Tag

Sức sống từ những cây cầu

Văn học 11/09/2023 13:20
aa
TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết "Sức sống từ những cây cầu" của PGS. TS Nguyễn Thanh Tú viết về tác phẩm "Cây cầu hội tụ tin yêu" của nhà thơ Hồng Vinh.
Long An: Xây dựng 3 cây cầu kết nối trục động lực TP Hồ Chí Minh và Tiền Giang Bình Dương: Sẵn sàng khởi công 2 cây cầu thuộc dự án đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh

Hầu như trên thế giới, ở đâu cũng có cầu, nhất là ở vùng văn minh sông nước như nước ta, lại càng nhiều. Vì giúp con người đi từ bờ bên này sang bờ bên kia nên cầu biểu trưng cho sự gắn nối và gắn kết. Cái từ “cầu nối” đang dùng chính là một cách “tính từ hóa” danh từ cái cầu có thật ngoài đời. Thế nên từ cổ Pontifex có nghĩa “người bắc cầu” để chỉ danh hiệu của Hoàng đế La Mã, rất đúng với công việc của “Ngài” là cầu nối giữa trời và đất.

Chùa cầu Hội An
Chùa cầu Hội An

Phương Đông gọi vua là “Thiên tử” (con trời) cũng theo ý này là thay trời trị dân, tức cũng mang tính cầu nối, có điều không có chữ “cầu” mà thôi. Ca dao tình yêu Việt đã thể hiện điều này: “Anh về xẻ ván cho dày/ Bắc cầu sông Cái cho thầy mẹ sang/ Thầy mẹ sang em cũng theo sang/ Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo”. Để “em” đến với “anh” thì anh phải là người dựng cầu, làm “cầu nối” để “cha mẹ” và… em “sang”.

Đi qua cầu, tức là vượt một chướng ngại, từ nghĩa gốc này biểu tượng cầu thêm một nét nghĩa, là vượt qua thử thách. Vùng sông nước Nam Bộ là xứ sở của những cây cầu khỉ. Nó “khó đi” và “lắt lẻo” cũng là một thử thách con người đến với nhau.

Trong văn hóa Việt có hình tượng cây cầu ngói rất đặc biệt. Giới nghiên cứu văn hóa đều cho rằng, nước ta có 3 cây cầu, mà giá trị của nó không thể tính bằng vật chất vì nó vô giá bởi tiềm tàng trong đó bản sắc, hồn cốt Việt. Đó là cầu ngói Chùa Lương ở huyện Hải Hậu (Nam Định), cầu Thanh Toàn (Huế), cầu Chùa (Hội An).

Cầu Thanh Toàn (Huế)
Cầu Thanh Toàn (Huế)

Ba cây cầu ngói này được in thành tem theo những cánh thư bay đi khắp thế giới. Giữa mùa thu này, Nguyễn Hồng Vinh có dịp về thăm Cầu ngói Chùa Lương; Từ cảm hứng về câu cầu cổ mái cong lợp ngói vẫn “thi gan cùng tuế nguyệt”, đã và đang hút hồn du khách bốn phương, ông viết bài thơ mang tựa đề “Cây cầu hội tụ tin yêu”. Xin đăng nguyên văn:

CÂY CẦU HỘI TỤ TIN YÊU

(Thân tặng anh Trần Văn Hải, Bí thư Huyện ủy Hải Hậu)

Việt Nam có nhiều CẦU NGÓI (*)

Hiện hình hàng mấy trăm năm

Dáng cầu cong cong lợp ngói

Rêu phong tạc dấu thời gian

Cầu nối hai bên tả, hữu

Trẻ, già đón gió đêm trăng

In dấu lứa đôi hò hẹn

Bao người nên nghĩa vợ chồng!

Còn đây hàng cột, vì kèo

Gỗ lim đen bóng màu nâu

Duyên dáng công trình văn hóa

Vượt qua mọi cuộc bể dâu

Cầu ngói Chợ Lương
Cầu ngói Chợ Lương

Du khách xuýt xoa say ngắm

Cây cầu hiếm có năm châu

Dưới sông nước trong ngời ngợi

Nhịp cầu hội tụ tin yêu!

Em giữ mãi hình bên cầu

Nơi tiễn anh lên biên giới

Chiều chiều tha thẩn bên sông

Em nhìn trời xanh ngóng đợi!

Hàng cây dọc sông xòe tán

Đường nhựa tận ngõ nhà mình

Trời thu sáo diều vi vút

Tình ta theo gió bay lên!

Hải Hậu, tháng 8/2023

Nguyễn Hồng Vinh

Thật ra, đã có một số người viết thơ về cây cầu lịch sử này, nhưng mỗi tác giả có cách nhìn, cách tiếp cận và thể hiện khác nhau. Với bài thơ này của Nguyễn Hồng Vinh, tôi muốn nhấn một vài điểm căn cốt từ cái nhìn của người viết. Theo sử sách, thì cầu được làm vào năm Hồng Thuận tam niên (1511) mang đậm phong cách kiến trúc cổ truyền theo lối “Thượng gia hạ kiều” (trên là nhà, dưới là cầu) bắc ngang qua sông Trung Giang.

Tác giả xem và nghe giới thiệu lịch sử cây cầu
Tác giả xem và nghe giới thiệu lịch sử cây cầu

Được dựng trên 18 trụ đá vuông xếp thành 6 hàng cột gánh 6 vì đỡ 9 gian nhà cầu. Hai đầu cầu có tượng 4 con nghê chầu dựa theo ca dao “Bốn con nghê đực chầu về tổ tông”. Không chỉ là nơi đi lại rất thuận tiện nối hai bờ sông, còn là nơi dừng chân để nghỉ ngơi, ngắm cảnh sông nước, làng quê. Các trưa hè, các đêm trăng sáng, cây cầu tự nhiên là điểm hẹn lý tưởng…

Cầu trở thành một biểu tượng văn hóa, lịch sử vùng quê Hải Hậu nói riêng, đi sâu vào tâm hồn tình cảm con người vùng Bắc bộ nói chung. Giới thiệu qua như vậy để thấy thi sỹ Nguyễn Hồng Vinh đã “kiến tạo” một cây cầu ngói của riêng mình, vừa giống, vừa khác lạ so với “bản gốc”:

Việt Nam có nhiều CẦU NGÓI

Hiện hình hàng mấy trăm năm

Dáng cầu cong cong lợp ngói

Rêu phong tạc dấu thời gian

Xin mời bạn hãy đến huyện Hải Hậu (Nam Định) để thăm cầu Ngói chùa Lương này, để thấy “rêu phong tạc dấu thời gian”. Vì đã có người băn khoăn hỏi tôi rằng, cầu lợp ngói gỗ lim thì “rêu phong” ở chỗ nào? Câu hỏi có lý. Nhưng xin thưa, ở hai cuốn thư đầu cầu xây gạch cổ kính, ở hàng chữ “Quần Phương xã kiều” (Quần Phương tên cũ của xã Hải Anh nay) rất xưa, ở nghê đá, ở trụ đá chân cầu… Bạn đến và sẽ thấy câu “Rêu phong tạc dấu thười gian” là chính xác.

undefined

Khổ thơ tiếp theo là sự tả thực:

Cầu nối hai bên tả, hữu

Trẻ, già đón gió đêm trăng

In dấu lứa đôi hò hẹn

Bao người nên nghĩa vợ chồng!

Cùng với cây đa, bến nước, sân đình, cây cầu ấy trở thành biểu tượng riêng của làng xã Quần Phương xưa, là cái nôi nảy nở bao nhiều hạt mầm tình yêu để rồi lớn lên thành những trái cây gia đình hạnh phúc!

Còn đây hàng cột, vì kèo

Gỗ lim đen bóng màu nâu

Duyên dáng công trình văn hóa

Vượt qua mọi cuộc bể dâu

Vì vừa là cầu, vừa là nhà nên có “hàng cột, vì kèo” giống như mọi nhà dân khác. Khác chăng là cây cầu “vượt qua mọi cuộc bể dâu”. Cầu làm năm 1511, tức đã hơn 6 thế kỷ, chứng kiến biết bao đổi thay chìm nổi của thời gian, của mưa nắng, bão giông và cả thời chiến tranh bom rơi, đạn lạc.

undefined

Trụ vững giữa thiên tai, địch họa, cầu còn là biểu tượng của lòng thủy chung son sắt của người Hải Anh nói riêng và Hải Hậu nói chung đối với cách mạng. Đã 600 năm dòng nước Trung Giang chảy qua cầu. Đó cũng là dòng thời gian luân chuyển “lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Câu thơ có sức gợi, như đưa du khách ngược dòng thời gian về với thượng nguồn lịch sử:

Du khách xuýt xoa say ngắm

Cây cầu hiếm có năm châu

Dưới sông nước trong ngời ngợi

Nhịp cầu hội tụ tin yêu!

Cái đẹp ẩn trong hình hài xưa cũ luôn gợi hoài niệm. Cái đẹp hiếm có của cây cầu này cũng vậy, khác chăng, nói như nhà thơ là “hội tụ tin yêu”, hội tụ những người Việt ở mọi vùng quê trong nước và cả bạn bè quốc tế yêu mến Việt Nam. Nó chính là chứng nhân, là kỷ vật, là bảo tàng sống, là điểm tựa niềm tin của con người Quần Anh, Hải Hậu, xứ thành Nam ngàn năm văn hiến.

Phải có niềm tin yêu mãnh liệt và lòng tự hào đến dường nào, người dân nơi đây mới giữ được bảo vật cầu Ngói chùa Lương vô giá này hầu như còn nguyên vẹn đến nay! Đi qua bao cuộc chiến tranh, bao bão tố, bao nắng lửa, cây cầu cứ sừng sững hiện hình và tỏa ra ánh sáng văn hóa cổ truyền, mang tình người, tình quê đậm đà với quá khứ vẻ vang…

Em giữ mãi hình bên cầu

Nơi tiễn anh lên biên giới

Chiều chiều tha thẩn bên sông

Em nhìn trời xanh ngóng đợi!

Đây là kỷ niệm riêng của chủ thể trữ tình: giống với bao người con quê hương, trước khi lên biên giới làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, “anh” cùng “em” chụp ảnh kỷ niệm. Từ đó, cây cầu là quê hương, là “em”, là người thân đi theo anh suốt cuộc hành quân nơi đèo cao, dốc đứng, tiếp thêm sức mạnh cho những ai xa quê vượt lên gian khó, hành động xứng với miền quê văn hiến và anh hùng.

undefined
Tác giả Nguyễn Hồng Vinh

Ở ngày hôm nay, cây cầu lại là chứng nhân cho sự đổi thay, vừa tiếp nối truyền thống, vừa thu nhận nét mới mẻ, văn minh trong phong trào làm mới diện mạo nông thôn, mà diện tích cây xanh phủ bóng mọi ngõ ngách trên các ngả đường trải nhựa phẳng lì, là một trong những tiêu chí quan trọng khi xét tặng danh hiệu cao quý: “nông thôn mới, nông thôn kiểu mẫu”.

Trong đoạn kết bài thơ này, Nguyễn Hồng Vinh đã tinh tế đề cập một chi tiết lóng lánh: Dân làm, dân thụ hưởng, trong đó có người lính vừa trở về từ biên giới phía Bắc, mà những tháng năm xa cách người vợ chiều chiều “tha thẩn bên sông/ Em nhìn trời xanh ngóng đợi!”. Hạnh phúc thật sự ùa về với vợ chồng người lính ở vùng quê thanh bình giữa mùa thu vang tiếng “sáo diều vi vút”, cũng đúng vào dịp kỷ niệm 135 năm ngày thành lập huyện Hải Hậu - vùng đất ven biển với con người nhân hậu, thủy chung sau trước.

Hàng cây dọc sông xòe tán

Đường nhựa tận ngõ nhà mình

Trời thu sáo diều vi vút

Tình ta theo gió bay lên!

Bài thơ khép lại câu chữ, nhưng mở ra cái tình, tình yêu quê hương bay lên bát ngát: “Tình ta theo gió bay lên!”. Đó là lãng mạn, trữ tình. Càng quý hơn cái lãng mạn, trữ tình ấy bay lên từ cây cầu Ngói cổ truyền!


(*) Đây là một trong 3 cây cầu ngói cổ nhất và đẹp nhất ở nước ta, xây dựng từ năm 1511, được xếp hạng là Di tích văn hóa quốc gia đặc biệt. Cầu thuộc xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

Đọc thêm

Tình yêu ngọt ngào giữa nữ bác sĩ và chàng tình nguyện viên Văn học

Tình yêu ngọt ngào giữa nữ bác sĩ và chàng tình nguyện viên

TTTĐ - Trong cuốn tiểu thuyết thứ 2 mang tên "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi", tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh xây dựng nên một tình yêu thuần khiết, trong veo như cơn mưa rào mùa hạ nảy nở giữa cô bác sĩ Hạ Vũ với chàng tình nguyện viên, vốn là một bệnh nhân có nhiều ẩn ức trong quá khứ.
Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc Văn học

Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - Ban Tuyên giáo Thị ủy Sơn Tây (Hà Nội) cho biết, từ 31/10 đến 4/11 sẽ diễn ra Hội sách và văn hóa đọc lần thứ I năm 2024 tại Quảng trường Sân vận động thị xã Sơn Tây. Ngày hội có chủ đề: “Sách mở ra thế giới, tri thức mở ra tương lai” nhằm tôn vinh giá trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc.
Chỉ rõ cái xấu là một cách ngăn chặn cái xấu! Văn học

Chỉ rõ cái xấu là một cách ngăn chặn cái xấu!

TTTĐ - Vừa đọc bài thơ mới sáng tác của thi sĩ Nguyễn Hồng Vinh đề cập những điều ngang trái trong đời sống thường nhật thời cơ chế thị trường, tôi bỗng liên tưởng đến lời các bậc tiền nhân về vấn đề này.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng bàn về tinh hoa văn hóa Văn học

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng bàn về tinh hoa văn hóa

TTTĐ - Vừa qua, tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh, SBOOKS đã tổ chức buổi giới thiệu đến độc giả hai cuốn sách “Thời đàm văn hóa văn nghệ” và “Những người cầm tinh hoa” của nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng.
Tuần lễ Sách và Chuyển đổi số tại TP Hồ Chí Minh Nhịp sống phương Nam

Tuần lễ Sách và Chuyển đổi số tại TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Chương trình do Sở Thông tin Truyền thông TP Hồ Chí Minh chủ trì, Đường sách thành phố thực hiện từ ngày 25 - 31/10 nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong "Đánh thức bình minh" Văn học

Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong "Đánh thức bình minh"

TTTĐ - Bài thơ "Đánh thức bình minh" mở ra một khung cảnh dịu dàng và thơ mộng của núi rừng Kon Tum, nơi dòng sông Đăk Bla chở nắng, mây trời thong dong và thiên nhiên tràn đầy sức sống.
Mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới với những cuốn sách Văn học

Mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới với những cuốn sách

TTTĐ - Sbooks đã mang tới Hội sách Frankfurt 2024 các tác phẩm do chính những tác giả Việt thực hiện với mục tiêu “Lan tỏa trí tuệ”, mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới.
Sự hy sinh và hạnh phúc bình dị trong thơ Nguyễn Hồng Vinh Văn học

Sự hy sinh và hạnh phúc bình dị trong thơ Nguyễn Hồng Vinh

TTTĐ - Bài thơ "Hạnh phúc tháng Mười" của nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh là tác phẩm đầy xúc động, gợi lên những giá trị sâu sắc về tình yêu gia đình, sự hy sinh và tinh thần trách nhiệm.
Triển lãm "Hồi ngôn" - nơi trẻ khiếm thính vẽ ước mơ Văn học

Triển lãm "Hồi ngôn" - nơi trẻ khiếm thính vẽ ước mơ

TTTĐ - Sáng 17/10, triển lãm “Hồi ngôn” đã chính thức được khai mạc tại Art & Auction, 75 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hoạt động nằm trong chương trình vẽ ước mơ của các bạn học sinh bị khiếm thính và họa sĩ không chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sáng mãi cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh Lý Tự Trọng Văn hóa

Sáng mãi cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh Lý Tự Trọng

TTTĐ - Kỉ niệm 110 năm Ngày sinh anh hùng Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/10/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản hai cuốn sách viết về cuộc đời và tấm gương hi sinh anh dũng của đồng chí cho sự nghiệp cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc. Đó là truyện kí "Lý Tự Trọng - Sống mãi tên Anh" của tác giả Văn Tùng và truyện tranh "Lý Tự Trọng" của tác giả Hoài Lộc - họa sĩ Bùi Việt Thanh.
Xem thêm