Siêu đô thị mở lối tâm điểm an cư và đầu tư
Góc nhìn chuyên gia: Chủ trương sáp nhập và cơ hội phát triển vùng
Vừa qua, Hội đồng nhân dân TP Hồ Chí Minh khóa X đã chính thức thông qua chủ trương sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã - bước khởi đầu cho chiến lược mở rộng không gian phát triển toàn vùng, tiến tới sáp nhập TP Hồ Chí Minh với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Theo TS. Trần Du Lịch, chủ trương trên là bước đi mang tính chiến lược, mở đường để TP Hồ Chí Minh phát triển với mô hình siêu đô thị đa trung tâm, kết nối vùng và nâng cao năng lực cạnh tranh: “Nếu mở rộng TP Hồ Chí Minh theo hướng đó thì thành phố sẽ trở thành một siêu đô thị mà tầm cỡ, vượt ra ngoài tầm châu lục chứ không chỉ ở Đông Nam Á”.
![]() |
TP Hồ Chí Minh sẽ là cửa ngõ giao thương quốc tế, trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại tài chính, trung tâm logistic, trung tâm cảng trung chuyển sau sáp nhập. Ảnh: Báo Đầu Tư |
Bên cạnh đó, khi chia sẻ về tiềm năng phát triển của các địa phương ven đô trong bối cảnh sáp nhập, TS. Trần Du Lịch cho rằng đây là cơ hội để từng bước tiệm cận tiêu chuẩn của các đô thị trung tâm: “Nhiều địa phương hiện nay tuy có quy mô nhỏ nhưng đang tăng tốc trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Với đà phát triển này, trong tương lai không xa, hoàn toàn có thể hình thành những đô thị lớn có vị thế tương đương thành phố trực thuộc trung ương”, Ông nhấn mạnh.
Những khu vực từng được xem là vùng ven nay đang dần chuyển mình, trở thành mắt xích quan trọng trong trục phát triển chiến lược mới của vùng TP Hồ Chí Minh mở rộng. Nhờ hưởng lợi từ làn sóng đầu tư hạ tầng, kết nối vùng và chính sách quy hoạch mới, các địa phương này ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng.
Đông Bắc Sài Gòn - Tâm điểm an cư và đầu tư mới trên bản đồ đô thị mở rộng
Bình Dương hội tụ nhiều khu công nghiệp, trung tâm sản xuất công nghiệp và năng lượng lớn nhất cả nước, đóng vai trò đầu tàu trong chuỗi cung ứng vùng. Nhờ đó, tỉnh này đang đứng thứ 3 trong các địa phương có GDP cao nhất cả nước, chỉ sau TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, đồng thời dẫn đầu về thu nhập bình quân đầu người. Vì vậy sau khi sáp nhập vào TP Hồ Chí Minh cùng Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương sẽ trở thành vùng đô thị trong siêu đô thị, tạo nên sức mạnh hấp dẫn trong tương lai.
![]() |
GRDP tại Bình Dương đạt hơn 520.000 tỷ đồng, đứng thứ 3 toàn quốc chỉ sau TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Nguồn: TCTK, UBND và cơ quan thống kê các địa phương, theo số liệu ước tính |
Hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm đã và đang được triển khai tại khu vực giáp ranh như: Đường Vành đai 3, dự án mở rộng quốc lộ 13, cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành cùng các tuyến kết nối liên tỉnh đi qua Dĩ An, Thuận An (Bình Dương) và Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu). Nhờ đó, từ khu vực này chỉ mất khoảng 25 phút để di chuyển đến trung tâm TP Hồ Chí Minh, và khoảng 10 - 15 phút để tiếp cận các cụm công nghiệp lớn như KCN Tân Bình, KCN Tân Bình mở rộng, VSIP 3.
![]() |
Mở rộng TP Hồ Chí Minh sẽ là cơ hội để thành phố vượt tầm châu Á, kéo theo sự phát triển của các vùng trũng phía Đông Bắc thành phố. Ảnh: Travel Off Path |
Theo thông tin mới nhất, Tập đoàn THACO sắp triển khai làm khu công nghiệp quy mô 786 ha với tổng vốn hơn 26.000 tỷ đồng (dự kiến khởi công vào tháng 09/2025), tập trung phát triển ngành cơ khí ô tô, công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao, với kỳ vọng tạo ra hơn 32.000 việc làm tại địa phương. Sự xuất hiện của các khu công nghiệp quy mô lớn này sẽ thu hút lực lượng chuyên gia, kỹ sư và người lao động tay nghề cao đến sinh sống và làm việc. Điều này kéo theo nhu cầu về chỗ ở, đặc biệt là các sản phẩm nhà ở chất lượng, gần nơi làm việc, có thể khai thác cho thuê hiệu quả.
Đặc biệt, Phú Giáo - huyện cửa ngõ Đông Bắc của Bình Dương đang được xem như “vùng trũng tăng trưởng” trong chiến lược phát triển các đô thị vệ tinh của TP Hồ Chí Minh, với mức giá bất động sản còn thấp hơn nhiều so với các khu vực lân cận như Dĩ An, Thuận An hay Thủ Dầu Một, cùng dư địa phát triển nhờ vào hạ tầng đang được đầu tư đồng bộ (trục đường huyết mạch ĐT741, đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng, cùng cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành) và quy hoạch công nghiệp quy mô lớn.
![]() |
Phú Giáo đang đẩy mạnh quy hoạch, phát triển hạ tầng và mở rộng không gian công nghiệp, sẵn sàng đón làn sóng đô thị hóa. Ảnh: PV |
Theo định hướng phát triển trong 5 năm tới, Phú Giáo sẽ chuyển mình theo mô hình công nghiệp - đô thị, dịch vụ - nông nghiệp. Đặc biệt, xã Phước Hòa đang được quy hoạch hợp nhất với xã Vĩnh Hòa và một phần xã Tam Lập, hình thành xã mới với trụ sở đặt tại Vĩnh Hòa. Khu vực này đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ với việc quy hoạch các khu công nghiệp như Tam Lập 1, Vĩnh Lập 1 và 2, An Linh, cùng với các cụm công nghiệp như Phước Hòa, Tam Lập 2, 3, 4, 5, 6, tạo nên động lực thúc đẩy kinh tế địa phương.
Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ, Phú Giáo đang dần trở thành lựa chọn mới cho cả người dân tìm nơi an cư lâu dài và nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội sinh lời bền vững tại Đông Bắc TP Hồ Chí Minh.
Alana City - Điểm sáng trên trục phát triển mới
Trong xu hướng đô thị hóa lan rộng về phía Đông Bắc TP Hồ Chí Minh, Alana City thu hút sự chú ý nhờ vào ba lợi thế nổi bật: vị trí đón đầu hạ tầng, quy hoạch hoàn chỉnh và hệ thống tiện ích đồng bộ. Mặt khác, việc cho phép xây dựng tự do giúp nhà đầu tư chủ động trong phương án khai thác, phù hợp để ở thực, cho thuê hoặc đầu tư dài hạn giữa bối cảnh thị trường đang thiếu các sản phẩm linh hoạt và dễ khai thác như hiện nay.
![]() |
Alana City được ví như mạch sống mới phía Đông Bắc Sài Gòn nhờ nhiều lợi thế nổi bật. Ảnh: Phương Trường An Group |
Từ góc nhìn nhà đầu tư, anh Hùng đến từ Hà Nội chia sẻ rằng lý do lựa chọn Phú Giáo và cụ thể là dự án Alana City xuất phát từ nhiều yếu tố. Thứ nhất, giá đất tại khu vực này vẫn đang ở mức thấp so với các đô thị vệ tinh khác của TP Hồ Chí Minh. Thứ hai, hệ thống hạ tầng giao thông đang được đầu tư đồng bộ, đặc biệt là cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành và đường Vành đai 4 khi hoàn thiện sẽ giúp rút ngắn thời gian di chuyển về trung tâm thành phố. Theo anh Hùng, với đà phát triển hiện tại, đây là thời điểm hợp lý để đầu tư đón sóng hạ tầng, bởi khi giao thông kết nối được hoàn chỉnh, mặt bằng giá bất động sản khu vực sẽ tăng mạnh.
Tin liên quan
Đọc thêm

Bất ngờ với sự hiện diện của Trung tâm Bách hóa tổng hợp và Siêu thị AEON

Luật sư: Shop thương mại dịch vụ Vinhomes được cấp sổ đỏ là tín hiệu tích cực

Alana City - Mạch sống mới phía Đông Bắc Sài Gòn

Thị trường bất động sản vùng ven TP Đà Nẵng "lên ngôi"

Cảnh giác trước thông tin sốt ảo để đẩy giá đất

Quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024

Chuẩn sống mới cho gia đình trẻ hiện đại tại vùng ven đô

Long An đẩy mạnh hợp tác, xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản

VIB ra mắt gói vay căn hộ, nhà phố 45.000 tỷ đồng
