Sinh viên “thiêu đốt” tương lai vì cờ bạc
![]() |
Vòng xoáy cờ bạc
Theo chia sẻ của lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội, mỗi năm có tới 700-800 sinh viên của trường bị buộc thôi học. Số sinh viên bị thôi học phần lớn do mải chơi, ham mê cơ bạc, game online chứ không phải chương trình học quá khó.
Hoàng Trung Thành (trú tại huyện Đông Anh, Hà Nội) từng học rất giỏi, thi đỗ vào Đại học Bách khoa. Từ nhà đến trường hơn 30 cây số, nên bố mẹ cho Thành ở trọ để tiện việc học hành. Năm đầu tiên, Thành chăm chỉ học, đều đặn về thăm nhà và thường xuyên gọi điện thông báo kết quả học tập cho bố mẹ biết. Tuy nhiên, từ năm thứ hai trở đi, số lần về nhà thưa dần rồi đến nghỉ hè, Thành cũng không về; liên tục gọi điện về xin tiền bố mẹ, lúc thì để sửa máy tính, khi thì nộp tiền học thêm. Bố mẹ thì chạy vạy khắp nơi đáp ứng yêu cầu của con trai. Đến khi nhà trường gửi thông báo cho gia đình về việc Thành nợ nhiều môn học và sống bê tha, ông bà mới biết con mình thường xuyên bỏ học, tham gia lô đề, cá độ bóng đá, vay nợ khắp nơi.
![]() |
Hiện nay, cờ bạc đã trở thành một trò chơi lan rộng trong một bộ phận sinh viên. Với sự phát triển mạnh mẽ của internet thì hình thức này còn được chuyển thành trò chơi trực tuyến. Những sinh viên “nghiện” nặng hơn sẽ biết đến sàn chơi cá cược trực tuyến này.
Nếu như việc chơi xóc đĩa theo phương pháp truyền thống cần phải có bát, đĩa và quân xúc xắc thì hiện nay, những con bạc là sinh viên có thể chơi trực tiếp trên máy vi tính thông qua trang web đánh bạc trực tuyến. Những trang web này có đủ loại trò đánh bạc như xóc đĩa, liêng, ba cây, tá lả, chắn... Người cầm cái chỉ cần click chuột, máy tính sẽ tự động xúc xắc. Các con bạc đặt tiền tại chỗ và ăn tiền lẫn nhau.
Dư luận hẳn chưa thể hết bàng hoàng về vụ một người phụ nữ bị sát hại tại chung cư R4B Royal City (Thanh Xuân, Hà Nội). Theo kết quả điều tra vụ việc này, Phạm Thanh Tùng (21 tuổi, quê Ninh Bình) quen người phụ nữ tên H. (36 tuổi, ở tầng 6 chung cư R4B Royal City) qua mạng xã hội. Ngày 31/10/2017, Tùng đến khu chung cư gặp nữ chủ nhà. Sau khi “quan hệ” và được chị H cho 1 triệu đồng, Tùng bất ngờ siết cổ và dùng dao, kéo có sẵn trong phòng đâm nhiều nhát khiến nạn nhân tử vong. Trước khi bỏ đi, Tùng vào phòng ngủ lục túi xách của chị Hằng lấy 15 triệu đồng cùng 2 chiếc điện thoại Vertu và iPhone 7.
Theo bạn bè và thầy cô trong trường đánh giá, Tùng vốn là sinh viên ngoan nhưng vì sa đà vào cá cược bóng đá, bỏ học triền miên và bị buộc thôi học. Do bị chủ nợ thúc giục khoản nợ 60 triệu đồng, nên trong cơn quẫn bách, Tùng đã ra tay giết người, cướp tài sản để trả nợ.
Điều đáng lo hiện nay là nhiều sinh viên thấy đánh bạc là bình thường vì hằng ngày luôn nhìn thấy những hành vi này xung quanh khu trọ, nơi công cộng và họ cho rằng sinh viên chơi vui với mục đích giải trí. Những suy nghĩ trên một phần do cuộc sống sinh viên xa nhà ít chụi sự chi phối quản lý của gia đình, mặt khác mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường cũng lỏng lẻo hơn, môi trường sống xa nhà dễ bị lôi kéo rủ rê vào các tệ nạn xã hội.
Phân tích về vấn đề nêu trên, TS xã hội học Trịnh Hòa Bình cho rằng, đây là một sự việc đáng tiếc. Tuy nhiên, nó là lời cảnh tỉnh mọi người về những mối quan hệ ảo. “Sinh viên sa đà vào cờ bạc, phần do có ham mê từ trước, phần do bạn bè lôi kéo, rồi trở nên mê muội với trò đỏ đen lúc nào không hay. Hình thức chơi cờ bạc trong sinh viên cũng rất đa dạng như rủ nhau đánh bài, đánh chắn, chơi lô, đề qua điện thoại hay cá cược bóng đá qua mạng. Con đường sinh viên nghiện cờ bạc thường giống nhau: Ban đầu lấy tiền ăn, tiền tiêu vặt bố mẹ cho nướng vào cờ bạc; hết thì vay bạn, không vay được sẽ nghĩ cách cắm thẻ sinh viên và những tài sản như xe máy, điện thoại, laptop, bất kể là của mình hay đi mượn được”, TS Bình chia sẻ.
Bộ Giáo dục – Đào tạo lên tiếng
Hiện nay, một số giới trẻ do đặc điểm nhận thức chưa đầy đủ và chưa có bản lĩnh hoàn thành nhân cách. Tâm lý một số bộ phận giới trẻ là thích thể hiện cá nhân, thể hiện mình, chạy theo trào lưu mới lạ, sống tự do, mạo hiểm. Trong khi điều kiện nhận thức, nghề nghiệp chưa ổn định, khi sa vào thì không thể tỉnh táo. Chính vì vậy, một số bộ phận sa vào hiện tượng tiêu cực này đã không dứt ra được.
Các tệ nạn ngày càng ăn sâu trong giới sinh viên và trở thành vấn nạn của xã hội. Đây là tiếng chuông cảnh tỉnh tới gia đình, nhà trường và tới toàn xã hội, cần có biện pháp cụ thể để ngăn chặn tình trạng trên. Với chính mỗi sinh viên, hãy nhận thức đúng và nỗ lực vượt qua những tệ nạn ấy.
Lo ngại trước thực trạng sinh viên, học sinh đánh bạc gia tăng, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi các đại học, học viện, trường cao đẳng và trung cấp sư phạm về việc phòng, tránh học sinh, sinh viên tham gia cá độ, đánh bạc qua mạng. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian gần đây, tình trạng một số học sinh, sinh viên tham gia cá độ, đánh bạc qua mạng có xu hướng gia tăng, dẫn đến nhiều hệ lụy cho bản thân, gia đình và xã hội. Hành vi cá độ, đánh bạc là vi phạm pháp luật, vi phạm Quy chế công tác học sinh, sinh viên.
Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị giám đốc các đại học, học viện; hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Quyết định số 1235/QĐ-BGDĐT ngày 30/3/2018 ban hành Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên đến năm 2020”.
Bộ cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, nhân viên, giáo viên, học sinh, sinh viên trong phòng, tránh, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về cá độ, đánh bạc qua mạng. Các trường chỉ đạo tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên tăng cường tuyên truyền nội dung về phòng, tránh tham gia các hoạt động đánh bạc, cá độ trong các buổi sinh hoạt tập thể. Việc tuyên truyền thông qua tổ chức tuần sinh hoạt công dân-học sinh, sinh viên hàng năm, sinh hoạt chuyên đề liên quan.
Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục cần thường xuyên kiểm tra, rà soát, nắm bắt thông tin về các đối tượng học sinh, sinh viên có biểu hiện bất thường để phối hợp với gia đình, tổ chức đoàn thể, cơ quan chức năng của địa phương có giải pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.
Đặc biệt, khi xảy ra vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, các trường phải thực hiện báo cáo đột xuất về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tạo đà cho sản phẩm văn hóa Thủ đô “vươn mình”

Cơ hội cho giới trẻ và nền kinh tế sáng tạo

Bạn trẻ học kỹ năng cứu nạn, cứu hộ, hỗ trợ cộng đồng

Hơn 200 tình nguyện viên được trang bị kỹ năng cứu nạn, cứu hộ

Tháng Ba, xây nhà, dựng sân chơi tặng thanh thiếu nhi

Bảo Thanh cùng các bạn trẻ cam kết đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn an toàn

An toàn giao thông, vui đón tết Ất Tỵ

Dấu ấn công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi quận Đống Đa

Xuân yêu thương - Tết sẻ chia: Tỏa sáng tình người trong gian khó
