Sẽ xuất bản cuốn sách về việc phát triển công nghệ điều trị Covid-19
Ra mắt sách "Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập" chào mừng ngày Quốc khánh
|
Covid-19 liên tục biến đổi theo thời gian, cũng như những loại virus khác. Trong bối cảnh đó, công nghệ CRISPR có khả năng mang đến cho loài người hy vọng. Một số nhà khoa học đã vận dụng thành công công nghệ này để chặn đứng việc sao chép của virus trong tế bào của con người - hứa hẹn về khả năng một biện pháp điều trị mới cho Covid-19 trong tương lai.
Cuốn sách viết về câu chuyện sự hình thành và phát triển của công nghệ CRISPR trong công nghệ sản xuất vắc-xin Covid-19 sẽ được xuất bản tại Việt Nam |
Trong cuốn sách "The Code Breaker: Jennifer Doudna, Gene Editing, and the Future of the Human Race" tác giả đã trở lại với một câu chuyện hấp dẫn về cách người đoạt giải Nobel Jennifer Doudna và các đồng nghiệp của cô đã khởi động một cuộc cách mạng cho phép chúng ta chữa khỏi bệnh tật, chống lại vi rút và sinh con khỏe mạnh hơn.
Câu chuyện bắt đầu khi Jennifer Doudna học lớp sáu, một ngày cô bé trở về nhà và thấy trên giường có một cuốn sách mang tên DNA: Hành trình khám phá chuỗi xoắn kép. Khi lướt qua các trang sách, cô bé đã không thể rời mắt khỏi cuộc chạy đua để khám phá ra mật mã về sự sống. Từ đó cô bé đã theo đuổi mơ ước trở thành một nữ khoa học gia.
Với niềm đam mê tìm hiểu cách thức hoạt động của thiên nhiên và biến những khám phá thành phát minh, Doudna đã đạt tới tiến bộ sinh học quan trọng nhất kể từ khám phá về cấu trúc của DNA. Bà và các cộng sự đã biến sự tò mò về tự nhiên thành một phát minh có thể biến đổi loài người: một công cụ có thể sử dụng để chỉnh sửa DNA.
Cụ thể hơn, Công cụ chỉnh sửa gen mà Doudna và những người khác đã phát triển vào năm 2012 dựa trên một thủ thuật chống lại virus được sử dụng bởi vi khuẩn, loài đã chiến đấu chống lại virus trong hơn một tỷ năm. Trong DNA của chúng, vi khuẩn phát triển các chuỗi lặp lại thành cụm, được gọi là CRISPR, có thể ghi nhớ và sau đó tiêu diệt virus tấn công chúng.
Nói cách khác, đó là một hệ thống miễn dịch có thể tự thích ứng để chống lại từng làn sóng virus mới. Với việc phát minh ra CRISPR, Doudna đã trở thành người đi đầu trong việc đấu tranh với những vấn đề đạo đức này và cùng với cộng sự là Emmanuelle Charpentier, được trao giải Nobel Y sinh năm 2020.
Bằng cách kể câu chuyện về Doudna, tác giả cũng hy vọng sẽ đưa ra một cái nhìn cận cảnh về cách thức hoạt động của khoa học. Điều gì thực sự xảy ra trong phòng thí nghiệm? Khám phá phụ thuộc vào tài năng cá nhân ở mức độ nào và chuyện làm việc nhóm quan trọng ra sao? Sự cạnh tranh về giải thưởng và bằng sáng chế có làm suy yếu sự hợp tác khoa học không?
Đây là câu chuyện chứa đầy những câu hỏi lớn nhất, từ nguồn gốc của sự sống đến tương lai của loài người.
Ra mắt sách điện tử về Đại tướng Võ Nguyên Giáp |
Ra mắt "bí kíp” giúp bố mẹ dạy bé tiếng Anh ngày giãn cách |
Top 5 cuốn sách giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo những ngày giãn cách |