạt năng lực thiết kế (chỉ ở mức từ 50 đến 90%) tùy theo từng khu vực. Trong khi, việc điều tiết nước, hiệu quả sử dụng nước thấp, chưa tiết kiệm, thất thoát nước còn lớn (trong thủy lợi khoảng 30%).

Đối với hệ thống thủy lợi, hệ thống kênh mương dẫn nước mới chỉ bê tông hóa các hạng mục đầu mối quan trọng, hầu hết hệ thống đấu nối ra đồng ruộng là các kênh đất, được xây dựng từ khá lâu, trình độ khoa học công nghệ còn thấp nên thất thoát nước còn lớn và rất khó kiểm soát. Hầu hết hệ thống kênh dẫn đang sử dụng hiện nay là kênh hở nên việc bốc hơi nước trong điều kiện mùa khô là cao.

Nhiều hồ được xây từ rất lâu nên công nghệ sử dụng lạc hậu, chủ yếu là đập đất; Hạ tầng đấu nối đi kèm không thể tương thích cũng làm giảm hiệu quả hoạt động của công trình. Nhiều hồ không thể tích được đủ nước theo dung tích thiết kế, thậm chí không thể tích nước, mất an toàn... nên cũng ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác, sử dụng nước.

Bắt đầu từ những hành động nhỏ để thúc đẩy những thay đổi lớn

Để nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện xây dựng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) tập trung vào 4 chính sách đã được Quốc hội thông qua tại Nghị Quyết số 50/2022/QH15 ngày 13/6/2022, gồm: Bảo đảm an ninh nguồn nước; Xã hội hóa ngành nước; Kinh tế tài nguyên nước; Bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống tác hại do nước gây ra và đề xuất sửa đổi bổ sung một số chính sách khác. Theo đó, Bộ đã nghiên cứu, bổ sung những quy định mới nhằm nâng cao hiệu quả trong trong khai thác, sử dụng nước và quản lý nguồn nước hiệu quả hơn.

Thay đổi cách thức sử dụng nước trong cuộc sống hàng ngày

Bên cạnh đó, hưởng ứng Ngày nước thế giới năm 2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tuyên truyền hưởng ứng thông điệp “Thúc đẩy sự thay đổi” qua các khẩu hiệu tuyên truyền: Tiết kiệm nước để bảo vệ hành tinh của chúng ta; Tiết kiệm nước phải là ưu tiên hàng đầu của chúng ta; Tiết kiệm nước hôm nay là tiết kiệm nước cho tương lai; Hãy bắt đầu từ những hành động nhỏ để thúc đẩy những thay đổi lớn...

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang triển khai các hoạt động như: Hướng dẫn gửi các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp… tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày nước thế giới (kết hợp với Ngày khí tượng thế giới năm 2023) với quy mô tinh gọn, tập trung vào các hoạt động truyền thông hưởng ứng...

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng xây dựng phóng sự về Ngày nước thế giới đề cập đến những điểm mới của Luật Tài nguyên nước sửa đổi, các giải pháp khai thác, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước; Tổ chức, tham gia các tọa đàm về lĩnh vực tài nguyên nước và biến đổi khí hậu

Thông điệp của Ngày nước thế giới năm 2023 đã nhấn mạnh vai trò của nước là nền tảng cho tất cả các khía cạnh trong cuộc sống và là cốt lõi của sự phát triển bền vững ở mỗi quốc gia; Đồng thời hướng đến giải quyết cuộc khủng hoảng về nước và vệ sinh môi trường trên toàn cầu; Qua đó, kêu gọi cộng đồng cùng thực hiện các chương trình hành động bảo vệ tài nguyên nước, thay đổi cách thức sử dụng, khai thác và quản lý nước trong cuộc sống hằng ngày.

Với mỗi chúng ta, cần phải có những hành động trách nhiệm để có thể góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên nước. Đó là không đổ chất thải thực phẩm, dầu thải, thuốc, hóa chất xuống nhà vệ sinh hoặc cống rãnh gia đình; Quản lý chất thải thông qua các nhà máy xử lý rác thải; Tham gia trồng nhiều cây xanh; Khai thác, sử dụng nguồn nước theo đúng khuyến cáo, chỉ dẫn khoa học; Tìm nguồn nước, bảo vệ nguồn nước và chia sẻ nguồn nước hợp lý;... Hay như cách mà cán bộ, chiến sĩ nơi biên giới, hải đảo vẫn thường làm là tắm tiết kiệm nước hơn, không để lãng phí nước trong sinh hoạt và tận dụng mọi nguồn nước có thể để chăm sóc cây xanh. Hãy bắt đầu từ những hành động nhỏ để thúc đẩy những thay đổi lớn!

Đọc thêm

Điện Thái Hòa di tích đầu tiên đạt tiêu chuẩn công trình xanh LOTUS Môi trường

Điện Thái Hòa di tích đầu tiên đạt tiêu chuẩn công trình xanh LOTUS

TTTĐ - Điện Thái Hòa - công trình kiến trúc biểu tượng của triều Nguyễn, chính thức nhận chứng nhận công trình xanh LOTUS do Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam trao tặng.
Lan tỏa sức mạnh cộng đồng nhân Ngày Trái Đất 2025 Môi trường

Lan tỏa sức mạnh cộng đồng nhân Ngày Trái Đất 2025

TTTĐ - Sáng kiến “Làm sạch Trái Đất” tại biển Phước Hải thu hút gần 200 tình nguyện viên cùng thu gom hơn 420kg rác thải nhựa, góp phần hồi sinh vẻ đẹp đại dương và nuôi dưỡng ý thức sống xanh.
Công ty Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc bị phạt gần 1 tỷ đồng Môi trường

Công ty Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc bị phạt gần 1 tỷ đồng

TTTĐ - Với hàng loạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Công ty Cổ phần Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc bị UBND tỉnh Đồng Nai xử phạt tổng số tiền gần 1 tỷ đồng.
Doanh nghiệp ồ ạt tuồn chất thải vào vùng giáp ranh Quảng Nam Môi trường

Doanh nghiệp ồ ạt tuồn chất thải vào vùng giáp ranh Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Quang Nguyễn ngang nhiên cắm bảng "tiếp nhận giá hạ miễn phí" nhưng bản chất là tiếp nhận chất thải tại Cụm công nghiệp Cẩm Sơn.
Bà Rịa - Vũng Tàu quyết liệt trong phòng, chống vi phạm IUU Môi trường

Bà Rịa - Vũng Tàu quyết liệt trong phòng, chống vi phạm IUU

TTTĐ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đề xuất truy tố 7 vụ án hình sự vi phạm trong khai thác, truy xuất nguồn gốc đánh bắt thủy, hải sản trên biển.
Điện máy Xanh kết hợp cùng địa phương mang đến giải pháp nước sạch Nhịp sống phương Nam

Điện máy Xanh kết hợp cùng địa phương mang đến giải pháp nước sạch

TTTĐ - Điện máy Xanh từng bước thực hiện cam kết "phủ xanh nước sạch đến mọi gia đình Việt" bằng việc phối hợp cùng chính quyền địa phương tổ chức "Ngày hội máy lọc nước", với điểm đến đầu tiên tại Tiền Giang.
Hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm về tăng trưởng xanh, bền vững Môi trường

Hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm về tăng trưởng xanh, bền vững

TTTĐ - Sáng 16/4, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy tiếp và làm việc với bà Quách Phương, Thứ trưởng Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc nhân dịp Thứ trưởng tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G).
Nhiệt độ tại Bắc Bộ cao nhất 33 độ C Môi trường

Nhiệt độ tại Bắc Bộ cao nhất 33 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 16/4, nhiều khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C, chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng trong mưa dông khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Hà Nội không mưa, trưa chiều trời nắng Môi trường

Hà Nội không mưa, trưa chiều trời nắng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 15/4, nhiều khu vực ngày nắng, chiều tối có mưa dông, riêng Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng với nền nhiệt có nơi trên 35 độ C.
“Hoa và Rác” đến Hà Nội truyền thông điệp bảo vệ môi trường Môi trường

“Hoa và Rác” đến Hà Nội truyền thông điệp bảo vệ môi trường

TTTĐ - Sau thành công vang dội tại Thành phố Hồ Chí Minh và Huế, chương trình nghệ thuật “Hoa và Rác” với thông điệp mạnh mẽ về bảo vệ môi trường đã đến Hà Nội với hai đêm diễn tại Nhà hát Lớn. Đêm nhạc quy tụ 120 nghệ sĩ đến từ Feelings Art House ở thành phố Hồ Chí Minh cùng sự tham gia của nhóm sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
Xem thêm