Tag

Tái diễn tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường tại Hà Nội

Đô thị 23/12/2023 21:20
aa
TTTĐ - Sau một thời gian diễn ra chiến dịch ra quân tổng kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường để buôn bán kinh doanh cơ bản được xử lý. Tuy nhiên, đến nay tại nhiều địa phương, tình trạng vi phạm về trật tự đô thị, an toàn giao thông, trật tự công cộng lại tái diễn.
Hà Nội: Tiếp tục xuất hiện nhiều bãi xe tự phát, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường Phường Cổ Nhuế 1 xóa bỏ nhiều điểm "nóng" về vi phạm trật tự đô thị Phường Phương Liệt: Tích cực xử lý vi phạm trật tự đô thị Tìm giải pháp hiệu quả trong việc quản lý lòng đường, hè phố

Vi phạm trật tự đô thị diễn ra tại nhiều nơi

Thời gian gần đây, Ban Chỉ đạo của các cơ quan Trung ương và thành phố về công tác đảm bảo trật tự, trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, văn minh đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 197 thành phố) đã đồng loạt ra quân, tổng kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị, xử lý hành vi lấn chiếm vỉa hè. Sau những ngày ra quân quyết liệt, ở nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội, vỉa hè đã thông thoáng, sạch đẹp.

Tuy nhiên vẫn tồn tại những khu vực mà vỉa hè lại bị tái lấn chiếm, gây nên cảnh quan nhếch nhác, ảnh hưởng đến an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại quận Hoàng Mai, trên phố Đại Từ (phường Đại Kim), từ sáng sớm người buôn bán nhỏ, hàng rong đã đổ về tụ họp, kinh doanh, biến cả tuyến phố thành khu “chợ” bất đắc dĩ, gây cản trở giao thông, mất vệ sinh môi trường khu vực.

Còn ở các tuyến đường Tam Trinh, Mai Động (phường Mai Động), cứ vào chiều tối là vỉa hè biến thành nơi kinh doanh dịch vụ ăn uống, bán hàng hóa…

Tái diễn tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường tại Hà Nội
Hiện nay, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường để buôn bán kinh doanh tại nhiều địa phương lại dần tái diễn

Tương tự, tại quận Cầu Giấy, vi phạm trật tự đô thị diễn ra tại nhiều tuyến đường, nơi tập trung các cơ quan, công sở. Dọc tuyến đường Đồng Bông, Cốm Vòng, ngõ 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu), xe ô tô nối đuôi nhau thành hàng dài ở cả hai chiều đường; vỉa hè và lề đường gần như bị các cửa hàng kinh doanh chiếm dụng khiến người đi bộ chỉ còn cách duy nhất là… đi xuống lòng đường.

Ở khu vực quận Bắc Từ Liêm, các tuyến phố Xuân La, Phạm Văn Đồng, Hoàng Công Chất, Xuân Đỉnh… thường xuyên là “điểm nóng” về tình trạng vi phạm trật tự đô thị, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè…

Còn tại tại phố Đội Cấn (phường Đội Cấn, quận Ba Đình) nơi tập trung nhiều cơ quan, trường học, bệnh viện và nhà ở, song các hàng quán tự phát, thi nhau chiếm dụng hai bên vỉa hè, lề đường. Người đi bộ bị “đẩy” xuống lòng đường, tham gia giao thông cùng ô tô, xe máy.

Đặc biệt vào giờ trưa, nhiều hàng ăn, quán bia, quán nước… lấn vỉa hè để làm nơi kê bàn ghế hoặc chỗ dựng xe máy phục vụ khách khiến con phố này luôn trong tình trạng tắc đường, kẹt cứng. Mặc cho các chỉ thị, kế hoạch tổng kiểm tra, thực trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, cản trở người tham gia giao thông, gây ùn ứ cục bộ, vẫn chưa từng có dấu hiệu thuyên giảm trên tuyến phố này.

Hiến kế nhằm hạn chế tình trạng vi phạm

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội, dù có nhiều chuyển biến về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, song chưa bền vững. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có cả nguyên nhân từ sự bất cập về hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

Tại khu vực phố cổ, phố cũ, lòng đường và vỉa hè đều rất hẹp, nhiều tuyến phố như Lương Văn Can, Hàng Buồm, Bát Đàn… vỉa hè không đủ chỗ dựng xe máy; diện tích đất dành cho giao thông tĩnh gần như không có, không đáp ứng được nhu cầu để xe của người dân. Mặt khác, lực lượng chức năng vẫn có tâm lý e ngại trong xử lý vi phạm, khi lâu nay vỉa hè, lòng đường là nơi mưu sinh của một bộ phận người dân.

Còn tại quận Cầu Giấy, theo Phó Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy) Bùi Chí Thanh, do đặc thù địa bàn phường tập trung nhiều cơ quan, công sở, mật độ người và phương tiện giao thông luôn ở mức cao nên tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường làm nơi dừng đỗ ô tô, chiếm hè phố phục vụ kinh doanh buôn bán, đi bộ tràn xuống lòng đường… thường xuyên diễn ra.

Tái diễn tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường tại Hà Nội
Vỉa hè lại bị tái lấn chiếm, gây nên cảnh quan nhếch nhác, ảnh hưởng đến an toàn giao thông và mỹ quan đô thị

Trong khi đó, cán bộ quản lý trật tự đô thị phường quá mỏng, chỉ có 1 người duy nhất, lại phải kiêm nhiệm xử lý nhiều công việc cùng lúc. Lực lượng Công an phường cũng chỉ có 5-6 cán bộ phụ trách chung về trật tự đô thị và an toàn giao thông, do đó việc bố trí ứng trực thường xuyên để xử lý vi phạm là không thể.

“Để xử lý vấn đề này, trước tiên cần nâng cao ý thức chấp hành quy định của chính người dân. Nếu ai cũng giữ tâm lý coi vỉa hè trước nhà mình là “của riêng”, mặc sức bày biện theo nhu cầu thì cuộc chiến giành lại vỉa hè cho người đi bộ khó có hồi kết”, ông Bùi Chí Thanh nói.

Để giải quyết tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, nhiều người dân đã đưa ra các phương án cụ thể. Theo đó, nếu muốn vừa giữ được vỉa hè, vừa bảo đảm sinh kế cho người dân, thành phố Hà Nội nên sớm nghiên cứu việc cho thuê vỉa hè tại các tuyến phố có vỉa hè rộng từ 5m trở lên. Khi đó, phần vỉa hè sẽ được kẻ vạch, một phần diện tích dành cho người đi bộ, phần còn lại cho phép kinh doanh một số mặt hàng theo quy định, dưới sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

Nhìn từ góc độ quy hoạch đô thị, Tiến sĩ, kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, để giải quyết vấn đề từ gốc, cần quan tâm đến công tác quản lý, sử dụng vỉa hè ngay từ khi lập quy hoạch, thiết kế đô thị tại từng tuyến đường, tuyến phố.

Bên cạnh đó, nhằm hạn chế tối đa tình trạng lấn chiếm vỉa hè, hè phố, có thể thiết kế vỉa hè gắn với hệ thống cây xanh, bồn hoa, vừa tạo cảnh quan đô thị, vừa ngăn cách tạo lối đi riêng dành cho người đi bộ, hạn chế tình trạng bày bán hàng hóa trên vỉa hè.

Lãnh đạo nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội cho biết, cùng với việc kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm trât tự đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy… trong thời gian này, đơn vị chức năng sẽ tập trung hướng dẫn các hộ kinh doanh sắp xếp kinh doanh trong khuôn viên cửa hàng, cửa hiệu, xếp phương tiện trước cửa hàng theo đúng quy định, thống nhất, đảm bảo mỹ quan đô thị. Tổ chức sắp xếp chợ hoa, chợ Tết… vừa đảm bảo nhu cầu mua bán của người dân, hạn chế thấp nhất những lệ luỵ đối với công tác quản lý trật tự đô thị, tình hình giao thông trong khu vực.

Đọc thêm

Nỗ lực phát triển nhà ở xã hội từ doanh nghiệp Đô thị

Nỗ lực phát triển nhà ở xã hội từ doanh nghiệp

TTTĐ - Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng sẽ nhận được nhiều hơn những chính sách ưu đãi từ chính quyền thành phố để mạnh dạn, có động lực đầu tư cho các dự án nhà ở xã hội sau này.
Quận Tây Hồ ra quân lập lại trật tự đô thị, an toàn giao thông Đô thị

Quận Tây Hồ ra quân lập lại trật tự đô thị, an toàn giao thông

TTTĐ - Sáng 20/11, tại Công an quận Tây Hồ (Hà Nội), Ban Chỉ đạo 197 quận tổ chức lễ ra quân tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, xử lý vi phạm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn quận.
Mạnh tay trong quản lý trật tự xây dựng Đô thị

Mạnh tay trong quản lý trật tự xây dựng

TTTĐ - Quy định áp dụng biện pháp cắt điện, nước theo Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng tháo gỡ những khó khăn kéo dài trong công tác quản lý đô thị.
Tháo gỡ nhiều vướng mắc phát sinh trong quản lý trật tự xây dựng Xã hội

Tháo gỡ nhiều vướng mắc phát sinh trong quản lý trật tự xây dựng

TTTĐ - Ngày 19/11, kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 19) HĐND TP Hà Nội đã ban hành quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nội dung này giúp việc bảo đảm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố phát huy hiệu quả hơn, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc đã tồn tại từ lâu.
Hà Nội thông qua đề án “giao thông thông minh” Đô thị

Hà Nội thông qua đề án “giao thông thông minh”

TTTĐ - Việc triển khai Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội” sẽ giải quyết các tồn tại, hạn chế hiện nay; hình thành hệ thống giao thông thông minh của TP theo các giai đoạn, thực hiện mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội sẽ cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới; là công cụ quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý, điều hành giao thông.
Hà Nội: Các công trình vi phạm sẽ bị ngừng cung cấp điện, nước Đô thị

Hà Nội: Các công trình vi phạm sẽ bị ngừng cung cấp điện, nước

TTTĐ - Kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 19) HĐND TP Hà Nội đã ban hành quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng Xã hội

Cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng

TTTĐ - Khu vực công viên Bồ Đề Xanh và Bệnh viện Tâm Anh (phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) đang trong tình trạng vi phạm trật tự đô thị và lấn chiếm không gian công cộng nghiêm trọng. Thay vì là nơi để người dân thư giãn, đi bộ và tận hưởng không gian xanh, công viên và vỉa hè, quanh bệnh viện lại bị biến thành bãi trông giữ ô tô gây nhếch nhác, làm mất mỹ quan, cản trở sinh hoạt của cư dân khu vực.
Lắp đặt bảng quảng cáo trên Tỉnh lộ 607 để "xã hội hóa"? Xã hội

Lắp đặt bảng quảng cáo trên Tỉnh lộ 607 để "xã hội hóa"?

TTTĐ - Công ty Táo Đỏ cho biết đã được cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam cấp phép xây dựng các bảng quảng cáo trên Tỉnh lộ 607 qua thị xã Điện Bàn để "xã hội hóa".
Làng cổ Đường Lâm và lăng Phùng Hưng, Ngô Quyền bị “mất kết nối” Đô thị

Làng cổ Đường Lâm và lăng Phùng Hưng, Ngô Quyền bị “mất kết nối”

TTTĐ - Thời gian gần đây, du khách đến với làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) bất ngờ khi tuyến đường đến tham quan khu tâm linh thờ hai vị vua Phùng Hưng và Ngô Quyền không thể di chuyển bằng xe ô tô. Người dân đi lại cũng khó khăn do cầu Cam Lâm hiện tại chỉ cho phép xe máy và phương tiện thô sơ lưu thông.
5 giải pháp đột phá “Trẻ hóa đô thị” Việt Nam Đô thị

5 giải pháp đột phá “Trẻ hóa đô thị” Việt Nam

TTTĐ - 5 giải pháp “Trẻ hóa đô thị” hướng đến việc giải quyết những thách thức thực tế của đô thị, từ việc tái sinh không gian công cộng đến phát triển nhà ở bền vững.
Xem thêm