Tag

Sáng kiến đối tác chính phủ mở (OGP) – Điểm đến tiếp theo của Việt Nam sau CPTPP

Kinh tế 14/11/2018 07:02
aa
TTTĐ- Tổ chức Hướng tới minh bạch (Towards Transparency) đã tổ chức Hội nghị tập huấn "Sáng kiến đối tác chính phủ mở (OGP) và vai trò của các tổ chức xã hội". Tham dự Hội nghị tập huấn có Ông José Marin - Tổ chức Minh bạch quốc tế; bà Nguyễn Thị Kiều Viễn - Sáng lập viên Tổ chức Hướng tới Minh bạch; George Topouria - Tổ chức Minh bạch quốc tế Georgia và các chuyên gia.

Sáng kiến đối tác chính phủ mở (OGP) – Điểm đến tiếp theo của Việt Nam sau CPTPP

Ông José Marin - Tổ chức Minh bạch quốc tế ; Nguyễn Thị Kiều Viễn - Sáng lập viên Tổ chức Hướng tới Minh bạch; George Topouria - Tổ chức Minh bạch quốc tế Georgia tại Hội nghị tập huấn

Bài liên quan

Việt Nam trở thành Quốc gia thứ 7 phê chuẩn Hiệp định CPTPP

Các lợi ích cốt lõi của Việt Nam được đảm bảo khi tham gia CPTPP

Phê chuẩn Hiệp định CPTPP mang lại nhiều lợi ích cho người lao động

Cần rà soát kỹ lưỡng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Hiệp định CPTPP

Lợi ích của Sáng kiến Đối tác Chính phủ Mở (OGP)

Sáng kiến Đối tác Chính phủ Mở (OGP) được hình thành như một sáng kiến quốc tế nổi bật nhất từ trước tới nay nhằm thúc đẩy tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và khuyến khích sự tham gia của người dân.

Đây là một sáng kiến quốc tế đa phương mang tính tự nguyện nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của các chính phủ, khuyến khích sự tham gia của công dân và tăng cường khả năng đáp ứng của Chính phủ đối với người dân. Mục đích của OGP là hỗ trợ các chính phủ thực hiện các cam kết cụ thể nhằm thúc đẩy tính minh bạch, trao quyền cho công dân, đấu tranh phòng, chống tham nhũng và phát huy công nghệ thông tin hiện đại nhằm cải thiện hoạt động quản trị nhà nước .

Sáng kiến này chính thức trở thành hiện thực từ tháng 9/2011, sau khi 8 chính phủ sáng lập (Anh, Mỹ, Brazil, Indonesia, Mexico, Na Uy, Philippines và Nam Phi) thông qua Tuyên bố chung về Chính phủ mở.

Chỉ trong vòng 3 năm hoạt động, OGP đã nhanh chóng thu hút được sự tham gia của 65 quốc gia. OGP cũng đã nhận được ý nguyện thư bày tỏ mối quan tâm từ 19 nguyên thủ quốc gia, 2 phó thủ tướng, và hơn 40 bộ trưởng cao cấp.

Chính phủ mở là một chính phủ có khả năng lắng nghe và biết quan tâm đến suy nghĩ của người dân, đặc biệt là nhóm dân nghèo, dễ bị tổn thương và các nhóm yếu thế, để tìm cách đáp ứng.

Một chính phủ mở và biết lắng nghe, đồng nghĩa với việc chính phủ đó biết là họ không thể có tất cả các câu trả lời để giải quyết những thách thức của xã hội trong quá trình vận động và phát triển. Họ cho rằng rất nhiều ý tưởng và ý kiến tốt nhất để làm cho xã hội tốt đẹp hơn có thể đến từ chính người dân và xã hội.

Tham gia OGP cũng đồng nghĩa với việc cam kết thực thi các nguyên tắc đã được nêu trong Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng - UNCAC mà nhiều quốc gia (trong đó có Việt nam) đã thông qua, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, cũng như các công cụ quốc tế khác liên quan đến Quản trị tốt và phòng, chống tham nhũng.

Hiện nay, theo tác giả nghiên cứu của Tổ chức Hướng tới minh bạch (TT), Việt Nam chỉ còn thiếu 3 điểm sẽ đáp ứng được tiêu chí tối thiểu về tư cách hợp lệ thành viên tham gia OGP. Một trong những điểm hấp dẫn của OGP nằm ở chỗ đây không phải là một sáng kiến mà các quốc gia phồn thịnh về kinh tế nói với các nước kém phát triển hơn rằng họ cần phải làm gì để cải tổ. Ngược lại, tùy điều kiện hoàn cảnh và mục đích riêng, mỗi quốc gia tham gia và sử dụng OGP như một công cụ để đạt được mục đích riêng của mình.

Ví dụ, tại Indonesia, OGP nằm trong tổng thể kế hoạch quản trị tốt và phòng, chống tham nhũng. Tại Phillipines, thúc đẩy các cải cách quản trị và minh bạch hóa trong môi trường kinh doanh là một trong những mục đích tham gia...

OGP đưa ra một tầm nhìn rõ ràng: Ngày càng có nhiều chính phủ tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình; đồng thời đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của người dân. Mục tiêu cuối cùng của những nỗ lực trên là nhằm nâng cao chất lượng quản trị cũng như chất lượng các dịch vụ cung cấp cho người dân. Để đạt được điều này, cần có những thay đổi trong các quy chuẩn về chính sách và tập quán văn hóa xã hội nhằm đảm bảo giữa chính quyền và người dân có được cơ chế đối thoại và hợp tác một cách thực sự.

Tóm lại, trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi các quốc gia ngày càng hội nhập sâu, rộng với thế giới thì nguồn nhân lực, vốn, khoa học, công nghệ và thông tin ngày càng tự do di chuyển giữa các quốc gia, khi thế giới ngày càng phẳng hơn thì chính phủ mở là sự lựa chọn sáng suốt và hiệu quả hơn trong nền kinh tế tri thức, một xu thế tất yếu mà các quốc gia đang lựa chọn và theo đuổi

Chính phủ mở có 4 đặc điểm. Đó là tính minh bạch, công chúng biết và hiểu được các hoạt động của chính phủ. Các thông tin liên quan đến những hoạt động và quyết định do chính phủ ban hành cần được cung cấp cho công chúng một cách công khai, đầy đủ, thuận lợi, đúng thời gian và miễn phí. sau đó là đến đặc điểm thứ hai, sự tham gia của người dân. Chính phủ khuyến khích và có cơ chế cụ thể, hiệu quả thu hút sự tham gia của người dân để họ đóng góp tiếng nói của mình giúp củng cố xây dựng chính quyền vững mạnh ngày càng đáp ứng nhu cầu của người dân và hoạt động hiệu quả hơn.

Đặc điểm thứ ba là trách nhiệm giải trình. Công chúng có thể yêu cầu chính phủ giải trình kết quả thực hiện chính sách và cung cấp dịch vụ; có các quy tắc, quy chế và cơ chế để các cơ quan chính quyền giải thích các quyết sách, hành động của mình, tiếp thu các phản ảnh, ý kiến (thậm chí trái chiều) hoặc những yêu cầu của dân, cũng như dám nhận trách nhiệm về việc thực thi các chính sách và quyết định của chính quyền. Đặc điểm cuối cùng là công nghệ thông tin và đổi mới. Chính phủ coi trọng việc cung cấp cho người dân thông tin thông qua "tiếp cận mở" nhờ sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ thông tin ngày một tiến bộ hơn.

Thực tế, một vài những cải tổ gần đây của đất nước đang được triển khai phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của OGP, như cải cách hành chính công, phát triển chính phủ điện tử, thông qua Luật Tiếp Cận Thông Tin, sửa đổi Luật Phòng, Chống Tham Nhũng (Luật PCTN), hoặc việc tham gia vào Công ước của Liên Hiệp Quốc về Chống Tham Nhũng (UNCAC).

Sự tham gia của công chúng là trung tâm của OGP. Bằng việc thông qua Tuyên bố về Chính Phủ Mở, các thành viên OGP cam kết tạo điều kiện cho người dân tham gia xây dựng, thi hành, và giám sát các Chương Trình Hành Động Quốc Gia.

Nghiên cứu của Tổ chức Hướng tới minh bạch (TT) cũng chỉ ra rằng các tổ chức xã hội Việt Nam đã đóng góp rất lớn vào việc thúc đẩy minh bạch, trách nhiệm giải trình, và sự tham gia của người dân trong thời gian qua. Việc này đang ngày càng thu hút được sự chú ý từ cả hai phía: chính phủ và xã hội. Điều nàycũng cho thấy rằng các tổ chức xã hội Việt Nam đã sẵn sàng tham gia hợp tác sâu rộng hơn nữa với chính phủ trong việc tăng điểm hợp lệ của Việt Nam cũng như trong việc xây dựng một Chương Trình Hành Động Quốc Gia theo quy định của OGP.

Thứ nhất, OGP giúp tăng lòng tin của người dân vào chính quyền. Theo Báo cáo Phong vũ biểu Tham Nhũng Toàn Cầu: Việt Nam 2017 (GCB Việt Nam 2017) do tổ chức Minh Bạch Quốc Tế và Hướng Tới Minh Bạch thực hiện, phần lớn người dân Việt Nam tin rằng tham nhũng trong khu vực công là nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng và việc đưa hối lộ diễn ra phổ biến nhất trong các lĩnh vực như cảnh sát, y tế và giáo dục.

Tham nhũng làm xói mòn lòng tin của công chúng với chính quyền, vì thế tham gia OGP sẽ tạo ra một cơ chế mới để đấu tranh chống tham nhũng và thúc đẩy quản trị quốc gia tốt. Kết quả là nó sẽ làm tăng niềm tin của xã hội vào chính quyền.

Thứ hai, OGP giúp đẩy nhanh công cuộc cải cách thể chế. Viêt Nam đang tiến hành một loạt các cải cách thể chế nhằm tăng cường chất lượng quản lý Nhà nước về mặt xã hội, trong đó bao gồm cả việc cải thiện mối quan hệ giữa Nhà nước, công dân, và khu vực tư. Những cải cách này nổi lên như một nhiệm vụ cấp bách mà nếu thực hiện thành công sẽ được coi như một bước đột phá cho sự phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, quản lý nhà nước trên thực tế đang không đáp ứng được các nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Tiến sĩ Vũ Ngọc Anh - Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) tại Hội nghị tập huấn
Tiến sĩ Vũ Ngọc Anh - Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) tại Hội nghị tập huấn

Cải cách hành chính và năng lực trong việc tăng cường thể chế để tạo điều kiện cho doanh nghiệp và công dân tự do kinh doanh và cạnh tranh công bằng trong nền kinh tế thị trường đang thực sự bị trì trệ. Bằng việc thúc đẩy minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của người dân vào lĩnh vực quản lý nhà nước, OGP sẽ đóng góp đáng kể vào việc giải quyết những yếu kém của bộ máy nhà nước hiện nay, bao gồm cả việc thương mại hoá những cơ sở thuộc nhà nước, thiếu vắng các cơ chế kiểm soát, mất cân bằng quyền lực trong chính quyền, cũng như việc hạn chế tiếng nói và sư tham gia của công chúng vào các quyết định chính sách.

Thứ ba, OGP giúp quảng bá hình ảnh Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư quốc tế và thu hút các nguồn vốn FDI có chất lượng. Tình trạng tham nhũng sẽ đã để lại những ảnh hướng xấu đến hình ảnh quốc gia trong mắt cộng đồng quốc tế. Ở lĩnh vực kinh doanh, tham nhũng làm nhụt chí các nhà đầu tư nước ngoài và tạo ra môi trường kinh doanh trong nước không lành mạnh. Bởi vậy, việc vực dậy niềm tin của nhà đầu tư vào sự hiệu quả của chính quyền, pháp luật kinh doanh và cạnh tranh đã trở thành nhu cầu cấp bách.

Theo đuổi các giá trị cốt lõi của chính phủ mở sẽ đóng góp vào việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi tạo tiền đề thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài. Điều này cũng phù hợp với chính sách của Việt Nam xem doanh nghiệp là động lực phát triển đất nước. Hơn nữa, nhiệm vụ của OGP là chia sẻ tầm nhìn và tăng cường nền dần chủ và quản trị tốt vì lợi ích của nhân dân. Những yếu tố này giúp thúc đẩy quyền lực mềm của Việt Nam với cộng đồng quốc tế và do đó làm đẹp thêm hình ảnh quốc tế của Việt Nam.

Thứ tư, OGP giúp Chính phủ Việt Nam thực thi có hiệu quả các công ước quốc tế cũng như pháp luật trong nước về phòng, chống tham nhũng. Những giá trị và nguyên tắc trung tâm của Chính Phủ Mở rất gắn kết với Điều 10 và Điều 13 của UNCAC và Luật Phòng, chống tham những năm 2005 (Chương 1, Chương VI) cũng như các quy định khác về sự ham gia của xã hội và công dân trong việc phòng, chống tham nhũng. Do đó, khi được áp dụng, Chính Phủ Mở sẽ đóng vai trò then chốt trong việc áp dụng các quy định pháp luật kể trên.

Ông Nguyễn Minh thuyết - Nguyên đại biểu Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - Cố vấn của TT
Ông Nguyễn Minh thuyết - Nguyên đại biểu Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - Cố vấn của TT

Thứ năm, tham gia OGP sẽ giúp tạo ra một cơ chế chính thức cho nhà nước và xã hội cùng cộng tác với nhau để nâng cao chất lượng của các quyết định chính sách và quản trị

Sự tham gia của người dân được xem là một tiêu chí quan trọng để tham gia Chính Phủ Mở. Sự tham gia của các tổ chức xã hội trong việc phát triển các Chương Trình Hành Động Quốc Gia trở thành điều kiện tiên quyết mà các thành viên OGP phải đáp ứng, và được xem là một cơ chế để thúc đẩy hợp tác giữa Nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc quyết định chính sách và phát triển cho mọi người.

Hiện nay, Mặt Trận Tổ Quốc (MTTQ) và các thành viên được hiến pháp quy định nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội các hoạt động của Nhà nước. OGP sẽ bổ sung một cơ chế chính thức cho MTTQ và các tổ chức xã hội để trực tiếp tạo ảnh hưởng và giám sát hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền theo đúng nguyên tắc mở, minh bạch, và trách nhiệm giải trình. Kết quả đạt được sẽ là vai trò giám sát và phản biện xã hội của MTTQ được củng cố và sự tham gia của người dân trong lĩnh vực chính sách sẽ trở nên chính danh và hiệu quả hơn.

Vì sao OGP quan trọng với Việt Nam?

Các nguyên tắc và giá trị của OGP có liên hệ mật thiết với đường lối, chính sách và pháp luật của Việt Nam. Việt Nam cũng hoàn toàn có khả năng tăng số điểm tiêu chuẩn để gia nhập OGP dựa trên tình hình hiện nay.

Về lĩnh vực tiếp cận thông tin, Việt Nam đã đạt điểm tối đa trong lĩnh vực này sau khi Luật tiếp cận rhông tin được thông qua từ năm 2017 và có hiệu lực từ tháng 7/2018.

Về vấn đề công khai tài sản, Chính phủ đang soạn thảo Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi, bổ sung và sẽ được trình góp ý, thông qua trong phiên họp thường kỳ của Quốc hội năm 2018. Bản dự thảo mới nhất của luật này đã đưa vào các quy định mới về cung cấp thông tin liên quan đến khai báo tài sản áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh - Thành viên Giải thưởng Nobel Hòa bình của IPCC về môi trường
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh - Thành viên Giải thưởng Nobel Hòa bình của IPCC về môi trường

Những phát triển gần đây đi kèm với sức ép của người dân đòi hỏi chính quyền tăng cường tính hiệu quả phòng, chống tham nhũng là những tín hiệu cho thấy có thể sẽ có thêm các quy định pháp luật mới và thực tế hơn trong việc minh bạch tài sản trong dự thảo luật PCTN sửa đổi, bổ sung. Trong lĩnh vực này, Việt Nam có thể đạt thêm ít nhất một điểm nữa.

Về vấn đề minh bạch tài khoá, Việt Nam rất có thể sẽ đạt thêm hai điểm nữa ở tiêu chí này trong thời gian sắp tới. Hiện nay, do sự trì hoãn trong việc công bố Báo cáo kiểm toán của Việt Nam và việc không thể tiếp cận được dự toán ngân sách đã khiến Việt Nam nhận được điểm “không” cho hạng mục “minh bạch tài khoá”. Tuy nhiên, việc Việt Nam có tăng điểm được là có thể vì thời hạn công bố Báo cáo kiểm toán là trùng với thời hạn quy định tại Luật Ngân Sách Nhà Nước năm 2015. Đặc biệt, khoản 7 Điều 70 của Luật quy định rằng “Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước chậm nhất là 18 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách” và khoản 1 Điều 71 quy định “Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước trước khi trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn.”

Báo cáo kiểm toán của ngân sách năm 2013 được công bố bởi Tổng kiểm toán Nhà nước tại cuộc họp báo ngày 10/07/2015, là thời điểm 18 tháng 10 ngày sau khi kết thúc năm tài khoá 2013. Trong bố cảnh đó và theo quy định mới của Luật Ngân sách Nhà nước thì Việt Nam sẽ rất có thể đạt được mục tiêu 18 tháng kể trên. Kết quả là Việt Nam sẽ có thêm 2 điểm trong hạng mục này.

Về vấn đề sự tham gia của người dân, trong các tiêu chí thì đây là tiêu chí khó khăn nhất với Viêt Nam vì nó liên quan đến các vấn đề về quyền tự do công dân. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có khả năng tăng điểm nhờ vào các luật mới được thông qua như Luât Tiếp Cận Thông Tin, Luật Trưng Cầu Dân Ý, và Luật Báo Chí 2016. Đây là những luật có thể mang đến những kết quả tích cực.

Sự phát triển này khắc hoạ các xu hướng đáng chú ý về sự tham gia của người dân ngày càng được ghi nhận. Tóm lại, OGP hoàn toàn phù hợp với khung pháp lý và chính sách của Việt Nam hiện nay. Nó giúp quốc gia thi hành tốt luật và chính sách hiện hành.

Điều này cũng cho thấy rằng OGP không phải là một cơ chế khác biệt so với hệ thống chính trị hay tạo nên gánh nặng cho Nhà nước. Thêm vào đó, OGP không phải là một công ước quốc tế mà là một cơ chế quốc tế (hoặc môt diễn đàn) nơi mà luật chơi sẽ đơn giản và linh hoạt hơn các cơ chế và các công ước quốc tế khác, ví dụ như UNCAC.

Trong thời gian sắp tới, TT và các tổ chức xã hội có quan tâm khác mong muốn tiếp tục gắn kết và hợp tác với các bên có quan tâm khác như Nhà nước, đối tác phát triển, các tác nhân phi nhà nước để cùng hướng tới một xã hội mở hơn và tăng cường chống tham nhũng tại Việt Nam.

Tin liên quan

Đọc thêm

Mở khóa tiềm năng kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Mở khóa tiềm năng kinh tế tư nhân

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, khẳng định mạnh mẽ vai trò "động lực quan trọng nhất" của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết mang tính đột phá, đặt ra mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn 2045, kỳ vọng giải phóng toàn bộ sức sản xuất, đưa kinh tế tư nhân Việt Nam vươn tầm khu vực và thế giới.
Kinh tế tư nhân - “Vùng đất hứa” cho khát vọng khởi nghiệp Khởi nghiệp sáng tạo

Kinh tế tư nhân - “Vùng đất hứa” cho khát vọng khởi nghiệp

TTTĐ - Mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Theo đó, các doanh nghiệp tư nhân có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tái cấu trúc nền kinh tế. Điều này tạo ra những cơ hội lớn cho thanh niên khi tham gia vào các dự án kinh doanh và khởi nghiệp…
Tạo động lực mạnh mẽ để doanh nghiệp, doanh nhân dám nghĩ, dám làm Kinh tế

Tạo động lực mạnh mẽ để doanh nghiệp, doanh nhân dám nghĩ, dám làm

TTTĐ - ThS Lê Anh Tiến đồng sáng lập và Tổng Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Chatbot Việt Nam cho rằng, Nghị quyết 68-NQ/TW không chỉ tháo gỡ trực tiếp các điểm nghẽn về pháp lý - hành chính mà còn tạo động lực mạnh mẽ để doanh nghiệp, doanh nhân dám nghĩ, dám làm, đóng góp nhiều hơn.
Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu Thị trường - Tài chính

Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
Quảng Nam chuẩn bị cho Tuần lễ Khởi nghiệp Sáng tạo TechFest 2025 Kinh tế

Quảng Nam chuẩn bị cho Tuần lễ Khởi nghiệp Sáng tạo TechFest 2025

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Nam vừa công bố kế hoạch tổ chức "Tuần lễ Khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Nam lần thứ Sáu - TechFest Quang Nam 2025" với chủ đề “Hành trình khởi nghiệp thành doanh nghiệp và phát triển sản phẩm địa phương phục vụ du lịch”.
TP HCM cần tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn cho tất cả các dự án còn đang vướng mắc Kinh tế

TP HCM cần tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn cho tất cả các dự án còn đang vướng mắc

Đối với 6 dự án cụ thể được báo cáo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị TP HCM theo thẩm quyền tập trung xem xét, tháo gỡ, bảo đảm hài hòa lợi ích, nhất là lợi ích của nhà đầu tư, xử lý dứt điểm những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại đối với 6 dự án, chậm nhất trong quý III/2025.
Phải có cơ chế tháo gỡ các điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của kinh tế tư nhân Kinh tế

Phải có cơ chế tháo gỡ các điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của kinh tế tư nhân

TTTĐ - Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.
TikTok “Hè hay đấy” 2025: Giải pháp mới giúp thương hiệu tăng trưởng doanh số mùa hè Doanh nghiệp

TikTok “Hè hay đấy” 2025: Giải pháp mới giúp thương hiệu tăng trưởng doanh số mùa hè

TTTĐ - Để đồng hành cùng các thương hiệu trên hành trình chinh phục mùa hè sôi động, TikTok chính thức khởi động chiến dịch "Hè hay đấy 2025" – chuỗi hoạt động và giải pháp toàn diện được thiết kế để giúp doanh nghiệp nắm bắt xu hướng, tối ưu hóa chiến dịch marketing và bứt phá doanh số.
Dấu ấn tự lực của ngành Công nghiệp - Năng lượng Việt Nam Doanh nghiệp

Dấu ấn tự lực của ngành Công nghiệp - Năng lượng Việt Nam

TTTĐ - Vào lúc 18h50’ ngày 7/5, dự án phát triển mỏ Đại Hùng giai đoạn 3 (phase 3) chính thức đưa vào khai thác dòng dầu đầu tiên với lưu lượng 6.000 thùng/ngày - về đích sớm 20 ngày so với kế hoạch hiệu chỉnh. Đây là dấu mốc rất ý nghĩa đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).
Tháo gỡ rào cản, tạo "bệ phóng" cho kinh tế tư nhân phát triển Doanh nghiệp

Tháo gỡ rào cản, tạo "bệ phóng" cho kinh tế tư nhân phát triển

TTTĐ - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Theo các chuyên gia, Nghị quyết đã đưa ra các chính sách cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đất đai, vốn, nhân lực chất lượng cao, khuyến khích chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững và kết nối chuỗi giá trị toàn cầu.
Xem thêm