Tag

Sóc Trăng mở lối ra biển cho vùng đất Chín Rồng

Nông thôn mới 31/01/2025 13:00
aa
TTTĐ - Năm qua, tỉnh Sóc Trăng nổi bật trong nỗ lực giải quyết sự khan hiếm cát để đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường cao tốc và càng ý nghĩa khi điểm cuối con đường cao tốc có cảng biển Trần Đề đang được kiến nghị mở rộng lối ra biển cho vùng đất Chín Rồng.
Sóc Trăng chú trọng thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, kinh tế hợp tác Thi công các dự án bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, an toàn... Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững Sóc Trăng: Không để thất thoát tài nguyên cát

Đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc

Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài 188 km; từ biên giới Căm Pu Chia qua An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang xuống Sóc Trăng giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Đoạn qua tỉnh Sóc Trăng dài 56 km và điểm cuối có đường dẫn vào cảng Trần Đề.

Bí thư Tỉnh ủy Lâm Văn Mẫn (giữa) tại công trình xây dựng cao tốc
Bí thư Tỉnh ủy Lâm Văn Mẫn (giữa) tại công trình xây dựng cao tốc

Tại phiên họp cuối năm của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình trọng điểm ngành GT&VT, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về tiến độ thực hiện dự án cao tốc ở tỉnh. Giải phóng mặt bằng đạt 100%. Năm 2023 được bố trí 1.449 tỷ đồng, đã giải ngân 100%; năm 2024, được bố trí 2.121 tỷ đồng, giải ngân đúng kế hoạch và phấn đấu hết niên hạn giải ngân năm 2024 cũng đạt 100%.

Trong xây dựng cao tốc, khó khăn nhất là thiếu nguồn cát xây dựng nền móng và đây là khó khăn của cả vùng ĐBSCL. Tỉnh Sóc Trăng nỗ lực giải quyết, đạt được kết quả khả quan. Đến tháng 9/2024, tỉnh giao 5 mỏ cát sông cho dự án để lập thủ tục theo cơ chế đặc thù với trữ lượng 17 triệu m3 (số liệu khảo sát trước đây).

Khi các nhà thầu được giao mỏ tiến hành khảo sát lại thì trữ lượng không đảm bảo. Sóc Trăng liền khảo sát lại thêm 4 khu mỏ cát mới, tổng trữ lượng trên 7,7 triệu m3. Chủ tịch Trần Văn Lâu cho biết: “Có 2 mỏ cát giao ngay cho nhà thầu khai thác; còn 2 mỏ đến cuối tháng 9 cũng đảm bảo các thủ tục khai thác. Qua đó, Sóc Trăng đảm bảo nguồn cát cho cao tốc. Nhằm chủ động hơn, tỉnh tiếp tục khảo sát 2 khu mỏ nữa với trữ lượng trên 1,6 triệu m3 để dự phòng”.

Sóc Trăng còn đi đầu trong khai thác cát biển phục vụ đường cao tốc. Cũng đến tháng 9, cấp phép trên 10 mỏ (mỏ cát biển khu B.1 gồm B1.1, B1.2, B1.3) với diện tích trên 600 ha, tổng sản lượng trên 22 triệu m3 và đã khai thác hàng trăm ngàn khối.

Bí thư Tỉnh ủy Lâm Văn Mẫn cũng trực tiếp xuống hiện trường, làm việc với đơn vị khai thác cát chỉ đạo phối hợp các cơ quan liên quan tăng cường khai thác, vận chuyển đạt hiệu quả cao. Đảm bảo các phương tiện khai thác, vận chuyển có đăng ký, đăng kiểm và thiết bị giám sát đầy đủ, góp phần cho việc thi công luôn thông suốt, an toàn.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Lâu (giữa) kiểm tra việc khai thác cát trên sông Hậu
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Lâu (giữa) kiểm tra việc khai thác cát trên sông Hậu

Giữa tháng 10/2024, Sóc Trăng phát động đợt cao điểm đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc. Sơ kết 15 ngày thi đua, khối lượng vượt 114% kế hoạch đề ra. Với kết quả này, Sóc Trăng quyết định phát động thi đua đến hết năm 2025, đẩy nhanh tiến độ thi công để cơ bản hoàn thành trong năm 2026 và góp phần đưa cao tốc vào sử dụng năm 2027.

Kiên trì mục tiêu mở cửa ra biển

Cuối năm 2024, UBND tỉnh Sóc Trăng có văn bản gửi Bộ GT&VT, KH&ĐT về việc trình Chính phủ xem xét hỗ trợ vốn đầu tư cảng Trần Đề, với số vốn ngân sách cho giai đoạn khởi động hơn 19.000 tỷ đồng. Trước đây, cảng Trần Đề được đưa vào Quy hoạch Tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, theo Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 24/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, cảng Trần Đề trong giai đoạn khởi động đến năm 2030 với tổng mức đầu tư 50.000 tỷ đồng, được dự kiến đầu tư bằng nguồn vốn doanh nghiệp.

UBND tỉnh Sóc Trăng kiến nghị, dự án cảng Trần Đề có vốn đầu tư lớn, khả năng thu hồi vốn chậm, đầu tư trên địa bàn đặc biệt khó khăn, việc kêu gọi đầu tư tư nhân gặp nhiều thách thức. Do đó, cùng nguồn vốn kêu gọi xã hội hóa đầu tư hạ tầng bến cảng, kho bãi, cần bố trí vốn ngân sách nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông.

Tỉnh Sóc Trăng tính toán, quy mô đầu tư cảng Trần Đề gồm bến cảng ngoài khơi, cách bờ khoảng 18 km, rộng hơn 411 ha (giai đoạn khởi động hơn 81 ha). Cầu cảng dài 5,3 km, tiếp nhận tàu tổng hợp, tàu container trọng tải đến 100.000 DWT (6.000 - 8.000 Teus), tàu hàng rời 160.000 DWT. Giai đoạn khởi động đầu tư 2 bến dài 800 m cho tàu tổng hợp, container trọng tải đến 100.000 DWT và 2 bến phao chuyển tải hàng rời (than) cho tàu trọng tải đến 160.000 DWT.

Theo UBND tỉnh Sóc Trăng, cảng biển Trần Đề sơ bộ có tổng mức đầu tư khoảng 162.730 tỷ đồng, giai đoạn khởi động có tổng mức đầu tư 44.695 tỷ đồng. Trong giai đoạn động, vốn đầu tư công hơn 19.400 tỷ đồng (chiếm khoảng 43% tổng vốn), vốn đầu tư từ doanh nghiệp (xã hội hóa) gần 25.300 tỷ đồng (chiếm khoảng 57%). Vốn ngân sách đầu tư xây dựng đường nối từ đất liền ra bến cảng ngoài khơi, kè chắn sóng, luồng tàu và vũng quay tàu. Vốn doanh nghiệp đầu tư san lấp mặt bằng và cơ sở hạ tầng khu dịch vụ hậu cần, logistics, cầu cảng.

Cảng biển Trần Đề ở điểm cuối cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ - Sóc Trăng (dấu chấm xanh) trong hệ thống đường bộ ĐBSCL
Cảng biển Trần Đề ở điểm cuối cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ - Sóc Trăng (dấu chấm xanh) trong hệ thống đường bộ ĐBSCL

Mở cửa biển Trần Đề có giá trị to lớn phát triển ĐBSCL và cả nước. Vùng ĐBSCL đóng góp khoảng 31% GDP ngành nông nghiệp, với khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thuỷ sản và xấp xỉ 70% trái cây các loại. Hiện ĐBSCL có 52 khu công nghiệp và 28 khu chế xuất, hàng hóa vận tải khoảng 35 triệu tấn. Mục tiêu năm 2030 hàng hóa của vùng khoảng 128 triệu tấn. Thế nhưng, năng suất vận tải hàng hóa của vùng còn thấp vì chủ yếu bằng phương tiện thủy nội địa và đường bộ.

Nên ĐBSCL cần thiết có cảng đầu mối Trần Đề để phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa trực tiếp, giảm qua cảng biển ở miền Đông Nam Bộ tốn nhiều chi phí và thời gian. Khi có cảng biển Trần Đề, ước tính sẽ giảm chi phí vận tải khoảng 30-50% tùy khu vực; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ vùng đất Chín Rồng, đóng góp lớn cho phát triển đất nước.

Đọc thêm

Đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Ngày 26/4, UBND thành phố Hà Nội có Tờ trình số 127/TT gửi Bộ Nông nghiệp và Môi trường về việc đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Xã Phú Mãn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xã Phú Mãn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Sáng 25/4, xã Phú Mãn long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Hà Nội không nợ đọng xây dựng cơ bản trong Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội không nợ đọng xây dựng cơ bản trong Nông thôn mới

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Báo cáo số 145/BC-UBND ngày 25/4/2025 về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025.
Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai vừa có quyết định công nhận 5 xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau công nghệ Poly Phosphate Nhịp sống phương Nam

Trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau công nghệ Poly Phosphate

TTTĐ - Tăng 20,68% lợi nhuận, giảm 7,69% chi phí, mô hình canh tác bón phân khoa học với NPK Cà Mau Gold 20-10-10 công nghệ Poly Phosphate đã mang đến vụ mít hiệu quả cho nông dân tại Long An.
Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề Nông thôn mới

Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề

TTTĐ - Ngày 18/4, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam. Đây là các nghệ nhân được công nhận đợt 2, lần thứ 11, năm 2024 và là hoạt động định kỳ của Hiệp hội tổ chức 2 năm một lần.
Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sáng nay (18/4), Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024 và huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. 100% thành viên đã thông qua.
Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Với chủ trương “xây dựng Nông thôn mới có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc”, ngay sau khi được công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020, Sóc Sơn tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí Nông thôn mới theo hướng nâng cao, kiểu mẫu.
Trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận OCOP cấp thành phố Kinh tế

Trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận OCOP cấp thành phố

TTTĐ - Ngày 15/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố quyết định và trao bằng công nhận các danh hiệu làng nghề và chứng nhận sản phẩm OCOP cấp thành phố năm 2024.
Phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sáng 15/4, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND huyện Gia Lâm tổ chức hội nghị tập huấn phát triển mô hình du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Xem thêm