Tag

Tác động tích cực sau 1 tháng chấn chỉnh dạy thêm, học thêm

Giáo dục 14/03/2025 18:04
aa
TTTĐ - Sau một tháng triển khai, Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá: Thông tư 29 bước đầu tác động tích cực, làm thay đổi nhận thức, thói quen của người dạy, người học, phụ huynh học sinh và toàn xã hội với dạy thêm, học thêm. Thông tư cũng nhận được sự đồng thuận cao, đáp ứng mong mỏi của xã hội.
Thủ tục đăng ký dạy thêm ngoài nhà trường theo Thông tư 29 Bộ GD&ĐT thành lập đoàn kiểm tra thực hiện quy định về dạy thêm Phụ huynh, học sinh “loay hoay” thích nghi với Thông tư 29

Tác động tới cấp quản lí, giáo viên, học sinh, phụ huynh

Thực hiện Luật Giáo dục 2019, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29). Thông tư 29 có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.

Thông tin về kết quả sau 1 tháng triển khai Thông tư 29, chiều 14/3, Bộ GD&ĐT cho biết, qua công tác kiểm tra và báo cáo của các địa phương cho thấy, việc ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Thông tư 29 được các địa phương thực hiện sớm, trước hoặc ngay sau khi thông tư có hiệu lực.

Tác động tích cực sau 1 tháng chấn chỉnh dạy thêm, học thêm
Ảnh minh họa

Các Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các nhà trường rà soát, điều chỉnh kế hoạch giáo dục của nhà trường, tập trung các giải pháp để tiếp tục triển khai cho học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp THPT, học sinh lớp 9 ôn tập thi tuyển sinh khi có nguyện vọng theo quy định của Thông tư (lập dự toán nhu cầu kinh phí, điều chỉnh, kiện toàn quy chế chi tiêu nội bộ, giải quyết trước mắt vấn đề về chế độ hỗ trợ giáo viên dạy thêm trong nhà trường theo quy định của Thông tư, điều chỉnh phân công giáo viên...); chỉ đạo tăng cường quản lí công tác dạy học 2 buổi/ngày tại các cơ sở giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Các cơ sở giáo dục phát huy hiệu quả nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và kinh phí hiện có để xây dựng kế hoạch tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường, đảm bảo khoa học, phù hợp, đúng quy định, nhất là đối tượng học sinh cuối cấp. Các nhà trường rà soát lại phân công chuyên môn, tận dụng số giờ của giáo viên chưa bố trí đủ định mức lao động để phân công dạy thêm cho học sinh cuối cấp…

Theo Bộ GD&ĐT, các Sở GD&ĐT đã phối hợp với Sở Tài chính nghiên cứu và đề xuất với UBND cấp tỉnh hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các cơ sở giáo dục để tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh lớp cuối cấp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường học đã tổ chức rà soát danh sách giáo viên có nguyện vọng dạy thêm ngoài nhà trường, rà soát danh sách học sinh đang và có nguyện vọng học thêm ngoài nhà trường để có các yêu cầu thực hiện và giám sát theo đúng quy định.

Thông tư 29 sau một tháng triển khai đã tác động tích cực tới nhận thức, hành động các cấp quản lí, giáo viên, học sinh, phụ huynh.

Các địa phương, nhà trường, giáo viên, cha mẹ học sinh nhận thức rõ thêm về hệ lụy, tác hại của dạy thêm, học thêm tràn lan tới sức khỏe thể chất và tinh thần, sự phát triển toàn diện của học sinh, sự công bằng trong tiếp cận giáo dục của học sinh; gây ra sự lãng phí về thời gian, tài chính của học sinh và gia đình; ảnh hướng tới chất lượng giảng dạy chính khóa, hình thành tư duy môn chính - phụ; sự thụ động của các nhà trường; sự phụ thuộc vào nguồn thu từ chính những học sinh để chi trả bồi dưỡng giáo viên, sửa chữa cơ sở vật chất của nhà trường...

Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên nhận thức đầy đủ và rõ ràng hơn về trách nhiệm và tầm quan trọng của dạy học chính khóa, trách nhiệm trong việc hỗ trợ học sinh nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục; trách nhiệm và tầm quan trọng của việc trang bị cho học sinh ý thức tự học, tự chủ, tự giác trong các hoạt động giáo dục.

Chính quyền các cấp nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm trong quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn, bước đầu đã ban hành các kế hoạch, thành lập các đoàn kiểm tra việc thực hiện các quy định của Thông tư 29.

Các sở, ngành, đơn vị phối hợp của địa phương đã kịp thời có các hướng dẫn để thực hiện các quy định về dạy thêm ngoài nhà trường; từng bước đưa các hoạt động này đi vào quy củ, nền nếp, đúng pháp luật và tránh lãng phí.

Cha mẹ học sinh nhìn nhận rõ vai trò của gia đình trong phối hợp quản lí, giáo dục học sinh, không thể phó thác cho nhà trường; thúc đẩy tinh thần, quyết tâm tự học của học sinh tại gia đình.

Tác động tích cực sau 1 tháng chấn chỉnh dạy thêm, học thêm

Kiểm tra, đánh giá không gây áp lực cho học sinh

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ GD&ĐT cũng nhìn nhận và đánh giá: Sau một tháng triển khai Thông tư 29, vẫn còn địa phương chậm ban hành văn bản hướng dẫn, ban hành quy định tại địa phương, dẫn tới lúng túng trong triển khai; sự phối hợp giữa các Sở, ngành trong triển khai các quy định về dạy thêm ngoài nhà trường có nơi chưa kịp thời nên một bộ phận giáo viên có nhu cầu dạy thêm lo lắng.

Việc chỉ đạo các cơ sở giáo dục điều chỉnh kế hoạch giáo dục của nhà trường để phù hợp với quy định của thông tư ở một số nơi chưa kịp thời, sẵn sàng từ thời điểm thông tư ban hành; dẫn tới việc dừng đột ngột việc dạy thêm trong nhà trường, ảnh hưởng tới tâm lí của học sinh, cha mẹ học sinh.

Còn tồn tại những vấn đề khách quan như thiếu cơ sở vật chất trường lớp. Cha mẹ học sinh học sinh dựa vào nhà trường, giáo viên do không có đủ thời gian, kiến thức để kèm con học, kỳ vọng vào thành tích học tập cao của con em, áp lực thi cử. Học sinh còn chưa thực sự chủ động trong học tập và có thể tự học… cũng tạo nên những băn khoăn khi Thông tư số 29 đi vào triển khai.

Bộ GD&ĐT cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ tăng cường chỉ đạo, thực hiện công tác tuyên truyền, truyền thông rộng rãi, đầy đủ về nội dung, ý nghĩa của Thông tư số 29.

Bên cạnh đó, chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá theo hướng hình thành phẩm chất, năng lực người học. Việc ra đề kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ, xét tuyển đầu cấp, thi tuyển sinh vào lớp 10… phù hợp với yêu cầu cần đạt của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, không gây áp lực học thêm cho học sinh.

Ngành giáo dục sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả quản lý Nhà nước về dạy thêm học thêm theo thẩm quyền trách nhiệm.

“Về lâu dài, sở GD&ĐT tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương bố trí nguồn ngân sách của địa phương và tăng cường huy động nguồn lực xã hội hóa xây dựng đủ trường, lớp và bảo đảm chất lượng để mọi học sinh trong độ tuổi phổ cập giáo dục được đến trường; giảm áp lực trong tuyển sinh, nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu vực đông dân cư, kiên quyết không để học sinh trong độ tuổi phổ cập giáo dục không được đến trường”, Bộ GD&ĐT thông tin.

Đọc thêm

Đưa lịch sử đến gần với học sinh thông qua trải nghiệm thực tế Giáo dục

Đưa lịch sử đến gần với học sinh thông qua trải nghiệm thực tế

TTTĐ - Không còn bó hẹp trong những trang sách, lịch sử đang đến gần hơn với học sinh qua các tiết học trải nghiệm và hoạt động ngoại khóa bổ ích. Điều này không chỉ giúp các em hiểu rõ hơn về truyền thống dân tộc mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tinh thần trách nhiệm với những trang sử hào hùng và tương lai của đất nước.
Việt Nam đoạt 4 huy chương Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic 2025 Giáo dục

Việt Nam đoạt 4 huy chương Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic 2025

TTTĐ - Học sinh Việt Nam xuất sắc giành 1 huy chương Vàng, 2 huy chương Bạc, 1 huy chương Đồng tại Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic năm 2025.
Giáo viên vi phạm quy định dạy thêm bị kiểm điểm như thế nào? Giáo dục

Giáo viên vi phạm quy định dạy thêm bị kiểm điểm như thế nào?

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu nghiêm túc xử lý việc giáo viên quận Hà Đông vi phạm quy định về dạy thêm.
Lòng tự hào dân tộc kết tinh qua ngôn ngữ âm nhạc Âm nhạc

Lòng tự hào dân tộc kết tinh qua ngôn ngữ âm nhạc

TTTĐ - Với bản mashup “Đất nước trọn niềm vui", ban nhạc Medley Melody đến từ Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đã có buổi trình diễn ấn tượng tại Chung khảo Liên hoan các ban, nhóm nhạc học sinh THPT Hà Nội lần thứ II.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Còn nhiều việc phải làm, tuyệt đối không chủ quan Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Còn nhiều việc phải làm, tuyệt đối không chủ quan

Sáng 29/4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã có cuộc làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
TP Hồ Chí Minh: 100 trường học số đầu tiên được công nhận Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh: 100 trường học số đầu tiên được công nhận

TTTĐ - 100 trường học số đầu tiên được UBND TP Hồ Chí Minh công nhận là những trường tiểu học, THCS, THPT đạt đủ 6 tiêu chuẩn thành phần. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Việt Nam có đối tác quốc tế đầu tiên của Đại học London Giáo dục

Việt Nam có đối tác quốc tế đầu tiên của Đại học London

TTTĐ - Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) vừa chính thức được công nhận là “Đối tác Quốc tế” của Đại học London, lọt vào nhóm số ít đối tác trên toàn cầu được Đại học London trao tặng danh hiệu này.
Lịch sử được nhiều thí sinh chọn thi tốt nghiệp THPT nhất Giáo dục

Lịch sử được nhiều thí sinh chọn thi tốt nghiệp THPT nhất

TTTĐ - Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sáng 29/4 cho biết, trong số các môn tự chọn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Lịch sử là môn được nhiều thí sinh chọn nhất với 499.357 em.
VJU kết nối toàn diện Việt - Nhật, chắp cánh ước mơ sinh viên Giáo dục

VJU kết nối toàn diện Việt - Nhật, chắp cánh ước mơ sinh viên

TTTĐ - Ngày 28/4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã đến với Trường Đại học Việt Nhật (VJU), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Chuyến thăm thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhật Bản đối với sự phát triển của nhà trường, đồng thời khẳng định cam kết thúc đẩy hợp tác giáo dục, nghiên cứu khoa học và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao giữa hai quốc gia.
Hơn 1,1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Hơn 1,1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Chiều 28/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thông tin về công tác đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Xem thêm