Tag

Start-up thương mại điện tử cần có nguồn vốn dồi dào

Khởi nghiệp sáng tạo 16/02/2020 09:54
aa
TTTĐ- Lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) tại thị trường Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, hàng loạt website bán hàng trực tuyến đã phải đóng cửa trong thời gian gần đây. Nguyên nhân là do chi phí đầu tư cho thương mại điện tử lớn, trong khi đó quy mô thị trường chưa đủ lớn nên các doanh nghiệp start-up gặp khó khăn trong việc gọi vốn đầu tư.

Start-up thương mại điện tử cần có nguồn vốn dồi dào

Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển

Bài liên quan

Các start-up công nghệ chung tay phòng chống dịch bệnh nCoV

Thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á

Thương mại điện tử tương lai của bán lẻ “mảnh đất vàng” cho start-up

Ra mắt sàn giao dịch thương mại điện tử dành cho tín đồ hàng hiệu

Thương mại điện tử là cuộc chiến "đốt tiền"

Những ngày cuối năm 2019, thị trường thương mại tử Việt Nam liên tục chứng kiến sự ra đi của hàng loạt website thương mại điện tử đình đám.

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam cũng chứng kiến sự rút lui của hàng loạt trang web như Robins.vn, Beyeu.com, Deca.vn, Lingo.vn... Trước khi dừng hoạt động, Beyeu.com - một dự án của Webtretho được IDG Ventures Việt Nam đầu tư - để lại lời nhắn: "Kinh doanh thương mại điện tử cần rất nhiều tiền. Do vậy, nhiều doanh nghiệp quyết định sẽ dừng việc "đốt tiền", chúc may mắn cho những người còn lại".

Lời nhắn nhủ của Beyeu.com phản ánh đúng thực trạng của thị trường thương mại điện tửViệt Nam. Bởi vì, "cuộc chiến" thương mại điện tử ở Việt Nam là cuộc chiến “đốt tiền” của các start-up và khi tài chính cạn kiệt, các doanh nghiệp thiếu tiềm lực đành dừng cuộc chơi.

Ông Trần Trọng Tuyến – Tổng thư ký hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho rằng, để giúp một trang thương mại điện tử, cần phải có nguồn tài chính dồi dào. Dòng tiền có thể ví như dòng máu nuôi dưỡng cơ thể. Ngoài ra, để làm nên kỳ tích cần có một chiến lược đủ dài, đủ rộng để bỏ xa các đối thủ.

Với dân số hơn 97 triệu người cùng lượng người dùng smartphone tăng nhanh, Việt Nam được đánh giá là thị trường hấp dẫn đối với các công ty thương mại điện tử.

Theo báo cáo chỉ số Thương mại điện tử 2019 của VECOM, quy mô thị trường năm 2018 ở mức 7,8 tỷ USD. Thị trường này bao gồm bán lẻ trực tuyến, du lịch trực tuyến, tiếp thị trực tuyến, giải trí trực tuyến và mua bán trực tuyến các dịch vụ và sản phẩm số hoá khác. Nếu tốc độ tăng trưởng của năm 2019 và 2020 tiếp tục ở mức 30% thì tới năm 2020, quy mô thị trường sẽ lên tới 13 tỷ USD.

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang được xem là cạnh tranh khốc liệt bậc nhất thế giới. Cạnh tranh bằng cách... “đốt tiền” được xem là một trong những đặc trưng của các sàn TMĐT tại Việt Nam hiện nay.

“Đốt tiền” nhưng không trường vốn thì sớm muộn cũng “chết”. Sàn Thương mại điện tử Lingo là một điển hình. Lingo.vn được trình làng từ năm 2011, đến tháng 8/2016 Lingo âm thầm đóng cửa với khoản tiêu tốn được cho là lên đến khoảng 150 tỉ đồng.

Trong khi nhiều start-up đã phải rút lui khỏi thị trường thương mại điện tử, những cái tên đình đám còn trụ vững là Lazada, Shopee, Sendo, Tiki... Các công ty thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam đều được hậu thuẫn bởi các tập đoàn thương mai điện tử nước ngoài hay là các công ty giàu tiềm lực. Đơn cử, Lazada, được hậu thuẫn bởi Alibaba với mức vốn rót vào tới 4 tỷ USD, để mở rộng hoạt động sang thị trường Đông Nam Á. Tiki thì nhận vốn góp từ VNG và JD.com. Trong khi đó, Shopee là công ty con của SEA, tập đoàn Singapore được Tencent hậu thuẫn.

Dù vậy, báo cáo của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT cho biết, tổng giá trị lỗ lũy kế của Lazada, Shopee và Tiki trong giai đoạn 2015- 2018 lên tới 9.400 tỷ đồng.

VNDIRECT cũng ước tính một doanh nghiệp sẽ phải chịu khoản lỗ khoảng 142 tỷ đồng mỗi năm nếu muốn giành được 1% thị phần từ các đối thủ hiện hữu ở Việt Nam.

Nhiều sự thay đổi trong năm 2020, cơ hội nào cho các start-up?

Mới đây, sàn thương mại điện tử Leflair đã ra thông báo về việc sẽ ngừng hoạt động kinh doanh của mình tại thị trường Việt Nam. Leflair là start-up thương mại điện tử nổi tiếng trong cộng đồng những người ưa dùng các dòng sản phẩm thời trang hàng hiệu đến từ những thương hiệu danh tiếng nước ngoài.

Thông tin này vừa được hé lộ trong bức thư mà Leflair gửi tới các đối tác cung cấp sản phẩm. Theo đó, tuy tạm dừng hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam nhưng Leflair vẫn duy trì hoạt động Hàng Nhập khẩu phù hợp với chiến lược 2020, tập trung vào kinh doanh hàng xuất nhập khẩu.

Lý do giải thích cho quyết định rút lui khỏi thị trường Việt Nam của Leflair là bởi sự biến đổi thị trường đầu tư vào các công ty khởi nghiệp. Công nghệ, kho vận và nhân sự được xem là những yếu tố thiết yếu để các sàn thương mại điện tử thay đổi ngành bán lẻ. Tuy nhiên, việc xây dựng, mở rộng hoạt động thương mại điện tử đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn.

Trong thông báo của mình, sàn thương mại điện tử này cho biết họ gặp phải khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn để tiếp tục hoạt động theo cơ cấu và chiến lược hiện tại. Dưới áp lực về vốn và chi phí vận hành, Leflair đã quyết định tạm dừng hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Tuy vậy, Leflair cho biết sẽ tiến hành cải cách và thay đổi cơ cấu vận hành với mục tiêu tái khởi động lại hoạt động kinh doanh vào năm 2021.

Cuộc chiến giữa những "ông lớn" trong ngành thương mại điện tử dự đoán sẽ có nhiều thay đổi trong năm 2020 với nhiều thông tin ngoài lề về những cuộc đàm phán bàn tới sự sát nhập của Tiki và Sendo .Cả Tiki lẫn Sendo đều là những doanh nghiệp lớn trong mảng thương mại điện tử tại Việt Nam và hiện Tiki và Sendo là những doanh nghiệp nội hiếm hoi còn lại trên thị trường thương mại điện tử Việt.

Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đang cạnh tranh khốc liệt trong nhóm “Big Four”, nhà đầu tư sẽ phải suy xét rất kĩ về việc có quyết định đầu tư vào các sàn nhỏ hay không. Bối cảnh này có thể là một trong những nguyên nhân khiến các start-up thương mại điện tử khó khăn hơn trong việc gọi vốn.

Khó gọi được vốn, đó chính là một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến các doanh nghiệp start-up, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử vốn được gọi là “cuộc chiến đốt tiền”, phải ngừng cuộc chơi.

Ngoài câu chuyện về vốn, tư vấn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, ông Phi Vĩnh Quý - nhà sáng lập Offers.vn – chia sẻ: "Các doanh nghiệp khởi nghiệp với thương mại điện tử thường gặp khó khăn về kỹ thuật làm web, ứng dụng, online marketing. Tuy nhiên, trong thực tế phải chấp nhận những vấn đề mình không biết, phải lao vào học hỏi, tìm nguồn lực từ bên ngoài. Đặc biệt, doanh nghiệp phải lưu ý, phải tư duy làm ra sản phẩm có tiềm năng thị trường, bởi nếu tung ra sản phẩm theo ý thích mà không có người dùng, không có thị trường thì sẽ thất bại hoàn toàn.

Một kinh nghiệm hữu ích là nên tìm hiểu thị trường thương mại điện tử thế giới như: Nhật Bản, Singapore, Mỹ, châu Âu… Họ đang kinh doanh gì, cân nhắc xem có làm được tại Việt Nam hay không. Theo hướng như vậy, đôi khi còn dễ bắt đầu khởi nghiệp hơn là tự ngồi nghĩ".

Để trang bị kiến thức, các doanh nghiệp có thể tham gia vào cộng đồng thương mại điện tử như Amazon, Shopee, Facebook, Lazada… lắng nghe, học hỏi kinh nghiệm, trang bị kỹ năng bán hàng, marketing. Phải đặt ra mục tiêu trong 1-2 năm, nắm được những kiến thức về kinh doanh online.

Nhiều chuyên gia cho rằng, với thói quen tiêu dùng hiện nay, khách hàng sẽ xem xét sản phẩm online trước khi quyết định đến xem và mua hàng. Kinh doanh trên nền tảng TMĐT đang bước sang một kỷ nguyên mới với nhiều thời cơ và thách thức mới. Nếu doanh nghiệp hay cá nhân không thích nghi có thể bị loại khỏi "cuộc chơi" ngay trên sân nhà.

Tin liên quan

Đọc thêm

APEC Innovation 2024: Ban Tổ chức tiếp nhận 1.191 ý tưởng dự thi từ gần 4000 sinh viên Khởi nghiệp sáng tạo

APEC Innovation 2024: Ban Tổ chức tiếp nhận 1.191 ý tưởng dự thi từ gần 4000 sinh viên

TTTĐ - Theo thông tin từ Ban Tổ chức cuộc thi APEC Innovation, tính đến hết ngày 31/3 (hạn cuối nộp bài dự thi), Ban Tổ chức đã tiếp nhận tổng cộng 1.191 ý tưởng dự thi từ gần 4000 sinh viên, tới từ 81 trường đại học, cao đẳng trên khắp cả nước.
Thúc đẩy phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu Khởi nghiệp sáng tạo

Thúc đẩy phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu

TTTĐ - Sáng 10/4, Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh (HCMC C4IR) phối hợp Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh (HUTECH) - thành viên sáng lập HCMC C4IR tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế “Các giải pháp xanh và công nghệ mới nổi cho sự phát triển bền vững” lần thứ 2 - năm 2025 (GSETS 2025).
Hà Nội tư vấn, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp Kinh tế

Hà Nội tư vấn, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp

TTTĐ - Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí nhằm thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập.
Hỗ trợ thanh niên tiếp cận vốn vay, ứng dụng AI vào khởi nghiệp Khởi nghiệp sáng tạo

Hỗ trợ thanh niên tiếp cận vốn vay, ứng dụng AI vào khởi nghiệp

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái cho biết, thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung vào các chính sách, giải pháp, tạo điều kiện cho thanh niên tiếp cận vốn vay khởi nghiệp.
“Xưởng khởi nghiệp” đầu tiên tại Việt Nam vận hành bằng AI Khởi nghiệp sáng tạo

“Xưởng khởi nghiệp” đầu tiên tại Việt Nam vận hành bằng AI

TTTĐ - Chỉ với một dòng prompt, bạn có thể tạo ra một startup? Điều tưởng như viển vông ấy đang dần trở thành hiện thực nhờ một sáng kiến táo bạo từ Mạng lưới Hub Network, phối hợp cùng VinUni và nhiều đối tác công nghệ, giáo dục và tài chính.
Phiên chợ thanh niên ươm mầm khởi nghiệp Khởi nghiệp sáng tạo

Phiên chợ thanh niên ươm mầm khởi nghiệp

TTTĐ - Từ các phong trào tình nguyện vì cộng đồng đến những hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thanh niên Quảng Ngãi đã và đang khẳng định vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển của địa phương.
Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên “vùng đất khó” Khởi nghiệp sáng tạo

Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên “vùng đất khó”

TTTĐ - Nhờ sự định hướng của các cấp bộ Đoàn, những năm qua, đời sống của các đoàn viên, thanh niên vùng biên giới tỉnh Kon Tum ngày càng được nâng cao. Nhiều đoàn viên, thanh niên là những tấm gương tiêu biểu trong việc phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
APEC Innovation 2024: Hạn cuối nộp bài dự thi là ngày 31/3 Khởi nghiệp sáng tạo

APEC Innovation 2024: Hạn cuối nộp bài dự thi là ngày 31/3

TTTĐ - Ban Tổ chức Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên - APEC Innovation 2024 vừa có thông báo về thời gian tổ chức cuộc thi. Theo đó, hạn cuối nộp bài dự thi là 31/3. Dự kiến vòng Chung kết và trao giải cuộc thi sẽ diễn ra vào tháng 5/2025.
Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất Khởi nghiệp sáng tạo

Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất

TTTĐ - Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng, nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước và Thủ đô Hà Nội. Việc tạo cơ hội và phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ trong thực hiện các mục tiêu phát triển khoa học công nghệ sẽ góp phần tạo ra nhiều giá trị mới cho xã hội.
Nâng tầm khởi nghiệp với Startup Runway 2025 Kinh tế

Nâng tầm khởi nghiệp với Startup Runway 2025

TTTĐ - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng vừa chính thức khởi động Cuộc thi Startup Runway 2025, một sân chơi thường niên uy tín dành cho học sinh, sinh viên đam mê khởi nghiệp. Với những đổi mới mang tính đột phá, cuộc thi năm nay hướng đến mục tiêu xây dựng một nền tảng thực hành khởi nghiệp đổi mới sáng tạo toàn diện.
Xem thêm