Tag

Tấn công mạng vào các ngành liên quan tới Covid-19 tăng gấp đôi trong năm 2020

Chuyển đổi số 15/03/2021 12:14
aa
TTTĐ - Đây là thông tin IBM (IBM Security) vừa mới công bố trong Báo cáo Bảo mật X-force 2020. Trong đó, Top 10 thương hiệu hứng chịu các cuộc tấn công mạng nhiều nhất được báo cáo chỉ ra gồm Google, Dropbox, Microsoft, Amazon, Paypal, Youtube, Facebook và Adidas.
Triển khai thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covid-19 COVIVAC trên người giai đoạn 1 Quảng Ninh, Điện Biên, Đồng Tháp triển khai tiêm chủng vắc xin Covid-19 trong tuần này Sáng 15/3 không ghi nhận ca mắc Covid-19

Báo cáo bảo mật vừa được IBM công bố dựa trên cơ sở phân tích và theo dõi hơn 150 tỷ sự kiện bảo mật hàng ngày tại hơn 130 quốc gia trên toàn thế giới. Báo cáo này cũng thu thập và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau cả trong và ngoài IBM.

Báo cáo Bảo mật X-force 2020 đã tổng kết hàng loạt những vụ tấn công an toàn an ninh mạng trong năm 2020 làm ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình kinh tế - chính trị - xã hội toàn cầu trong suốt năm đầu tiên của đại dịch Covid-19.

Đặc biệt, những ngành nghề liên quan mật thiết tới đại dịch này như chăm sóc sức khoẻ, dược phẩm, bệnh viện và cả các doanh nghiệp cung cấp năng lượng là những đối tượng hàng đầu cho các vụ tấn công mạng.

Tấn công an toàn an ninh mạng vào các ngành liên quan tới Covid-19 tăng gấp đôi trong năm 2020
Tấn công an toàn an ninh mạng vào các ngành liên quan tới Covid-19 tăng gấp đôi trong năm 2020

Ông Nick Rossmann, Trưởng bộ phận tình báo về mối đe dọa toàn cầu, Nhóm nghiên cứu Bảo mật IBM X-force cho biết: “Về bản chất, đại dịch đã định hình lại những gì được coi là cơ sở hạ tầng quan trọng ngày nay và những kẻ tấn công đã không bỏ qua những lỗ hổng đó. Nạn nhân của những vụ tấn công đã thay đổi kể từ khi Covid-19 ập đến, một lần nữa cho thấy khả năng thích ứng, sự nhanh nhạy và sự bền bỉ của những tổ chức tấn công mạng”.

Theo báo cáo này, tấn công mạng đối với các ngành y tế, sản xuất, năng lượng đã tăng gấp đôi so với năm 2019. Các số liệu thống kê ghi nhận ngành sản xuất và cung cấp năng lượng là hai ngành chịu những cuộc tấn công mạng nhiều nhất về số lượng. Tiếp đến là ngành tài chính - bảo hiểm. Gần 50% số lượng các cuộc tấn công này liên quan tới việc chiếm quyền kiểm soát hệ thống công nghiệp đối với các đơn vị trong ngành sản xuất và ngành cung cấp năng lượng.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, tội phạm mạng đã tăng cường tới 40% các nhóm mã độc liên quan tới Linux theo số liệu từ Intezer và tăng 500% mã độc Go-write. Việc các mã độc trên Linux đang được ưu ái bởi các nhóm tội phạm mạng do chúng có thể dễ dàng chạy trên nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm cả môi trường đám mây.

Báo cáo cũng chỉ ra, trong năm đầu tiên của đại dịch, khi hầu hết nhân viên công sở phải làm việc từ xa và chính sách cách ly xã hội áp dụng rộng rãi khắp mọi nơi, các thương hiệu sở hữu các công cụ chia sẻ là đối tượng bị tấn công nhiều nhất, trong đó bao gồm Google, Dropbox và Microsoft.

Các tên tuổi thương mại điện tử phổ biến như Amazon và Paypal cũng nằm trong danh sách 10 thương hiệu bị tấn công mạng nhiều nhất năm 2020. Youtube và Facebook cũng thuộc nhóm top 10 này. Đặc biệt, Adidas là thương hiệu thời trang duy nhất lọt top 10 và đứng thứ 7 về số lượng các cuộc tấn công mạng trong năm qua. Lý do được chỉ ra có thể là do nhu cầu đột biến với các sản phẩm thể thao Yeezy & Superstar.

Chiếm 1/4 các cuộc tấn cộng mạng trong năm 2020 vừa qua là những mã độc tống tiền. Trong đó, nạn nhân chủ yếu là từ các cuộc tấn công sử dụng chiến thuật tống tiền kép. Sodinokibi là nhóm sử dụng ransomware được quan sát nhiều nhất vào năm 2020. Báo cáo X-Force ước tính, nhóm tội phạm mạng này đã thu về hơn 123 triệu đô la trong năm qua, với khoảng 2/3 nạn nhân đã chấp nhận trả tiền chuộc.

Sau nhiều năm, Báo cáo Bảo mật X-force 2020 lại ghi nhận những lỗi cơ bản nhất mà các nạn nhân của các cuộc tấn công mạng gặp phải bao gồm quét, khai thác các lỗ hổng chiếm 35% và tấn công giả mạo chiếm tới 31%.

Tin liên quan

Đọc thêm

Ra mắt ứng dụng Công dân số TP Hồ Chí Minh Nhịp sống phương Nam

Ra mắt ứng dụng Công dân số TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Chiều 14/11, UBND TP Hồ Chí Minh đã tổ chức ra mắt “Ứng dụng Công dân số TP Hồ Chí Minh” (gọi tắt là “App Công dân số”) với mục đích kết nối công dân và chính quyền.
Truyền thông chính sách kịp thời đến người dân và doanh nghiệp Công nghệ số

Truyền thông chính sách kịp thời đến người dân và doanh nghiệp

TTTĐ - Ngày 14/11, tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử (TTĐT) Chính phủ tổ chức Hội nghị kết nối thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trên môi trường mạng với Cổng Thông tin điện tử các bộ, ngành, địa phương năm 2024.
Khai mạc Diễn đàn Quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số Công nghệ số

Khai mạc Diễn đàn Quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số

TTTĐ - Sáng 14/11, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ 2 với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động".
Thanh toán điện tử thúc đẩy phát triển giao thông thông minh Công nghệ số

Thanh toán điện tử thúc đẩy phát triển giao thông thông minh

TTTĐ - Thanh toán điện tử giao thông đường bộ được coi là bước tiến mới trong lĩnh vực thu phí điện tử. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi hướng tới lợi ích của người dân và doanh nghiệp mà còn thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông thông minh và tăng cường tính minh bạch.
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản iHanoi Chuyển đổi số

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản iHanoi

TTTĐ - Sáng 13/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, Phó Trưởng ban chỉ đạo Ban chỉ đạo Cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 thành phố, chủ trì giao ban tháng 11/2024.
Cách mạng chuyển đổi số nhất định sẽ thành công Công nghệ số

Cách mạng chuyển đổi số nhất định sẽ thành công

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đất nước ta đang đứng trước vận hội mới, vừa là thời cơ, vừa thách thức nhưng với sự lãnh đạo của Đảng, sự chung sức đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, của toàn hệ thống chính trị, chúng ta nhất định sẽ thực hiện thành công cách mạng chuyển đổi số, đưa đất nước, dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc...
Công nghệ số - trợ thủ đắc lực cho nhà giáo thời 4.0 Công nghệ số

Công nghệ số - trợ thủ đắc lực cho nhà giáo thời 4.0

TTTĐ - Đổi mới sáng tạo và số hoá là xu hướng tất yếu ngành GD&ĐT đang hướng đến trong nhiều năm qua, từ việc tuyển sinh trực tuyến, làm bài tập trên hệ thống online của nhà trường, cho đến việc sử dụng những thiết bị công nghệ mới trong lớp học.
Học sinh hóa "thám tử" nhận diện an toàn trên không gian mạng Công nghệ số

Học sinh hóa "thám tử" nhận diện an toàn trên không gian mạng

TTTĐ - Ngày 8/11, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình, Hà Nội đã tổ chức chương trình “Internet an toàn cho học đường” với chủ đề “Thám tử không gian mạng” dành cho học sinh THCS.
Thừa Thiên - Huế được vinh danh giải thưởng Thành phố thông minh Công nghệ số

Thừa Thiên - Huế được vinh danh giải thưởng Thành phố thông minh

TTTĐ - ASOCIO DX Award là giải thưởng công nghệ thông tin uy tín hàng đầu khu vực, nhằm tôn vinh các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp có thành tựu xuất sắc trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế và Xã hội số lần II Muôn mặt cuộc sống

Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế và Xã hội số lần II

TTTĐ - Bộ Thông tin và Truyền thông thông tin, ngày 13 và 14/11, Bộ sẽ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động" tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.
Xem thêm