Tag

Sao phải xấu hổ khi nói ra tham vọng của chính mình?

Tiêu điểm 14/08/2020 10:20
aa
Chúng ta xấu hổ khi phải nhắc đến những “tham vọng”, trong khi tham vọng chính đáng của mỗi cá nhân sẽ tạo nên sự phát triển chung của toàn xã hội.
Nhan Phúc Vinh trong Tình yêu và tham vọng cùng loạt tổng tài gây sốt Ấn tượng những vai diễn của “nam thần” Mạnh Trường Volvo và tham vọng trở thành thương hiệu 100% “điện hóa” trong năm 2040

Trong cuốn “Destination Saigon” (cuốn bút ký viết về Việt Nam được xuất bản tại Australia và từng bán rất chạy), tác giả Walter Mason người Australia đã nhận xét rằng, anh vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra tính “ăn ngay nói thẳng” (bluntness) của người Việt. Người phương Tây thường không bình phẩm gì về một người đối diện khi đang trò chuyện trong một nhóm người.

Thực ra, tính “ăn ngay nói thẳng” hay tính “thẳng thừng” là một cách dịch nhẹ nhàng của từ “bluntness” vì từ này còn có nghĩa là “tính lỗ mãng”. Thoạt đầu, tôi ngạc nhiên khi có người nói rằng người Việt có tính “ăn ngay nói thẳng”, vì tôi thấy người phương Tây mới thường không che giấu ý nghĩ của mình.

Sau đó, tôi cho rằng Walter Mason vẫn chưa nhìn ra một điều rằng: Người Việt rất dễ dàng bình phẩm về hành vi của người khác nhưng lại không dễ dàng bày tỏ nguồn cơn hành vi của chính mình, thậm chí còn che giấu những ý nghĩ xuất phát từ thực tế.

Chúng ta còn có hẳn một câu thành ngữ “Cái tốt phô ra, xấu xa đậy lại”, hàm ý rằng việc che giấu cái xấu là lẽ đương nhiên, và việc đó chẳng có gì là xấu, không làm thế mới là người dại. Thậm chí ngay cả những điều không phải là xấu chúng ta cũng thường cố gắng che đậy. Nhiều lần, tôi hay hỏi người khác về “tính tham vọng”.

Tất cả đều trả lời một câu giống nhau rằng họ không có tham vọng gì. Thảng hoặc có người cho rằng thỉnh thoảng họ mới có tham vọng. Điều này thực kỳ lạ. Tham vọng ngoài là bản tính tất yếu bẩm sinh của một số người, còn nảy sinh lúc trưởng thành như một thứ ý chí vươn lên thuần khiết trong công việc và cuộc sống.

Tham vọng khiến chúng ta đạt được mục tiêu và thành công trong mọi kế hoạch đề ra. Trong số những đối tượng được hỏi câu này có nhiều người là nghệ sĩ rất thành công trong sự nghiệp. Vì vậy, tôi buộc lòng phải nghĩ đến hai trường hợp, hoặc họ là kẻ vô trách nhiệm với công việc của mình (vì một người sáng tạo không hề có tham vọng thì liệu công chúng có thể trông đợi được gì từ những sản phẩm sáng tạo nghệ thuật của họ) hoặc họ che đậy động cơ hành vi vì nghĩ “tham vọng” là một từ không tốt.

Rất nhiều chủ doanh nghiệp khẳng định rằng họ sẽ từ chối bất kỳ ứng cử viên nào trả lời “không” với câu hỏi phỏng vấn “Bạn có phải là người tham vọng không?” và “Tiền bạc giữ vị trí thế nào trong cuộc sống của bạn?” cho dù hồ sơ của họ có hoàn hảo đến cỡ nào. Vì “chúng tôi sẽ lấy gì để thúc đẩy những người như thế làm việc khi mà họ không có tham vọng thăng tiến và tiền bạc đối với họ không quan trọng”.

Sao phải xấu hổ khi nói ra tham vọng của chính mình?

“Tôi chẳng có tham vọng gì nhiều” và “Tiền bạc đối với tôi không quan trọng” là một câu nói phổ biến của người Việt. Chúng ta nói thế trong khi chúng ta không nghĩ thế có lẽ là một thứ văn hóa, cho dù điều mà chúng ta đang cố gắng che đậy chẳng có gì là xấu.

Tôi rất thích một câu của Nguyễn Trần Bạt, tác giả cuốn “Đối thoại với tương lai”: Động cơ cá nhân trước mỗi một hành động là một trong những năng lượng quan trọng nhất để tạo ra sự chính đáng của hành vi.

Ông cũng nói thêm rằng: “Chúng ta ai cũng phải tìm ra động cơ cá nhân của mình. Đừng che giấu động cơ cá nhân của mình”.

Tôi còn nhớ hồi đầu thập niên 80, tôi được xem một bộ phim của Hungary với nội dung xoay quanh các cán bộ và công nhân trong một nhà máy. Ở đó có cảnh miêu tả một cuộc họp mà mục đích của nó là tiến hành bầu trưởng phòng mới của nhà máy. Trong lúc cuộc họp đang căng thẳng, nhân vật chính đã đứng bật dậy mà nói “Xin mọi người hãy bầu cho tôi”.

Tôi hãy còn nhớ rõ cảm giác kinh ngạc của tôi khi ấy, lúc còn là một đứa trẻ 8 tuổi, kinh ngạc không kém gì các công nhân nhà máy đang tề tựu trong phòng họp trên màn hình. Chỉ có điều các công nhân nhà máy kinh ngạc vì cái người đứng bật dậy ấy luôn có tư tưởng đối lập với họ, nay lại còn đòi được phiếu bầu. Còn tôi thì kinh ngạc vì có người dám đứng bật dậy nói: “Xin hãy bầu cho tôi” mà không biết ngượng miệng.

Ngay từ nhỏ, tôi đã quen với một điều rằng khi người khác trao cho mình một đặc ân như một bữa ăn, một món tiền, một chức vụ… thì mình nên lịch sự từ chối rằng thì là mình không cần đâu, mình đủ rồi, những thứ ấy không quan trọng, nên trao cho người khác thì hơn, họ xứng đáng hơn mình... cho dù trong lòng mình không nghĩ như thế, cho dù trong lòng mình đang muốn những thứ ấy khủng khiếp. Đó là lẽ tất nhiên, là hành xử lịch lãm và có giáo dục mà một đứa trẻ cũng nên biết như thế. Đằng này cái nhân vật trên ti vi lại đứng phắt dậy mà đề nghị mọi người bỏ phiếu cho mình.

Hồi tôi học lớp hai, lớp chúng tôi cũng tiến hành “bầu cử” vào quãng đầu năm học. Cô giáo chủ nhiệm đặt câu hỏi rằng: “Các em nghĩ bạn nào trong lớp chúng ta xứng đáng làm lớp trưởng?”. Phần lớn đề cử Diễm Hương.

Diễm Hương là một cô bé trắng trẻo, học giỏi và nề nếp tốt. Tôi cũng nghĩ như vậy. Cô giáo chủ nhiệm tôi cũng nghĩ như vậy. Chẳng cần chúng tôi đề cử thì tất nhiên cô giáo chủ nhiệm của tôi cũng sẽ chọn Diễm Hương. Cô đưa ra quyết định trước những tiếng hoan hô vang dậy của năm chục đứa học trò.

Tuy nhiên, Diễm Hương thì mang vẻ mặt buồn rười rượi. Cô ấy buồn đến nỗi gục mặt xuống bàn học một hồi lâu. Chúng tôi chia vui với tân lớp trưởng bằng cách từng người một ra an ủi cô ấy rằng hãy cố gắng lên, bọn mình biết bạn không muốn làm lớp trưởng nhưng rồi bạn sẽ là một lớp trưởng tốt.

Cô ấy ứng xử rất khiêm tốn và tuyệt vời khi nghĩ rằng mình không xứng đáng với chức vụ ấy. Chức vụ ấy nên được trao cho một người khác xứng đáng hơn và cực chẳng đã cô ấy mới phải đảm nhận chỉ vì cô giáo và các bạn đã chỉ định.

Nếu là tôi thì có lẽ tôi cũng sẽ làm như Diễm Hương. Tất cả lũ học trò lớp hai chúng tôi sẽ ứng xử như Diễm Hương, cũng sẽ úp mặt xuống bàn giả đò buồn bã vì chưa xứng đáng dù kỳ thực đang reo vang trong bụng vì được làm lớp trưởng.

Cho đến giờ, tôi vẫn luôn nhìn thấy “bộ mặt buồn” của cô bạn lớp trưởng năm xưa xuất hiện trên nhiều dung mạo khác nhau.

Người Mỹ, người phương Tây thường tự ra tranh cử với câu nói “Hãy bầu cho tôi” và lời hứa họ sẽ làm gì sau khi được bầu. Nếu những người đi bầu thấy lời hứa của họ là hợp lý thì họ sẽ bỏ phiếu. Đấy là sự không che giấu động cơ cá nhân và sòng phẳng.

Tuy nhiên, tôi rất hiếm thấy người nào xung quanh mình công khai bày tỏ động cơ cá nhân trong khi rõ ràng một công nhân đi làm là mong muốn được lương cao, một người đang đảm nhận chức vụ tổ phó rõ ràng có mong muốn được trở thành tổ trưởng, một cô gái đăng ký dự thi sắc đẹp phải mong muốn dành được ngôi vị hoa hậu và một nghệ sĩ trên sàn diễn sẽ mong muốn được nổi tiếng.

Tuy nhiên, chúng ta luôn “không quan trọng” những gì lẽ ra là rất quan trọng. Chúng ta xấu hổ khi phải nhắc đến những “tham vọng”, trong khi tham vọng chính đáng của mỗi cá nhân sẽ tạo nên sự phát triển chung của toàn xã hội.

Những khái niệm như “tiền bạc, địa vị, danh tiếng” dường như đã từ lâu biến thành cụm từ tế nhị và nhạy cảm mà ai cũng muốn tránh nhắc đến khi chia sẻ quan điểm cá nhân. Chúng ta che giấu động cơ cá nhân bằng cách bày tỏ một động cơ khác có vẻ như quan trọng nhiều hơn như “mong muốn được chia sẻ, đóng góp và học hỏi”.

Nhiều nhà quản lý luôn thích nói một câu thế này: “Tôi chẳng muốn làm công việc lãnh đạo này đâu, giờ ai mà đứng ra làm giúp thì tôi nhường lại ngay”. Hoặc: “Tôi có muốn làm đâu, giờ rong chơi là thích nhất nhưng người ta tín nhiệm quá nên mình cũng không thể từ chối. Như thế là phụ lòng anh em”.

Những người rất muốn về hưu non đó, thậm chí khi nhận được số phiếu tín nhiệm thấp thì nhất định họ không dám từ chức chỉ vì “Tôi cũng muốn nghỉ hưu sớm cho thanh thản nhưng chỉ sợ tôi nghỉ rồi thì không biết có ai ra làm thay hay không”.

Trong một thế kỷ hội nhập và toàn cầu hóa, ranh giới cách biệt giữa các quốc gia đã bị xóa nhòa, chúng ta cũng thẳng thắn hơn, không còn như những thập niên trước, khi mà một đứa trẻ như tôi cũng phải kinh ngạc vì có một người tự ứng cử trên… tivi. Tuy nhiên, những ranh giới giữa các động cơ hành vi vẫn còn tồn tại. Có lẽ nào, tôi cần phải trao đổi thêm với tác giả Walter Mason rằng, người Việt chỉ thẳng thắn bình phẩm về động cơ hành vi của người khác chứ không đời nào muốn thẳng thắn về động cơ hành vi của chính mình.

Đọc thêm

Vinh quang đòi hỏi nỗ lực lớn lao, bứt phá mạnh mẽ, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên giàu mạnh* Tiêu điểm

Vinh quang đòi hỏi nỗ lực lớn lao, bứt phá mạnh mẽ, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên giàu mạnh*

TTTĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 Tiêu điểm

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp mặt.
Bài 5: Vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc MultiMedia

Bài 5: Vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

TTTĐ - Cả hệ thống chính trị nước ta đang hừng hực khí thế với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt nhất, đồng bộ nhất và với các giải pháp mới, tư duy mới trong xây dựng pháp luật để tập trung bứt phá, phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đại hội XIII của Đảng, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ để bước vào năm 2026 và Đại hội XIV của Đảng, “đưa nước ta bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Việt Nam cùng ASEAN: Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển Quốc tế

Việt Nam cùng ASEAN: Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

TTTĐ - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 - 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan mới đây đã kết thúc thành công ở Thủ đô Viêng Chăn của Lào, khép lại năm hợp tác ASEAN 2024 đáng nhớ về “Kết nối và Tự cường”, bứt tốc triển khai các Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng ASEAN 2025.
Bài 4: Đột phá tư duy - kiến tạo phát triển MultiMedia

Bài 4: Đột phá tư duy - kiến tạo phát triển

Ở mỗi giai đoạn phát triển, đặc biệt là trong thời điểm có tính bước ngoặt của mỗi quốc gia, quá trình đổi mới tư duy dựa trên nền tảng nhận thức mới về thực tiễn phát triển là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của các quyết sách. Có đổi mới tư duy, mới tạo được bước phát triển đột phá về lý luận phát triển, làm cơ sở cho xây dựng đường lối, thể chế, cơ chế, chính sách phát triển. Cải cách và đổi mới tư duy xây dựng pháp luật cũng vậy, phải khơi thông được điểm nghẽn, giải phóng nguồn lực và kiến tạo cho đất nước phát triển.
Bài 3: Dứt khoát bỏ tư duy “không quản được thì cấm” - Hiệu lệnh khơi thông mọi nguồn lực Emagazine

Bài 3: Dứt khoát bỏ tư duy “không quản được thì cấm” - Hiệu lệnh khơi thông mọi nguồn lực

TTTĐ - Trong bài phát biểu khai mạc quan trọng tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị tiếp tục đổi mới công tác lập pháp, nhấn mạnh dứt khoát phải từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, phải xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nước, vừa khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Thông điệp của người đứng đầu Đảng đã dành được sự quan tâm đặc biệt của dư luận khi cho rằng đó là những định hướng quan trọng cho đổi mới công tác lập pháp, tạo ra bước đột phá về thể chế, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam* Tiêu điểm

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam*

TTTĐ - Sáng 15/11, tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học (HĐKH) các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn".
Kỷ nguyên mới là bước phát triển tất yếu, hợp quy luật vận động của cách mạng Việt Nam Tiêu điểm

Kỷ nguyên mới là bước phát triển tất yếu, hợp quy luật vận động của cách mạng Việt Nam

TTTĐ - Ngày 15/11, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Bài 2: Đổi mới, cải cách, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân Emagazine

Bài 2: Đổi mới, cải cách, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Sau 40 năm đổi mới, cùng với những kết quả đạt được thì đất nước ta cũng phát hiện điểm nghẽn trong thể chế pháp luật. Chính vì vậy, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Các quyết sách phải sát thực tiễn, kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn Tiêu điểm

Các quyết sách phải sát thực tiễn, kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao kết quả đạt được của đợt 1 kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đồng thời kỳ vọng các quyết sách sẽ được ban hành kịp thời, sát thực tiễn, tạo động lực cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới...
Xem thêm