Tag

Sóc Trăng: Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số

Công nghệ số 13/09/2024 11:58
aa
TTTĐ - Thời gian qua, công tác chuyển đổi số ở tỉnh Sóc Trăng tập trung thực hiện tận cơ sở và đã đạt được nhiều kết quả. Hiện nay, thực trạng hạ tầng, nhân lực, dữ liệu, an ninh an toàn và yêu cầu cho sự hoàn thiện đã hiện lên rõ nét tạo niềm tin vào sự thành công trong thời gian tới.
Kinh tế Sóc Trăng: Bước tiến sau 30 năm tái lập tỉnh Sóc Trăng: 5 trụ cột thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng Sóc Trăng "gặt hái" nhiều thành tựu sau 30 năm Sóc Trăng chú trọng thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, kinh tế hợp tác Khởi công cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

Nhiều kết quả khả quan

Đến đầu tháng 9/2024, công tác chuyển đổi số toàn tỉnh Sóc Trăng có 75 nhiệm vụ được giao, đã hoàn thành 31 nhiệm vụ (trong đó có 18 nhiệm vụ thực hiện thường xuyên); đang thực hiện theo lộ trình 39 nhiệm vụ. Đặc biệt, từ sau Hội nghị giao ban Tổ công tác tháng 5/2024, một số nhiệm vụ chuyển biến rõ rệt: Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến đối với 25 dịch vụ công thiết yếu từ 89,2% đã tăng lên 92,6% (11 dịch vụ công thuộc thẩm quyền của ngành Công an tăng từ 91,1% lên 98,6%).

Sóc Trăng: Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Lâu chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương nỗ lực hơn nữa thực hiện công tác chuyển đổi số đáp ứng nhu cầu phát triển

Sóc Trăng là một trong 5 tỉnh đã hoàn thành nâng cấp, kết nối phần mềm dịch vụ công liên thông theo Nghị định số 63/2024/NĐ-CP, ngày 10/6/2024 của Chính phủ, đảm bảo người dân có thể nộp hồ sơ liên thông đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi và hồ sơ liên thông đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú. Các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội được đẩy mạnh, như: Hoàn thành giải pháp sử dụng hóa đơn điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt trên lĩnh vực y tế, giáo dục, tài chính.

Tuy nhiên, cũng có 5 nhiệm vụ chưa hoàn thành. Trong đó, Sở TT&TT còn 2 nhiệm vụ; Sở TN&MT 1 nhiệm vụ; Sở LĐTB&XH 2 nhiệm vụ.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Lâu chỉ ra 4 hạn chế trong công tác này thời gian qua và khẳng định, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử là một nhiệm vụ trung tâm. Bởi vì, có nhiều lợi ích phục vụ người dân và doanh nghiệp. “Vì vậy trong thời gian tới, các cấp, các ngành, địa phương phải nỗ lực hơn nữa khắc phục những tồn tại; đồng thời, tăng cường sự lãnh đạo, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện chuyển đổi số”, Chủ tịch Lâu nhấn mạnh.

Chuyển động rõ nét ở cơ sở

Ở địa phương, điển hình có phường 1, thị xã Vĩnh Châu đã tiến tới hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến và thanh toán hạn chế dùng tiền mặt tại các cơ sở mua bán, kinh doanh. Mô hình “Đoạn đường thanh toán hạn chế không dùng tiền mặt” trên tuyến đường Trưng Trắc - Trưng Nhị ở khóm 1 với sự tham gia của 49 hộ kinh doanh, mua bán đã cài đặt các ứng dụng ngân hàng, ví điện tử thông dụng, tạo mã QR để sử dụng cho việc thanh toán không dùng tiền mặt. Khi người dân đến mua hàng, chỉ cần quét mã là thanh toán tiền tiện lợi, nhanh chóng.

Sóc Trăng: Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số

Công an, Đoàn thanh niên ở phường 1, thị xã Vĩnh Châu phối hợp hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến và thanh toán hạn chế dùng tiền mặt

Còn dịch vụ công trực tuyến ở phường 1 đã khá nhuẫn nhuyễn rộng khắp. Người dân đăng ký tài khoản, nộp hồ sơ, thanh toán lệ phí trực tuyến thuận lợi. Từ đầu năm 2024 đến nay, phường 1 đã hướng dẫn và cài đặt trên 700 tài khoản cho người dân; tiếp nhận 4.716 hồ sơ hành chính, trong đó có 2.920 hồ sơ nhận trực tuyến và nhận trực tiếp không hỗ trợ trực tuyến mức 2 là 1.796 hồ sơ. Hướng dẫn trên 200 lượt người cài đặt, sử dụng ví Zalo Pay, Internet Banking, Momo để thanh toán không dùng tiền mặt trong mua bán, kinh doanh.

Các ngành cấp tỉnh, điển hình có Sở NN&PTNT đã sử dụng thư công vụ để trao đổi công việc và sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành, ký số văn bản đi; đẩy mạnh việc tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính mức độ 3 và 4. Hiện nay, 100% hồ sơ thủ tục hành chính được cập nhật lên phần mềm một cửa; mở tài khoản tại ngân hàng phục vụ cho tổ chức, cá nhân thanh toán không dùng tiền mặt các loại phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục hành chính. Công khai cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính để doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiếp cận và khai thác thông tin. Ứng dụng các phần mềm hiện có tại đơn vị trong các lĩnh vực trồng trọt; chăn nuôi -thú y; thủy sản; lâm nghiệp; phát triển nông thôn; thủy lợi; quản lý cảng cá.

Sở NN&PTNT còn phối hợp các đơn vị liên quan nâng cấp trường quản lý, xây dựng thêm các phần mềm nhằm phục vụ tốt công tác quản lý chuyên ngành tại đơn vị và tiếp tục làm giàu cơ sở dữ liệu IOC các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp. Xây dựng bản đồ số, cập nhật số liệu về quản lý và chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP. Cập nhật thông tin doanh nghiệp lên phần mềm cơ sở dữ liệu doanh nghiệp của tỉnh theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn.

Sẵn sàng cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

Ngày 24/8/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn số 656/TTg- KSTT về việc mở rộng thí điểm cấp hiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID. Ngày 27/8/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Lâu đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan sẵn sàng thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

Cụ thể, Chủ tịch Lâu giao Sở TT&TT chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị rà soát, hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh bảo đảm đồng bộ, kết nối, chia sẻ dữ liệu với phần mềm cấp Phiếu lý lịch tư pháp, cơ sở dữ liệu chuyên ngành có liên quan để phục vụ việc giải quyết thủ tục hành chính, sẵn sàng triển khai thí điểm trước ngày 1/10/2024.

Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị khẩn trương thực hiện hoặc tham mưu thực hiện các nội dung chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID từ ngày 1/10/2024 đến hết ngày 30/6/2025. Yêu cầu bố trí nguồn lực; Tổ chức thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về việc cung cấp, thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID.

Đọc thêm

Phát triển năng lực chuyển đổi số trong thanh niên Đà Nẵng Công nghệ số

Phát triển năng lực chuyển đổi số trong thanh niên Đà Nẵng

TTTĐ - Việc thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển sinh hoạt của đoàn thanh niên lên môi trường số; khuyến khích cán bộ, đoàn viên thanh niên tích cực tham gia đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng trình độ công nghệ… góp phần vào quá trình phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao.
Thúc đẩy chuyển đổi số với phương châm “3 thông, 4 sẵn sàng" Công nghệ số

Thúc đẩy chuyển đổi số với phương châm “3 thông, 4 sẵn sàng"

TTTĐ - Năm 2024 là năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng và kỷ niệm các ngày lễ lớn trên địa bàn Thủ đô, trong đó có kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Trong không khí đó, Hà Nội phát động phong trào "3 thông, 4 sẵn sàng" nhằm thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số trên địa bàn.
Y tế Thủ đô phát triển theo mô hình thông minh Công nghệ số

Y tế Thủ đô phát triển theo mô hình thông minh

TTTĐ - Trong hai năm qua, cuộc “cách mạng” lớn nhất của ngành y tế Thủ đô là chuyển đổi số. Kết quả bước đầu đã đáp ứng được kỳ vọng của Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Y tế khi đã tin tưởng, quyết định lựa chọn Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước triển khai thí điểm hồ sơ sức khỏe điện tử, sổ sức khỏe điện tử để phục vụ công tác quản lý, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe toàn dân trên địa bàn.
Huyện Gia Lâm: Nhiều mô hình chuyển đổi số hiệu quả Công nghệ số

Huyện Gia Lâm: Nhiều mô hình chuyển đổi số hiệu quả

TTTĐ - Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội về Chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, huyện Gia Lâm đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Chuyển đổi số giúp thay đổi cách sống và làm việc của người dân Công nghệ số

Chuyển đổi số giúp thay đổi cách sống và làm việc của người dân

TTTĐ - Chuyển đổi số không còn là lựa chọn mà đã được xác định là tất yếu đối với Hà Nội, là khâu đột phá để Thủ đô phát triển nhanh và bền vững. Mục tiêu hướng đến người dân, doanh nghiệp có thể tận dụng các công nghệ mới như AI, Bigdata... để thay đổi cách sống cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Xây dựng Hà Nội là thành phố thông minh, xứng tầm Công nghệ số

Xây dựng Hà Nội là thành phố thông minh, xứng tầm

TTTĐ - Với mục tiêu xây dựng thành phố thông minh, TP Hà Nội đã nghiên cứu và triển khai nhiều giải pháp về công nghệ nhằm phục vụ người dân tốt nhất. Trong đó, nổi bật là ứng dụng “iHanoi” - ứng dụng công dân Thủ đô đã rút ngăn khoảng cách giữa người dân và chính quyền qua khả năng cung cấp thông tin phản ánh nhanh, chính xác và minh bạch…
Đề án 06 đã mang lại nhiều giá trị cho người dân, doanh nghiệp và Chính phủ Công nghệ số

Đề án 06 đã mang lại nhiều giá trị cho người dân, doanh nghiệp và Chính phủ

TTTĐ - Chiều 9/10, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới thăm Trung tâm Dữ liệu Quốc gia về dân cư của Bộ Công an và làm việc với Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ.
Bình Phước tập trung thúc đẩy quá trình chuyển đổi số Nhịp sống phương Nam

Bình Phước tập trung thúc đẩy quá trình chuyển đổi số

TTTĐ - Ngày 8/10, tại Trung tâm Chính trị TP Đồng Xoài, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Phước phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tổng kết các hoạt động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2024; Lễ khai trương mạng 5G và Hội thảo chuyên đề Sáng tạo ứng dụng số trong các khu công nghiệp.
“Số hóa” 70 tuyến đường Công nghệ số

“Số hóa” 70 tuyến đường

TTTĐ - Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã triển khai công trình thanh niên “Số hóa thông tin 70 tuyến đường bằng mã QR”. Đây là một trong những hoạt động tiêu biểu được đoàn viên, thanh niên quận tâm huyết, sáng tạo, nỗ lực thực hiện, chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Tây Hồ hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 Công nghệ số

Tây Hồ hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024

TTTĐ - Sáng 9/10, UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) tổ chức chương trình phát động hưởng ứng Ngày Chuyển số quốc gia (10/10) năm 2024.
Xem thêm