Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh trong quý 1, dù đối mặt thách thức về thương mại
![]() |
Triển vọng kinh tế của Việt Nam tiếp tục được củng cố nhờ vào sự hội nhập sâu rộng với các mạng lưới thương mại toàn cầu thông qua nhiều hiệp định thương mại tự do đã được ký kết, cùng với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) duy trì ổn định. Những yếu tố này tiếp tục nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi sản xuất và xuất khẩu toàn cầu.
Các chỉ số kinh tế chủ chốt trong tháng 3 cho thấy sự ổn định. Tăng trưởng doanh số bán lẻ ước tính ở mức 6,2% so với cùng kỳ năm trước (Tháng 2: 9,4%). Tăng trưởng xuất khẩu có thể ở mức 8,2% so với cùng kỳ năm trước (25,7%) do có cơ sở cao hơn. Xuất khẩu hàng điện tử có khả năng tiếp tục được cải thiện. Nhập khẩu và sản xuất công nghiệp có khả năng tăng lần lượt 6,0% so với cùng kỳ (40,0%) và 6,2% so với cùng kỳ (17,2%). Cán cân thương mại hàng tháng được ước tính có thể chuyển sang thặng dư 3,7 tỷ đô la Mỹ, sau khi ghi nhận mức thâm hụt 1,6 tỷ đô la Mỹ trong giai đoạn trước đó. Lạm phát được dự báo ở mức 3,4% trong tháng 3, so với mức 2,9% trước đó. Xu hướng lạm phát kéo dài có thể gây ra thách thức đến chính sách tiền tệ.
![]() |
Ông Tim Leelahaphan |
Ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế cấp cao Việt Nam và Thái Lan, Ngân hàng Standard Chartered, cho biết: “Trong khi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn vững chắc, rủi ro thương mại và biến động tiền tệ có thể tác động đến các quyết định chính sách. Việt Nam có thể cân nhắc áp dụng chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm đảm bảo ổn định tài chính và ứng phó linh hoạt trước những biến động kinh tế có thể xảy ra”.
Tin liên quan
Đọc thêm

Bản lĩnh và khát vọng vươn mình giữa sóng gió toàn cầu

Thành lập Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ

Chính phủ đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế để đàm phán

Bài 5: Khơi dậy “ngọn lửa” kinh doanh, cống hiến cho đất nước

Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước

Cần chính sách đặc thù, vượt trội, hiện đại, cạnh tranh

Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống

Bài 4: Cái gì lợi cho dân cho nước thì quyết tâm, quyết liệt, quyết làm
